Skip to main content
38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

Những câu nói tiếng Pháp đầy ý nghĩa về trẻ em

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 đang tới gần, hãy cùng FiClasse cảm nhận tầm quan trọng của trẻ em trong thế giới của “người lớn” chúng ta thông qua các câu nói bằng Tiếng Pháp thú vị dưới đây nhé!

Rien n’est plus important que de bâtir un monde dans lequel tous nos enfants auront la possibilité de réaliser pleinement leur potentiel et de grandir en bonne santé, dans la paix et la dignité. Không có gì quan trọng hơn việc xây dựng một thế giới mà ở đó tất cả con em của chúng ta có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình và lớn lên với một thể chất tốt, trong hòa bình và xung quanh đều là những phẩm giá tốt.
Tous les enfants ont du génie, le tout c’est de le faire apparaître. Mọi đứa trẻ đều là thiên tài, vấn đề nằm ở chỗ làm sao để xuất hiện những tài năng đó.
Les enfants sont sans passé et c’est tout le mystère de l’innocence magique de leur sourire. Trẻ em không có quá khứ và đó chính là bí mật của sự ngây thơ đến kỳ diệu trong nụ cười chúng.
Un enfant de souviendra de qui a été là, et non pas de ce qu’il a dépensé pour lui. Les enfants oublient les jouets et les vêtements, mais n’oublient jamais le temps et l’amour. Một đứa trẻ sẽ chỉ nhớ người đã ở bên nó chứ không phải những gì mà anh ta đã mua. Lũ trẻ sẽ quên những món đồ chơi và những bộ quần áo, nhưng không bao giờ quên đi thời gian và tình yêu mà bạn đã dành cho chúng.
Les enfants ne sont pas des vases que l’on remplit mais des feux que l’on allume. Trẻ con không phải là những chiếc bình mà chúng ta đổ nước vào, chúng là những ngọn lửa cần chúng ta thắp sáng.
Le rôle des parents n’est pas d’élever des enfants parfaits, mais de leur apprendre à devenir des êtres humains indépendants, éclairés, respectueux, et assez confiants pour atteindre leurs buts et réaliser leurs rêves. Vai trò của cha mẹ không phải là nuôi dạy những đứa trẻ hoàn hảo, mà là dạy chúng trở thành những con người độc lập, giác ngộ, biết tôn trọng và đủ tự tin để đạt mục tiêu và thực hiện ước mơ của mình.
Il n’y a pas d’enfant difficile. Ce qui est difficile, c’est d’être un enfant dans un monde où les personnes sont fatiguées, occupées, sans patience et pressées. Chẳng có đứa trẻ nào là khó cả. Điều khó chính là trở thành một đứa trẻ trong một thế giới mà mọi người luôn mệt mỏi, bận rộn, thiếu kiên nhẫn và luôn vội vàng.
Ne cherchez pas à éviter à vos enfants les difficultés de la vien. Apprenez-leur plutôt à les surmonter. Đừng cố gắng giúp con tránh những khó khăn trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy dạy chúng vượt qua những rào cản.
Le plus beau cadeau que l’on peut faire à un enfant, ce n’est pas de l’aimer mais de lui apprendre à s’aimer. Món quà tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho một đứa trẻ không phải là yêu nó, mà là dạy nó biết yêu bản thân mình.
On ne peut donner que deux choses à ses enfants: des racines et des ailes. Chúng ta chỉ có thể cho con mình hai thứ: cội nguồn và đôi cánh.
Excusez le désordre! Les enfants créent des souvenirs. Hãy xin lỗi những sự lộn xộn ấy! Lũ trẻ chỉ đang tạo ra những ký ức vui tươi.
Savez-vous quel est le plus sûr moyen de rendre votre enfant misérables? C’est de l’accoutumer à tout obtenir. Bạn có biết cách chắc chắn nhất để khiến con bạn khổ sở là gì không? Đó là để nó có được tất cả mọi thứ.

– Khánh Hà –

Có gì trong điếu thuốc lá bạn vô tình hoặc cố ý hít vào hàng ngày?

Qu’y a-t-il dans la cigarette?

Hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ. Mỗi 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông. Những con số trên có khiến bạn bàng hoàng không? Để đi sâu hơn vào chủ đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những chất hóa học có trong một điếu thuốc và trang bị thêm vốn từ vựng tiếng Pháp về chủ đề này nhé!

  • Une cigarette non allumée contient 2500 composés chimiques. Lorsqu’on allume, un mélange de gaz et de particule se forme. Sous l’effet de la chaleur, les composés chimiques augmentent et passent à 4000.

