38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

FI Classe và em – tìm thấy nhau giữa lưng chừng tuổi trẻ


“Ne laissez pas un autre écrire votre histoire”

Thú thật, mình đến với Tiếng Pháp và FI Classe một cách tình cờ. Tiếng Pháp không phải là sự lựa chọn ban đầu của mình khi học ngoại ngữ 2. Thay vào đó, mình chọn tiếng Nhật. Tuy nhiên, bảng chữ cái và ngữ pháp tiếng Nhật đã khiến mình bỏ cuộc sau gần 3 tháng dù mình rất yêu nước Nhật và con người Nhật Bản.

Hồi cấp 3, mình theo học lớp chuyên Anh – Pháp. Dù mình không học tiếng Pháp nhưng một nửa bạn bè mình lại theo học ngôn ngữ này từ rất lâu, mình cũng có một số đứa bạn thân học rất giỏi tiếng Pháp nữa nên sau khi từ bỏ tiếng Nhật, mình đã chọn tiếng Pháp với suy nghĩ có gì còn “nhờ cậy” đám bạn kia.

Cơ mà đời thật sự không như là mơ. Trung tâm tiếng Pháp ở Hà Nội nói ít không ít, nói nhiều cũng không nhiều, nhưng quan trọng là cái nào cũng rất xa chỗ mình ở. Theo học được hơn 3 tháng chỉ để học giao tiếp và giới thiệu thông tin cá nhân cơ bản, cộng với thời gian đi về gần 1 tiếng đồng hồ khiến mình nhanh chóng bỏ cuộc. Và đây là lúc mình “cầu cứu” mấy đứa bạn mình – Bạn bè với nhau, thời gian tiện, cũng gần nhà, bạn mình còn học sư phạm nên cũng có tí gọi là chuyên môn. Tuy nhiên, thời gian càng về năm thứ 4 đại học, đứa nào cũng bận rộn với việc học hành thi cử rồi làm thêm, thời gian mình qua nhà bạn học càng ngày càng thưa dần.

Và âu cũng là cái duyên mà mình được đứa bạn giới thiệu đến FI Classe, chỉ cách nhà mình có hơn 2km, thế là cũng hơi “ưng” rồi đấy, nên quyết định đến xem thử như nào.

Không gian ấm cúng, lớp học quy mô nhỏ – đó là một điểm cộng, bởi có gì không hiểu là mình có thể hỏi ngay, không ngại như ở lớp đông. Giáo viên cũng vì thế mà biết được khả năng, điểm mạnh điểm yếu của mỗi bạn,  từ đó đốc thúc học hành hiệu quả hơn.

Tiếng Pháp là ngoại ngữ thứ 2 của mình, nên mình không có quá nhiều rắc rối khi học. Mình vẫn thường áp dụng những cách học tiếng Anh bản thân mình thấy hiệu quả để học tiếng Pháp và có thêm những mẹo nhỏ mà giáo viên giúp đỡ mình nữa. Dù sao trong giai đoạn đầu, việc lẫn lộn giữa 2 thứ tiếng rất dễ xảy ra và mình cần tránh điều ấy cho quá trình học về lâu về dài. Mình luôn được nhắc nhở mỗi khi dùng tiếng Anh để suy ra tiếng Pháp, hoặc cố diễn đạt tiếng Pháp bằng tiếng Anh. Đối với cá nhân mình, việc tiếp xúc bằng tiếng Pháp một cách thụ động thông qua nghe nhạc, xem phim, đọc báo bằng tiếng Pháp khá khó khăn vì đố không phải gu của mình. Thay vào đó, mình được khuyến khích nghe tin tức Pháp – mình thường nghe trước khi đi ngủ hoặc trong khi mình ngủ khoảng 30 phút. Duy trì thói quen này hàng ngày không dễ, vì thật sự nhiều hôm mình….quên mất, nhưng mình luôn lắng nghe nhiều nhất có thể,

Bản thân mình mới chỉ học tiếng Pháp được một thời gian và trình độ của mình thật sự chưa cao nên không thể chia sẻ nhiều bí quyết được. Sau cùng thì, mình nghĩ mỗi người đều có một cách học tiếng của mình, mình mong là các bạn sẽ tìm được phương pháp học hiệu quả để chinh phục thứ tiếng “hay nhưng không dễ ăn” này.