(Một điếu thuốc bình thường chứa 2500 chất hóa học. Khi điếu thuốc đó được châm lửa, một hỗn hợp khí và hạt được hình thành. Dưới ảnh hưởng của nhiệt, chất hóa học trong thuốc lá tăng lên đến con số 4000.)

  • Dans la cigarette, on trouve la nicotine, c’est celle qui crée la dépendance, le fait qu’on ait envie de fumer ; mais aussi du goudron des gaz toxiques comme l’ammoniac et des métaux lourds comme le plomb.

(Trong thuốc lá, chúng ta thấy có chất nicotine, một chất gây nghiện, và hắc-ín độc hại tương tự như amoniac và các kim loại nặng như chì.)

  • Si les éléments sont toxiques et cancérigènes, ils peuvent provoquer le cancer ou des maladies du cœur. En France, le tabac est responsable de 78 000 morts par an. Pourtant, chaque année, de nombreux jeunes sont séduits par la cigarette car les industries du tabac sont malines. Depuis des années, ils travaillent leur publicité pour attirer les gens avec de beaux paquets.

(Các chất trong thuốc lá độc hại và gây ung thư, chính vì vậy chúng có thể gây ra những bệnh ung thư hoặc những bệnh liên quan đến tim. Ở Pháp, thuốc lá chính là nguyên nhân gây nên 78000 ca tử vong hàng năm. Ấy vậy, mỗi năm, vẫn có rất nhiều người trẻ bị thuốc lá dụ dỗ bởi nền công nghiệp thuốc lá có rất nhiều chiêu trò quảng cáo thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là những bao bì đẹp.)

  • Pour éviter ça, le gouvernement a eu une idée : à partir du 20 mai, les fabricants de tabac devront produire uniquement des paquets neutres. Alors, c’est quoi un paquet neutre? C’est un paquet de couleur unique sans logo, avec le nom de la marque en petit et des avertissements sur la santé écrit en gros.

(Để ngăn chặn điều này, chính phủ đã đưa ra một ý tưởng : kể từ ngày 20 tháng 5, tất cả những hãng thuốc lá đều phải sử dụng bao bì trung tính. Đó là những bao bì một màu, không có logo, có tên nhãn hiệu nhỏ xíu nhưng những cảnh báo sức khỏe thì được viết rất to.)

  • L’Australie a haussé le coût du tabac et mis en place le paquet neutre depuis 2 ans. Et ça marche, le nombre de fumeurs a reculé.

(Úc đã tăng giá thuốc lá và thực hiện ý tưởng bao bì này được 2 năm (tính đến năm 2016). Và điều này đã có hiệu quả, số lượng người hút thuốc đã giảm.)

  • La France est le deuxième pays au monde à tenter l’expérience du paquet neutre et bientôt ce sera au tour de l’Irlande et de l’Angleterre à suivre.

(Pháp là nước thứ hai trên thế giới thực hiện ý tưởng này và nó sẽ sớm được thực hiện ở Ireland và Anh.)

Nguồn : Un jour une question, 13 thg 9, 2016.

DẬP THUỐC LÁ, THẮP TƯƠNG LAI. Hãy cùng nhau thắp tương lai cho chính mình và những người xung quanh.

– Minh Đức –

Làm sao để hình thành thói quen học tiếng Pháp?

Comment prendre l’habitude de faire du français ?

Phép màu nhiệm mang tên “THÓI QUEN” phần 2

Vẫn là câu chuyện về thói quen mà bài viết hôm trước đang nói dở. Nếu bạn chưa đọc thì ghé đọc qua rồi quay lại bài này nhé. Chúng ta đã nói về 3 yếu tố tạo nên 1 thói quen (le signal, la routine et la récompense) và đang bàn về ví dụ : cứ chiều chiều bạn lại nghỉ làm vài phút để đi mua chiếc bánh ngọt, điều khiến bạn bị tăng cân trong thời gian gần đây. 

Vậy làm sao để thay đổi thói quen này và thiết lập một thói quen tốt nhỉ? Vấn đề không hề nằm ở phần thưởng, mà nằm ở cách bạn phản ứng lại tín hiệu của thói quen. Chúng ta cũng không thể thay đổi tín hiệu được, thứ chúng ta có thể thay đổi chỉ có thể là những hành vi sau tín hiệu. Chúng ta phải khiến não bộ điều khiển cơ thể khác đi ngay khi nhận được tín hiệu của một thói quen xấu.

Sau khi bạn đã xác định được rõ tín hiệu của thói quen đó là gì, chúng ta sẽ tiến hành tạo ra một hành vi phản ứng khác. Ví dụ, nếu tín hiệu là sự nhàm chán của công việc, bạn muốn nghỉ một chút để thư giãn. Đơn giản, thay vì đi mua bánh, bạn hãy chạy ra chỗ đồng nghiệp buôn vài câu chuyện hay đi dạo loanh quanh trong vài phút và sau đó quay lại tiếp tục làm việc. Nếu như bạn làm điều đó, não bộ ta sẽ bị xao nhãng, nó sẽ quên mất cảm giác thèm ăn bánh ngọt và sớm thôi, bạn sẽ giảm được số kg thừa trong cơ thể.

Nếu tín hiệu là cơn đói, và cứ mỗi chiều vào lúc 16h bạn lại muốn ăn, thì sao nhỉ? Mỗi sáng bạn hãy mang thêm một thứ hoa quả gì đó để ăn vào buổi chiều. Nó sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn đấy.

Nói tóm lại, đó là những phương pháp cơ bản giúp não bộ ta từ bỏ một thói quen xấu. Nhưng tôi nghĩ khi bạn đọc tiêu đề của bài viết, chắc chắn thứ bạn cần chính là đáp án cho câu hỏi làm thế nào để thiết lập thói quen học tiếng Pháp mỗi ngày.

Không có gì xa vời cả, thứ bạn cần chỉ là đọc lại một lần nữa những yếu tố cấu thành nên một thói quen. Đầu tiên, thứ bạn cần tìm là một tín hiệu, giờ giấc chẳng hạn. Bạn quyết định mỗi ngày vào 7h sáng, bạn sẽ ngồi học tiếng Pháp trong vòng 30 phút. Đây là một tín hiệu rất tốt, việc bạn cần đó là đặt đồng hồ báo thức vào mỗi buổi sáng để thực hiện thói quen. Dấu hiệu cũng có thể là vào mỗi khi bạn ngồi trên xe buýt, hay phương tiện công cộng nào đó, bạn có thể luyện nghe hay đọc báo tiếng pháp. Hoặc khi bạn nấu ăn, khi bạn đi tắm, đến phòng tập, bạn có thể nghe những đoạn podcast tiếng Pháp để luyện khả năng nghe hiểu…

Tiếp đó, chúng ta cần tạo ra những phản ứng, những hành vi ngay khi tiếp nhận được tín hiệu. Chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể cho những thứ chúng ta sẽ làm. Nếu não bộ vẫn thường xuyên phải đặt câu hỏi rằng mình sẽ phải làm gì nhỉ, thì chắc chắn bạn rất khó có thể biến việc học tiếng Pháp thành một thói quen (bởi như tôi đã nói trong bài trước, não bộ của ta rất lười mà). Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và điều đó làm giảm năng suất làm việc. Nếu mỗi buổi sáng vào 7h, bạn không biết nên bắt đầu học từ đâu, bạn loay hoay lên mạng tìm một video để xem, một bài báo để đọc… dần dần bạn sẽ kết thúc bằng việc trì hoãn. Không sớm thì muộn, bạn cũng từ bỏ thói quen này. Thay vào đó, một gợi ý nho nhỏ, đó là ngay vào lúc bắt đầu, hãy dành 5-10 phút đọc lại từ mới mà buổi hôm trước đã học. Nó y như việc bạn luyện tập thể thao vậy, việc đầu tiên luôn luôn là làm nóng cơ thể, nóng các cơ bắp. Sau khi đọc lại từ mới xong, bạn hãy đọc những bài báo, xem những video mà BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ TỪ HÔM TRƯỚC. Khi đó, bạn sẽ không còn mất thời gian để loay hoay tìm kiếm, chẳng biết nên bắt đầu từ đâu. Bạn biết chính xác thứ bạn sẽ làm, việc này thực sự rất rất hiệu quả. Vào mỗi ngày chủ nhật, bạn có thể lên một kế hoạch cụ thể cho tuần sau. Ví dụ : thứ hai tôi sẽ nghe podcast này, thứ ba tôi sẽ đọc bài báo này, thứ tư tôi sẽ làm một vài bài tập ngữ pháp… Khi bạn đã có sẵn kế hoạch trong tay, bạn sẽ dễ dàng tạo nên một thói quen tốt, bạn sẽ có nhiều động lực hơn, cố gắng hơn, nỗ lực hơn để hoàn thành mục tiêu.