– Một vài thông tin về Hoàng Ánh (sn 1997)

  • Cựu học sinh chuyên Anh – THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
  • Giải 3 HSG cấp tỉnh môn tiếng Anh – IELTS 7.0
  • Tân cử nhân Học viện Ngoại giao, học viên trung tâm tiếng Pháp FIclasse
  • Ánh đã vượt qua kỳ thi DELF A2 vào tháng 5/2019 một cách xuất sắc và chuẩn bị học tiếp lên lớp tiếng Pháp Intermédiaire 1 vào tháng 8 này!

French kissing: nụ hôn kiểu Pháp nhưng học hỏi… người Ý?


Pháp là đất nước của sự lãng mạn, điều đó ai cũng công nhận. Thế nhưng, “French kissing” – nụ hôn rất sâu kiểu Pháp – không hẳn là… đến từ nước Pháp.

Nụ hôn kiểu Pháp là nụ hôn phổ biến với nhiều cặp đôi bởi đây là 1 trong những nụ hôn nóng bỏng và đam mê nhất. Dường như khi hôn kiểu này, không gì có thể ngăn cản đôi bạn tận hưởng giây phút hạnh phúc cùng cảm xúc hưng phấn tột cùng của mình khi lưỡi và lưỡi “khiêu vũ” với nhau.

Thực ra, từ xa xưa, người Pháp đã dùng từ “baiser Florentin” hay “Florentine kiss” để nói về nụ hôn này, nhấn mạnh nguồn gốc của nó là thành phố Florence của nước Ý – một địa danh khác cũng không kém phần đẹp và lãng mạn.

Sau đó, vào thời điểm kết thúc Thế chiến thứ nhất, lính Anh, Mỹ đã nhìn thấy các cặp đôi người Pháp gặp lại nhau sau chiến tranh, trao nhau những nụ hôn đắm say nhất. Trong một phút ngỡ ngàng, họ bèn gọi nụ hôn ấy là “French kissing” và lan truyền nó khắp thế giới.

Còn ở Pháp, dù những nụ hôn đã có từ mấy ngàn năm với “muôn hình vạn trạng”, nhưng mãi đến tháng 5/2013, động từ “se galocher” chỉ việc hôn sâu, dùng lưỡi mới chính thức đi vào từ điển Pháp.

Nhiều thứ nghe vậy mà không phải vậy, bạn cũng nên “cảnh giác” nhé!

– Mai An – 

Những phát ngôn bất hủ bằng tiếng Pháp về tình yêu đôi lứa


Lãng mạn kiểu Pháp là như thế nào? Thử tìm hiểu thông qua các câu danh ngôn sau nhé! Đừng quên chép tay vài câu phòng thì cần đến. ^^

  1. Le plus bel amour, c’est quand tu trouves une personne qui a peur de te perdre, et qui fait tout son possible pour te garder malgré tout

Tình yêu đẹp nhất, đó là khi bạn tìm thấy một người sợ mất bạn, và người đó làm tất cả những gì có thể chỉ để giữ bạn lại, cho dù điều gì xảy ra.

  1. Le vrai amour ne se trouve pas, Il se construit

Tình yêu thật sự không nghiễm nhiên ở đó, mà do được xây dựng nên.

  1. Là où il y a l’amour, il y a la vie

Nơi đâu có tình yêu, nơi đó có sự sống.

  1. La meilleure des relations, c’est d’être amis et amoureux en même temps

Tuyệt nhất trong mối quan hệ, đó là có thể vừa làm bạn vừa làm người yêu

  1. Retomber tous les jours amoureux de la même personne, c’est ça être amoureux

Mỗi ngày bắt đầu yêu lại cùng một người, đó mới là yêu.

  1. Quand nous serons vieux, je te dirai: “Tu vois que tu étais l’amour de ma vie”.

Khi chúng ta già đi, anh muốn nói với em rằng: Em thấy đó, em là tình yêu của đời anh.

  1. La différence d’âge n’a jamais empêché un cœur d’aimer.

Cách biệt tuổi tác không bao giờ ngăn cản được trái tim đang yêu.