Cuối cùng, đó là phần thưởng. Thật ra thì cái này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Ví dụ bạn có thể tự thưởng cho mình một viên chocolat (ôi ngon quá nhỉ), bạn có thể cho phép mình xem một video trên Youtube, vài phút lướt mạng xã hội… Nhưng đừng “nghiện” phần thưởng quá nhé, hãy hình thành thói quen dựa trên nội lực là chính, ngoại lực (phần thưởng) chỉ là thứ để động viên, khích lệ thôi. Thậm chí, sự tiến bộ qua từng giai đoạn chăm chỉ học tập cũng trở thành một phần thưởng cho chúng ta mà. Bạn biết đấy, nếu bản thân thói quen của bạn là niềm vui, nếu bạn cảm thấy thích thú khi thực hiện công việc của mình, đó cũng sẽ là phần thưởng cho chính bạn. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải ăn chocolat để tự thưởng cho mình như gợi ý đâu nha :))))

Thói quen làm tiếng Pháp hàng ngày này có thể trở thành một thói quen trung tâm (như tôi đã nói trong bài viết trước). Tại sao? Bởi vì nếu bạn tiếp xúc hàng ngày với ngôn ngữ này, nó sẽ cho phép bạn nhanh chóng cải thiện khả năng hiểu ngôn ngữ của mình, và đặc biệt là khả năng suy nghĩ bằng tiếng Pháp. Và điều đó sẽ khiến bạn ngày càng muốn học tiếng Pháp hơn. Cho đến một ngày bạn học tiếng Pháp mà… không hề nhận ra điều đó. Bạn sẽ học tiếng Pháp một cách vô thức. Ví dụ, nếu bạn có thói quen đọc tin tức bằng tiếng Pháp, có thể một ngày bạn sẽ không nhận ra rằng những gì bạn đang đọc là bằng tiếng Pháp. Bởi vì nó đã trở thành một cái gì đó hoàn toàn tự nhiên đối với bạn rồi. Thật kỳ diệu phải không nào?

Nhưng mà một lưu ý nhỏ này, thỉnh thoảng bạn cũng nên thay đổi thói quen của mình nhé. Nếu như chúng ta giữ thói quen từ tháng này qua tháng nọ, từ năm này qua năm nọ, chúng ta rất có khả năng rơi vào sự nhàm chán và có cảm giác mất động lực. Hãy phá bỏ, thay đổi một vài thói quen, hoặc đưa ra một vài thử thách hack não cho bản thân, điều đó sẽ giúp bạn lấy lại động lực và tiếp tục cố gắng.

Thôi thì kết luận lại thế này, điều bạn cần là đó là xác định cụ thể từng yếu tố nhỏ của thói quen học tiếng Pháp. Nếu bạn áp dụng phương pháp này, tiếng Pháp dần dần sẽ đi vào cuộc sống của bạn. Bạn sẽ tiến bộ không ngừng, và ngày càng yêu những gì bạn làm mỗi ngày. Thứ bạn cần duy nhất : biến việc học tiếng Pháp thành một thói quen “KHÓ BỎ”. 

Thực sự hy vọng tất cả các bạn đều thành công với sự học của chính mình. Hẹn mọi người trong những bài viết tiếp theo!

– Ánh Tuyết –

Phép màu nhiệm mang tên “thói quen”

Le magique de l’habitude

“Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.”

Khi học một ngoại ngữ, nhiều người thường nghĩ đến việc tìm ra một công thức hoàn hảo, kỳ diệu, hiệu quả đối với tất cả mọi người. Có được nó, ta sẽ chẳng gặp chút khó khăn trong việc học một ngoại ngữ. Nhưng công thức đó thực chất không hề tồn tại, điều quan trọng khi học một ngoại ngữ, đó là SỰ ĐỀU ĐẶN.

Chắc chắn rằng bạn đã vài lần nghe đến “Quy tắc 10,000 giờ” của Malcolm Gladwell. Quy tắc này nói rằng: để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, chúng ta cần phải trải qua 10.000 giờ luyện tập. Ví dụ: bạn muốn trở thành một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, bạn phải tập chơi đàn chăm chỉ xuyên suốt 10.000 giờ. Hmmm, thử nhẩm tính xem nhé, mỗi ngày bạn luyện tập trong vòng 1 giờ đồng hồ, vậy vị chi bạn cần 27 năm để đủ 10.000. Đọc đến đây chắc bạn sẽ thấy thất vọng, sẽ thấy nản lòng đúng không. Chẳng lẽ mình cũng sẽ phải mất 2 chục năm mới có thể giỏi một ngoại ngữ? 

Tin tôi đi, bạn không nhất thiết phải mất từng ấy năm đâu. Bởi mục đích của bạn liệu có phải trở thành một chuyên gia, một nhà ngôn ngữ học hay không? Hầu hết sẽ là không. Các bạn thường học ngoại ngữ với mục đích giao tiếp, ứng dụng vào công việc hoặc nhiều nhất là có dính tới nghiên cứu. Hơn nữa, con số 10.000 giờ này vẫn đang bị chỉ trích kha khá. Nhiều chuyên gia không hề đồng tình với kết luận này. Có nhiều người cần rất nhiều thời gian để làm tốt một điều gì đó, nhưng cũng có những người lại chỉ cần ít thời gian để làm điều tương tự.

Ok, nhưng tựu chung lại, dù thế nào đi chăng nữa, trong tất cả các trường hợp, điều quan trọng nhất vẫn là việc để thành thạo một thứ gì đó, ta cần chăm chỉ luyện tập, làm đi làm lại nhiều thật nhiều. Chìa khóa thành công chính là SỰ ĐỀU ĐẶN.

Để tạo ra sự đều đặn đó, ta phải biến sự luyện tập thành một thói quen. Tại sao lại vậy? Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều điều chúng ta tự giác làm mà chẳng cần phải suy nghĩ gì. Ví dụ, buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên bạn làm thường có thể là uống một cốc nước, một cốc café, hay đi tắm cho thật sảng khoái. Nói chung, bạn làm những thứ đó mà chẳng cần phải suy nghĩ gì bởi bạn đã làm cả chục, cả trăm, thậm chí cả ngàn lần, chính vì thế não bạn đã nghiễm nhiên thiết lập cho những việc đó vào “chương trình”. Bạn chẳng bao giờ cần hỏi bản thân xem mỗi sáng bạn nên uống café hay là đi tắm cả. Ngay khi bạn vừa thức dậy, bạn đã tự động biết mình sẽ làm gì: làm những gì quen thuộc nhất. Nó giống như chế độ lái tự động của máy bay vậy.

Những thói quen này không chỉ dừng lại ở thói quen buổi sáng, mà là thói quen trong suốt cuộc đời bạn. Khi nào bạn đi làm, khi nào bạn ăn trưa, khi nào về nhà… bạn đều được điều khiển bởi những thói quen.

Những thói quen này thực sự rất hữu ích bởi nó khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhiều bởi… não ta rất lười. Nó không muốn luôn phải nghĩ về thứ này, nghĩ về thứ kia. Chính vì thế, khi nó thiết lập tự động một cái gì đó, nó sẽ rất hài lòng. Khi mà ta thực hiện một thói quen nào đó, đây chính là lúc mà não được nghỉ ngơi.

Có một số thói quen là trung tâm và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Đây là những thói quen rất quan trọng. Ví dụ, chơi thể thao. Khi chúng ta rèn luyện thể thao, chúng ta có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn, ngủ ngon hơn, uống ít rượu, bỏ thuốc lá, v.v. Thói quen chơi thể thao này ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, đây là những gì chúng ta có thể gọi là “thói quen trung tâm” – những thói quen có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một người.

Tuy nhiên, nhiều người không thể biến việc này thành một thói quen được. Lúc đầu, trong lòng của họ lúc nào cũng hừng hực khí thế, nhưng chỉ sau một thời gian, họ đã có đủ những cái CỚ để ngừng cố gắng: “Hôm nay trời nóng quá, nghỉ tập một buổi vậy”, “Tối nay có buổi hẹn quan trọng với người ấy, đi tập về thì vừa mệt vừa bốc mùi, thôi nghỉ một buổi chắc không sao”, “Sao tự dưng hôm nay thấy mệt thế nhỉ?”, “Con bạn đi tập cùng hôm nay nghỉ, đi tập mình thì buồn chết”, “Tự dưng muốn nghỉ quá”… Cứ thế, hôm nay lười một tý, ngày mai lười một tý, cuối cùng họ đã bỏ cuộc. Thật dễ dàng để nói với một người rằng nếu họ không thành công là do họ không có đủ ý chí. Nhưng trên thực tế, nó phức tạp hơn thế một chút.

Để hiểu sâu hơn về những thói quen, ta cần chia nó làm 3 phần:

  • Le signal: tín hiệu thói quen đó bắt đầu
  • La routine: cụ thể đây là những điều bạn làm khi thấy tín hiệu này, cách bạn phản ứng
  • La récompense: những gì bạn nhận được sau khi thực hiện thói quen này

Lấy cái ví dụ cho nó rõ ràng nhé. Vào mỗi buổi chiều bạn đang làm việc và bạn tự dưng dừng lại để mua một chiếc bánh ngọt. Chính vì thói quen này, bạn đã bị tăng cân. Bạn thực sự muốn từ bỏ thói quen này, và chính vì thế bạn phải nắm được 3 yếu tố tạo nên thói quen này.

Câu hỏi đầu tiên: đâu là dấu hiệu của thói quen? Đó có phải là giờ không? Có phải là những lần bạn nghỉ đều vào cùng một thời điểm trong ngày không? Hay dấu hiệu ở đây là cơn đói? Bạn nghỉ vì bạn đói và bạn muốn ăn một thứ gì đó? Hay là… chỉ đơn giản bạn thấy chán và bạn muốn ăn? Chúng ta cần xác định đúng được dấu hiệu của thói quen này.