  1. Je pense qu’on peut pardonner beaucoup beaucoup de choses par amour mais pas l’infidélité.

Tôi nghĩ rằng vì tình yêu, chúng ta có thể tha thứ cho rất nhiều, rất nhiều điều, nhưng không phải là sự phản bội.

  1. Je te veux, toi, et pas une autre.

Anh muốn em, chính em chứ không ai khác.

  1. Aimer, ce n’est pas se regarder l’un l’autre, c’est regarder ensemble dans la même direction.

Yêu không có nghĩa là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng.

~~~

Xem thêm phần 2 các lời tình yêu bằng tiếng Pháp nha!

– Sưu tầm –

Học bổng thạc sĩ Thông tin và Truyền thông cấp bằng Châu Âu


I. THÔNG TIN CHUNG

1. Lợi thế của chương trình

Ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực Thông tin – Truyền thông là ngành học rất quan trọng, có nhu cầu xã hội cao trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.

Nội dung đào tạo theo tiêu chuẩn Châu Âu và bằng tốt nghiệp có giá trị toàn cầu. Chương trình này được đánh giá thuộc nhóm 3 chương trình học uy tín nhất của Pháp về chất lượng học viên tốt nghiệp. Đầu vào rộng mở cho các ngành kinh tế, quản lí, ngôn ngữ và cả các ngành học khối kĩ thuật.

Thời gian học là 14 tháng bao gồm cả thời gian thực tập và bảo vệ luận văn với ứng viên đã có tiếng Pháp trình độ B2 hoặc tương đương 24 tháng với ứng viên chưa biết tiếng Pháp.

2.Chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ tích lũy: 60 tín chỉ (ECTS châu Âu) gồm 5 khối kiến thức và 1 đợt thực tập, viết luận văn:

  • UE1: Chuyển dịch và phương tiện xã hội & kĩ thuật trong thông tin – truyền thông
  • UE2: Môi trường số- Cơ hội, thách thức và triển vọng
  • UE3: Giảng dạy và thực hành kĩ thuật số
  • UE 4: Dự án sản phẩm số
  • UE5: Dự án nghề nghiệp
  • UE6: Phương pháp thực tập và luận văn

3. Hình thức, thời gian và địa điểm đào tạo

  • Hình thức đào tạo: Tập trung (có lớp cuối tuần và các buổi tối)
  • Thời gian đào tạo:

+ 14 tháng với ứng viên đã có B2 tiếng Pháp hoặc tương đương

+ 24 tháng với ứng viên chưa biết tiếng Pháp

Tên văn bằng do đại học Toulon cấp:  Master de Sciences Humaines et Sociales, mention Information et Communication, spécialité Communication Digitale et Editoriale

  • Địa điểm đào tạo: Viện quốc tế Pháp ngữ, 144 Xuân Thủy, Hà Nôi

II. HỌC PHÍ VÀ HỌC BỔNG

1. Học phí toàn khóa

  • Ứng viên đã có B2 tiếng Pháp hoặc tương đương: 108.000.000 VNĐ (tương đương 4.000 €)
  • Ứng viên chưa biết tiếng Pháp (+10 tháng học tiếng): 126.900.000 VNĐ (tương đương 4.700 €)

2. Thông tin học bổng

  • 3 suất học bổng, mỗi suất trị giá 30 triệu đồng dành cho các học viên Việt Nam có thành tích đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
  • 6 suất học bổng trị giá 54 triệu đồng, tương đương 50% học phí dành cho các cán bộ, công chức Việt Nam từ cấp huyện trở lên được cử đi học
  • Học bổng hỗ trợ ăn ở dành cho ứng viên quốc tế
  • Học bổng hỗ trợ học tiếng Pháp cho ứng viên Việt Nam và các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương (hoàn phí khi nhập học)

III. THÔNG TIN TUYỂN SINH

1. Quy mô tuyển sinh: 60 học viên/ lớp/ khóa, 01 khóa/ năm

2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển (bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn)

3. Lịch trình tuyển sinh

Nội dung Thời hạn
Nhận hồ sơ và sơ duyệt 13/7/2019 – 16/9/2019
Tổ chức phỏng vấn 16/9/2019 – 20/9/2019

4. Điều kiện dự tuyển