Tiếp đó là cách bạn phản ứng với dấu hiệu. Cái này thì rõ ràng hơn: đó chính là hành động mua chiếc bánh và ăn nó.

Cuối cùng, phần thưởng chính là cảm giác sung sướng, khi được ăn bánh, được tiêu thụ một lượng đường kha khá… Hay thậm chí đơn giản hơn là cảm giác sung sướng vì được nghỉ ngơi vài phút trong quá trình làm việc, hay cực kỳ cực kỳ đơn giản là nụ cười của người bán bánh dành cho bạn. Rất có thể bạn yêu cô nàng bán bánh và chỉ muốn nhìn ngắm nàng mỗi buổi chiều chăng?

Ôi thế thì làm sao để sửa thói quen này, thay vào đó là một thói quen tốt nhỉ (như thói quen học tiếng Pháp chẳng hạn)?

Hmmm… Tự dưng viết đến đây mỏi mắt quá, vậy thôi xin kết luận bài viết này bằng 3 yếu tố tạo nên một thói quen phía trên, ngày mai viết tiếp. Nếu các bạn muốn đọc tiếp thì xin mời ghé sang bài viết tiếp theo sẽ được lên sóng sớm thôi.

Merci de votre compréhension :)))

Xem phần 2 TẠI ĐÂY!

– Ánh Tuyết –

Bộ từ vựng tiếng Pháp chủ đề Tin học

Trong xã hội ngày nay, công nghệ thông tin có thể được xem như “hơi thở” của chúng ta. Vậy nếu bạn không có chút hiểu biết gì về nó, rất có thể bạn sẽ bị ngộp thở và rất khó tồn tại. 

Thực chất nếu đây không phải chuyên ngành của các bạn, việc tìm hiểu sâu là không cần thiết. Tuy nhiên, với những thuật ngữ cơ bản, được sử dụng phổ biến thì bạn rất nên biết. Fi tổng hợp bộ từ vựng về lĩnh vực công nghệ thông tin để các bạn không bị bỏ lại phía sau thế giới.

Les noms – Danh từ :

L’organisation de l’information sur les ordinateurs (Tổ chức thông tin trên máy tính):

Les verbes – Động từ :

– Ánh Tuyết –

Tìm hiểu hệ thống giáo dục ở Pháp

Le système éducatif français

Chúng ta đều biết rằng có nhiều lý do để Pháp trở thành một trong những nước thu hút một số lượng lớn du học sinh đến từ các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những lý do đó là nền giáo dục chất lượng cao cùng với mức học phí phải chăng và chính sách “mở” đối với sinh viên nước ngoài. Nếu bạn có mong muốn đi du học Pháp thì việc đầu tiên cần làm đó là đọc hiểu cặn kẽ hệ thống giáo dục nơi đây. Fi đã tổng hợp giúp bạn những thông tin quan trọng nhất về hệ thống này trong bài viết dưới đây.

Về cơ bản, hệ thống giáo dục Pháp gồm 3 bậc : Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.

1. Enseignement Primaire (Giáo dục bậc Tiểu học)

Le primaire est divisé en deux parties: l’école maternelle et l’école élémentaire.

(Giáo dục bậc Tiểu học được chia thành hai phần: Mẫu giáo và Trường tiểu học)

a. L’école maternelle (Mẫu giáo)

  • L’école maternelle c’est pour les enfants qui ont entre 3 et 6 ans. 

(Trường mẫu giáo là nơi dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi.)

  • Elle n’est pas obligatoire, elle est facultative, mais en général la grande majorité des enfants vont dans cette école.

(Chúng ta không nhất thiết phải đi học mẫu giáo, tuy nhiên nhìn chung hầu hết trẻ em Pháp đều được gửi đến đây.)

  • L’école maternelle est un endroit très important pour que les enfants apprennent à se sociabiliser, à vivre avec les autres.

(Trường mẫu giáo là một nơi rất quan trọng để trẻ có thể học cách hội nhập, giao tiếp với cộng đồng, sống chung với những người khác.)

  • Trường mẫu giáo chia làm 3 cấp lớp: lớp mầm (la petite), lớp chồi (la moyenne) và lớp lá (la grande section).

b. L’école primaire/élémentaire (Tiểu học)

  • On a 6 ans quand on arrive à l’école primaire et quand on termine on a 11 ans.

(Trường tiểu học nhận học sinh từ 6 tuổi đến 11 tuổi.)

  • L’école élémentaire dure 5 ans (Trường tiểu học kéo dài 5 năm):

+ CP = Cours préparatoire

+ CE1 = Cours élémentaire 1

+ CE2 = Cours élémentaire 2

+ CM1 = Cours moyen 1

+ CM2 = Cours moyen 2

  • On apprend à lire, à écrire, à compter. On a des initiations à la science, à l’histoire, et on commence à faire des choses un peu plus concrètes, plus sérieuses.

(Ở đây, chúng ta được học đọc, học viết, học đếm. Chúng ta cũng có những tiếp xúc đầu tiên với khoa học, lịch sử, và bắt đầu làm những thứ cũ thể, nghiêm túc hơn.)

2. Enseignement Secondaire (Giáo dục bậc Trung học)

Vers 10-11 ans, les enfants passent dans le secondaire et y restent jusqu’à 17-18 ans. Le secondaire se divise en deux: le collège et le lycée.

(Khi trẻ 10, 11 tuổi, chúng sẽ chuyển lên bậc Trung học và học ở đó cho tới khi 17, 18 tuổi. Bậc giáo dục trung học được chia làm hai cấp: Cấp Trung học cơ sở và Cấp Trung học phổ thông.)

a. Le collège (Trung học cơ sở)

  • Le collège, c’est l’école à laquelle vont les enfants entre 11 et 15 ans.

(Trung học cơ sở là nơi dành cho trẻ từ 11 đến 15 tuổi.)

  • C’est là qu’on passe 4 années (Ở đây, chúng ta sẽ trải qua 4 năm học):

+ 6e = Sixième

+ 5e = Cinquième

+ 4e = Quatrième

+ 3e = Troisième

  • On évalue les élèves avec des notes qui vont de 0 à 20.

(Chúng ta đánh giá học sinh dựa trên thang điểm 20)

  • À la fin de la dernière année du collège, en 3e, les élèves passent ce qu’on appelle le Brevet des collèges. Il s’agit d’un petit examen général avec des connaissances basiques. Et pour pouvoir finir le collège, il faut obtenir le brevet.

(Kết thúc cấp trung học cơ sở, vào lớp 9, học sinh sẽ phải trả qua một kỳ thi có tên là “Brevet”. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh. Để tiếp tục lên cấp trung học phổ thông, học sinh buộc phải thi đỗ.)

b. Le lycée (Trung học phổ thông)

  • Il y a différents types de lycées : le lycée général, le lycée technologique et le lycée professionnel.

(Có 3 loại trường: Trường trung học phổ thông thường, trường trung học công nghệ và trường trung học nghề.)

  • Les élèves qui ont les résultats les plus mauvais au collège et au Brevet, en général, ils doivent faire une filière professionnelle qui va durer deux ans, pour leur apprendre un métier, une profession, plutôt technique. En France, l’école est obligatoire jusqu’à 16 ans donc, après les 16 ans, les élèves, quand ils ont leur diplôme professionnel (CAP – certificat d’aptitude professionnelle ou BEP – Brevet d’études professionnelles), ils peuvent arrêter d’étudier et commencer à travailler. Après le BEP, les élèves peuvent continuer d’étudier pendant 2 ans et avoir le bac professionnel.

(Những học sinh có kết quả kém ở cấp 2 sẽ thường tiếp tục học trường nghề trong 2 năm, ở đây họ sẽ học một nghề, một việc gì đó, thường thiên về kĩ thuật. Ở Pháp, việc đi học chỉ bắt buộc cho đến khi 16 tuổi, chính vì thế, sau khi học sinh có chứng nhận chuyên môn CAP hoặc bằng tốt nghiệp nghề BEP, họ có thể bắt đầu đi làm.Với những người đã có bằng BEP, họ có thể tiếp tục theo học 2 năm nữa và nhận bằng tú tài nghề.)

  • Dans un lycée général et technologique, l’enseignement dure 3 ans, dans les classes de seconde, première et terminale.

(Ở trường trung học phổ thông thường và trường trung học công nghệ, học sinh sẽ trải qua 3 năm tương ứng với lớp 10, 11 và 12 ở Việt Nam.)

  • Après la 2nde, on a le choix entre trois programmes : programme S- scientifique, programme L- littérature, programme ES- économique et social)

(Sau lớp 10, học sinh sẽ lựa chọn chương trình học : Ban khoa học, ban văn học, ban tài kinh tế và xã hội.)

  • À la fin de la dernière année du lycée, en terminale, les élèves passent un examen très important: le Baccalauréat (= appelé aussi “bac”). Pour réussir cet examen, il faut avoir au moins la moyenne (10/20). L’obtention de ce diplôme permet d’accéder aux études supérieures.