4.1 Yêu cầu về văn bằng

Có bằng đại học/ kĩ sư tốt nghiệp có thời gian đào tạo từ 4 năm trở lên, đạt loại Khá trở lên hoặc bằng tương đương bằng thạc sĩ năm thứ nhất theo chuẩn Châu Âu.

Các ngành thuộc nhóm ngành báo chí và thông tin (MS 832) không cần học bổ sung kiến thức

Những ngành khác cần học bổ sung kiến thức tại IFI các học phần sau trước khi tham gia phỏng vấn:

STT Tên học phần Số giờ lí thuyết
1 Nhập môn HTML 12h
2 Kiến thức cơ bản về SIC (Khoa học thông tin và truyền thông) 12h
3 Kiến thức cơ bản trong truyền thông tổ chức 12h
4 Sản xuất nghe nhìn Tự học
5 Thiết kế đồ họa Tự học

Mỗi môn học sẽ có một bài kiểm tra hết môn. Đồng thời, sau khi học các học phần bổ sung kiến thức, các thí sinh sẽ thực hiện 1 bài tiểu luận theo mẫu của chương trình.

4.2 Yêu cầu về tiếng Pháp

Ứng viên đáp ứng 1 trong các yêu cầu sau đây:

  • Tại thời điểm chính thức nhập học: Tối thiểu có trình độ tiếng Pháp bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu về chuẩn ngôn ngữ (CECR) hoặc tương đương
  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của trường đại học nước ngoài mà ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Pháp, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành
  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Tiếng Pháp
  • Là công dân của nước có ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp
  • Với các ứng viên chưa đáp ứng đủ yêu cầu về Tiếng Pháp, IFI sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp thí sinh đạt trình độ quy định trước khi bắt đầu chương trình

4.3. Các yêu cầu khác

Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỉ luật từ cảnh cáo trở lên

Có sức khỏe để học tập

Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời gian quy định.

IV. HỒ SƠ DỰ TUYỂN

  1. Phiếu đăng kí dự tuyển đầy đủ thông tin và dán ảnh (theo mẫu phát kèm hồ sơ)
  2. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học (bản sao tiếng Pháp có công chứng hợp lệ
  3. Sơ yếu lí lịch- CV (bằng tiếng Pháp)
  4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa cấp chưa quá 6 tháng
  5. Minh chứng về trình độ tiếng Pháp (bản sao có công chứng hợp lệ)
  6. 03 ảnh 3×4 (viết rõ ràng, đầy đủ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh)
  7. 03 phong bì gi rõ ràng họ tên, địa chỉ người nhận
  8. Phí hồ sơ: 500.000 đồng/ hồ sơ

Các giấy tờ khác nếu có:

  • Thư giới thiệu (không bắt buộc nhưng khuyến khích thí sinh nộp để có cơ hội được cộng điểm)
  • Bản sao có xác nhận hoặc chứng thực các tài liệu, chứng chỉ về chuyên môn, thành tích nghiên cứu, hoặc thành tích trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao
  • Các trường hợp thuộc đối tượng cơ quan cử đi học, phải nộp đầy đủ quyết định cử đi học (hoặc công văn cử đi dự thi) của cơ quan cùng bản sao quyết định tuyển dụng, tiếp nhận hoặc bổ nhiệm (có công chứng hợp lệ)

V. QUY TRÌNH XÉT TUYỂN

1. Các bước xét tuyển:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Viện (trong giờ hành chính) hoặc qua đường bưu điện

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Quốc tế Pháp ngữ

Phòng 203, tầng 2, nhà C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.3754.9505. Hotline: 089.959.8899

Trong trường hợp không thuận tiện có thể nộp trước bản scan hồ sơ tại địa chỉ: etudes.ifi@gmail.com  /etudes@ifi.edu.vn. Hồ sơ bản chính sẽ nộp và đối chiếu tại thời điểm phỏng vấn.

Bước 2: Sơ tuyển xét hồ sơ, yêu cầu học bổ sung kiến thức (nếu có)

Bước 3: Phỏng vấn tuyển sinh.

2. Các tiêu chí đánh giá: Năng lực học tập; Năng lực ngoại ngữ; Nhận thức, trình độ hiểu biết của thí sinh về các vấn đề thuộc hoặc liên quan tới chuyên ngành, mục đích, động cơ, nhu cầu học tập, khả năng giao tiếp, hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu (thông qua phỏng vấn); ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu.

3. Xét trúng tuyển:

Hồ sơ đầy đủ, đúng yêu cầu;

Được Hội đồng tuyển sinh đánh giá có đủ năng lực theo học chương trình. Điểm tối thiểu để được xét tuyển: 50/100 điểm;

Hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức (đối với ứng viên tốt nghiệp các ngành không thuộc ngành thông tin và truyền thông);

Sau khi đạt trình độ tiếng Pháp B2 thí sinh được đề nghị chính thức công nhận học viên.

VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡngViện Quốc tế Pháp ngữ,

Phòng 203, tầng 2, nhà C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.3754.9505      Hotline089.959.8899

Email: etudes@ifi.edu.vn

Website: ifi.vnu.edu.vn

7 trường đại học gần như miễn phí đào tạo marketing hàng cao cấp tại Pháp


Hầu hết các chương trình đào tạo về marketing những mặt hàng cao cấp đều phải đóng một khoản học phí rất đắt.

May mắn là, vẫn có một số trường ngoại lệ- nơi mà bạn gần như MIỄN PHÍ – giống như những trường đại học tổng hợp khác, bạn chỉ mất phí ghi danh đại học 184 € (khoảng 5 triệu đồng) đối với bậc cử nhân và 256 € (7 triệu đồng) đối với bậc thạc sĩ. Đối với những sinh viên có học bổng thì mức phí phải đóng gần như là 0 đồng cho toàn khóa học.

Dưới đây là danh sác một số trường được tổng hợp bởi Le Figaro Etudiant:

1. Bằng của nhân chuyên ngành Thương mại và phân phối ngành Marketing xa xỉ phẩm, Viện Đại học công nghệ Sceaux 

Tiếp thị sản phẩm giác quan, công nghệ thương mại quốc tế, quản lí quy hoạch…Các khóa học này đều nằm trong chương trình đào tạo cử nhân nghề được đưa ra bởi Viện đại học công nghệ Sceaux liên kết với trường Đại học Paris – Saclay.

Chương trình này nhằm đào tạo những học viên có nguyện vọng nắm giữ các vị trí như quản lí dự án, quản lí cửa hàng, trợ lí quản lí sản xuất và tư vấn viên bán hàng.

Điều kiện nhập học: Bằng Bac + 2 (Bằng DUT hoặc BTS lĩnh vực thương mại) hoặc đã hoàn tất chương trình đại học tổng hợp 2 năm ở lĩnh vực thương mại.

Học phí: 184 €/ năm. Người có học bổng được miễn lệ phí đăng kí

2. Cử nhân chuyên ngành Marketing sản phẩm cao cấp, viện Đại học Công nghệ Saint – Denis 

Chương trình đào tạo được cung cấp bởi Viện Đại học công nghệ Saint – Denis liên kết với trường Paris 13 với mục đích đào tạo những tân cử nhân tay nghề cao trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm cao cấp. Khi kết thúc khóa đào tạo, sinh viên được trang bị đầy đủ kĩ năng về kiến thức cũng như những quy tắc về dịch vụ, chào đón, chăm sóc khách hàng…nhằm nắm rõ tâm lí khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng đến, những kì vọng của khách hàng cũng như học cách làm hài lòng khách hàng trong mọi tình huống. Điểm thú vị của chương trình đó là các nội dung lí thuyết được giảng dạy xen kẽ với ứng dụng thực tế.