(Cuối bậc cấp trung học phổ thông, lớp 12, học sinh sẽ phải dự một kỳ thi rất quan trọng: tú tài. Để có được bằng tú tài, học sinh phải có số điểm tối thiểu là 10/20.)

3. Enseignement Supérieur (Giáo dục đại học)

  • Quand les élèves ont réussi le bac, ils peuvent commencer leurs études supérieures.

(Sau khi có bằng tú tài, học sinh có thể bắt đầu bậc Đại học.)

  • D’abord, ils peuvent aller à l’université appelée également la “FAC”. Les universités sont normalement publiques. On peut choisir d’y étudier différents cursus comme les mathématiques, la philosophie, la physique, la biologie, les lettres, etc. Et on peut obtenir un diplôme en trois ans qui s’appelle la licence ou un autre diplôme en cinq ans qui s’appelle le Master. Et si on veut faire de la recherche ou de l’enseignement, ça veut dire que si on veut devenir professeur à l’université, on peut faire un doctorat.

(Đầu tiên, họ có thể chọn học trường đại học thường. Những trường đại học này thường là công lập. Ở đây, sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều ngành học : Toán học, triết học, vật lý học, sinh học, văn học… Và trong vòng 3 năm chúng ta có thể đạt được bằng cử nhân, trong 5 năm sẽ là bằng thạc sĩ. Và nếu muốn nghiên cứu hay giảng dạy, tức là trở thành giảng viên đại học thì phải tiếp tục theo học bậc tiến sĩ.)

  • Ensuite, il y a ce qu’on appelle les “Écoles” ou “Grandes Écoles”. Les grandes écoles, ce sont les écoles les plus prestigieuses en France, par exemple les écoles d’ingénieurs, de commerce, de lettres ou de sciences politiques. La plus renommée des écoles d’ingénieurs est Polytechnique et il est très difficile d’y entrer.

(Tiếp đó, chúng ta còn có những ngôi trường lớn. Đây là những ngôi trường danh giá nhất ở Pháp, ví dụ trường kỹ sư, trường thương mại, trường văn học, trường khoa học chính trị. Ngôi trường nổi tiếng nhất trong số những trường đào tạo kĩ sư là trường Bách Khoa, rất khó có thể vào được trường này.)

  • Pour y accéder, on fait généralement 2 années de prépa après le baccalauréat. La prépa, qui s’appelle aussi « classe préparatoire », est une spécificité française.

(Để vào được các trường lớn này, sinh viên thường phải trải qua 2 năm chuẩn bị. Đây là một điểm rất đặc biệt của Pháp, chỉ có ở Pháp.)

…………………………..

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau hiểu rõ hệ thống giáo dục của Pháp từ cấp học nhỏ nhất đến cấp học lớn nhất. Đây có thể nói là một hệ thống giáo dục rất đặc biệt trên thế giới. Nếu bạn đang đọc bài viết này, chứng tỏ bạn quan tâm đến Pháp và đang có mong muốn được du học Pháp, vậy chúc bạn sẽ sớm đặt chân đến miền đất xinh đẹp.

Xem thêm các thông tin mới nhất về du học Pháp tại đây.

– Đội ngũ FI – 

Khám phá biệt danh của các ngôn ngữ trong tiếng Pháp

Périphrases désignant des langues

Thông thường trong tiếng Pháp, người tay hay thay thế tên của một ngôn ngữ bằng một cách diễn giải gợi lên ngôn ngữ đó, sử dụng tên của một trong những tác giả hoặc tượng đài văn học lừng lẫy nhất của ngôn ngữ đó. Cùng khám phá tên gọi của 10 ngôn ngữ tiêu biểu nhé.

  1. Allemand: langue de Goethe (ngôn ngữ của Goethe)
  2. Anglais: langue de Shakespeare (ngôn ngữ của Shakespeare)
  3. Chinois: langue de Confucius (ngôn ngữ của Khổng Tử)
  4. Danois: langue d’Andersen (ngôn ngữ của Andersen)
  5. Espagnol: langue de Cervantes (ngôn ngữ của Cervantes)
  6. Français: langue de Molière (ngôn ngữ của Molière)
  7. Russe: langue de Tolstoï/ langue de Pouchkine (ngôn ngữ của Tolstoy/Puskin)
  8. Grec: langue d’Homère (ngôn ngữ của Homer)
  9. Arable: langue du Coran (ngôn ngữ của kinh Coran)
  10. Japonais: langue de Mishima (ngôn ngữ của Mishima)

Còn tiếng Việt của chúng ta được gọi là gì nhỉ? Mọi người thử suy nghĩ xem nào.

“Langue de Nguyên Du” nhé

– Thanh Ngân –