Điều kiện nhập học: Cử nhân năm 2 các viện đào tạo công nghệ DUT (TC, GEA, GACO), Viện đào tạo nghề BTS (MUC), năm 2 đại học tổng hợp các ngành khoa học kinh tế, truyền thông, ngoại ngữ, quản lý, tâm lý, xã hội học.

Học phí: 184 €/năm. Người có học bổng được miễn lệ phí đăng ký.

3. Bằng cử nhân Marketing xa xỉ phẩm, Collège Paris

Từ năm 2015, Collège Paris bắt đầu đào tạo cử nhân ngành Marketing sản phẩm cao cấp.

Khóa học miễn phí hoàn toàn cho những sinh viên ký được hợp đồng vừa học vừa làm với doanh nghiệp. Các học viên được cấp thẻ RNCP (trình độ II) về Quản lý sự phát triển và Các khu thương mại cao cấp.

Sau khi tốt nghiệp chương trình này, học viên có thể tiếp tục học lên thạc sĩ chuyên ngành quản lí những sản phẩm cao cấp và thời trang, hoặc quản lí trong ngành ẩm thực và rượu.

Điều kiện nhập học: Trình độ Bac + 2 (hoàn tất hai năm đầu một chương trình đại học tổng hợp hoặc ở các viện đại học công nghệ)

Học phí: Miễn phí cho hệ vừa học vừa làm (với điều kiện có hợp đồng làm việc)

4. L’Institut des mé tiers d’execllence, LVMH

LVMH – tập đoàn xa xỉ phẩm số một tại thế giới được đồng sáng lập bởi Moët Hennessy và Louis Vuitton vào năm 2014.

Trụ sở LVMH đặt tại Đại lộ Montaigne (Paris) là nơi trưng bày tất cả các thương hiệu cao cấp mà hãng đang sở hữu. Cho đến nay, có gần 300 nhân lực được đào tạo bài bản trong các chi nhánh phân phối của LVMH như Louis Vuitton, Guerlain hay Sephora. Những chương trình đào tạo này cũng được đảm bảo chất lượng bởi các đối tác như Ferrandi, chuỗi trường BJOP (trang sức, kim hoàn, đá quý, ngọc trai…) và tổ chức Les compagnons du devoir.

Học viên được nhận bằng tốt nghiệp nghề, bằng CAP hoặc thẻ RNCP.

Học phí: miễn phí cho học viên hệ vừa học vừa làm (có hợp đồng ký với doanh nghiệp)

5. Thạc sĩ 2 ngành quản lí mặt hàng cao cấp, Đại học Dauphine

Khóa học bậc thạc sĩ năm thứ 2 này chuyên đào tạo các chuyên gia trẻ được nhiều công ty lớn của Pháp trong ngành hàng cao cấp săn đón.

Chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của đơn vị liên kết Á – Âu trong việc quản lí và lồng ghép yếu tố văn hóa trong các sản phẩm cao cấp và nghệ thuật. Đây là chương trình liên kết với trường Đại học Jiao Tong tại Thượng Hải.

Điều kiện nhập học: Đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ 1 về Quản lý, Kinh tế, Kinh doanh, Mỹ thuật, Nghệ thuật Ứng dụng, Nhân văn và Khoa học Xã hội.

Học phí: dao động từ  256 € đến 5940 € mỗi năm, tùy theo thu nhập

6. Thạc sĩ 2 ngành Quản lí kinh tế xa xỉ phẩm, trường Đại học Reims

Đây là chương trình đào tạo thạc sĩ năm thứ 2 ngành Kinh tế và quản lý về thị hiếu và xa xỉ phẩm. Học viên sẽ được trang bị kiến thức nhằm lĩnh hội những chiến lược và những hoạt động mà các công ty và tổ chức phải đối mặt.

Điều kiện nhập học: thạc sĩ năm 1, ưu tiên trong các ngành kinh tế, quản lí, AES, tài chính, nghệ thuật, lịch sử, hoặc xã hội học.

Học phí: 256 €/ năm. Những người có học bổng được miễn lệ phí đăng kí.

7. Thạc sĩ ngành sáng chế, thiết kế sản phẩm cao cấp, trường Đại học Paris – Est Marne – la – Vallée và IAE Gustave Eiffel 

Chính thức hoạt động từ năm 1992, chương trình này được thực hiện với sự cộng tác của các trường nghệ thuật Paris (Boulle, Duperré, Estienne và Olivier de Serres). Mục đích là kết hợp sự quản lí và sang tạo về lĩnh vực cao cấp trong nghệ thuật và thiết kế. Các lớp học được tổ chức tại IAE Gustave Eiffel trong khuôn viên Đại học Paris Est-Marne-la-Vallée.

Điều kiện nhập học: Cử nhân đại học hoặc những ai đã hoàn tất Thạc sĩ năm 1 ngành quản lý, khoa học quản lý, IEP, trường thương mại hoặc khoa học, Kỹ sư trình độ đại học hoặc bằng cao hơn về nghệ thuật ứng dụng. Bên cạnh đó, ứng viên cũng phải đạt điểm TOEIC trên 750.

Học phí: 184 €/năm. Người có học bổng được miễn lệ phí đăng kí.

Một số tiêu chí để chọn lựa khóa học Marketing sản phẩm cao cấp

  • Các nhà tuyển dụng sẽ để tâm đến uy tín của các cơ sở đào tạo do đó hãy chọn những cơ sở chất lượng.
  • Tính quốc tế cũng rất quan trọng cho sự nghiệp về sau. Bạn chớ bỏ qua những khóa học song ngữ hoặc được dạy bằng tiếng Anh nhé!
  • Những đối tác của trường sẽ là môi trường thực tập đầy tiềm năng của học viên.
  • Các chuyên gia trong ngành đứng lớp là người hiểu rõ nhất thị trường và tiềm năng, định hướng phát triển cho tương lai của bạn.
  • Được cấp bằng/giấy chứng nhận RNCP (Repertoire national de certification professionnelle) do Bộ Lao động hoặc Hội đồng các Trường cung cấp.

6 bước để có một bộ hồ sơ du học Pháp hoàn chỉnh


6 bước để có một bộ hồ sơ du học Pháp hoàn chỉnh dù bạn ở diện học bổng hay du học tự túc.

Bước 1. Đăng kí trên website của Campus France

Việc đầu tiên cần làm là đăng kí trên web site của Campus France và bạn sẽ được cấp 1 số hiệu cá nhân và cho phép bạn có một tài khoản riêng để trao đổi thông tin với mọi người trên trang web.

Đây là bước quan trọng để bạn có được những thông tin để làm hồ sơ xin visa du học Pháp.

Bước 2. Điền thông tin vào hồ sơ sinh viên

Sau khi đã tạo được tài khoản trên web, tiếp theo, hãy điền các thông tin của mình vào hồ sơ du học Pháp như kế hoạch học tập, quá trình học tập trước đây, kinh nghiệm nghề nghiệp như thế nào, trình độ tiếng Pháp, các ngoại ngữ khác…

Chú ý rằng trước khi hợp thức hóa hồ sơ (Valider), bạn cần kiểm tra kĩ càng các thông tin mà mình vừa điền vì hố sơ sẽ được lưu lại nên không thay đổi được nữa.

Một trong các bước cần để xin visa du học đó là yêu cầu phần thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp TCF và buổi phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên bạn có thể được miễn thi TCF nếu có các loại bằng chứng minh trình độ khác như DELF B2, DALF … và có thể được MIỄN PHÍ buổi phỏng vấn trực tiếp trong trường hợp nhận học bổng Evariste Galois.

Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ du học Pháp

Khi đã chắc chắn về kế hoạch đi du học, bạn cần chuẩn bị kĩ các giấy tờ cần thiết để gửi tới Campus France – cơ quan này sẽ xử lí hồ sơ cho bạn, Bên ngoài hồ sơ hãy ghi rõ HỌ TÊN và SỐ HIỆU CÁ NHÂN trên Campus France:

Bộ hồ sơ cần có bản sao và dịch công chứng sang tiếng Pháp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bằng tốt nghiệp THPT
  • Bảng điểm THPT, giấy báo trứng tuyển Đại học tại Việt Nam
  • Bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học (Đã tốt nghiệp) hoặc bảng điểm và thẻ sinh viên (nếu đang học đại học)
  • Giấy chứng nhận trình độ tiếng Pháp (TCF- DAP, DELF B2, DALF..)
  • Giấy chứng nhận đăng kí vào cơ sở đào tạo ở Pháp ( thời gian học: trên 6 tháng)
  • Giấy khai sinh (bản sao)
  • Bản công chứng giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu
  • Các giấy tờ đi kèm khác như chứng nhận thực tập, chứng nhận kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ Tiếng Anh

Bước 4. Thi trình độ tiếng Pháp

Nếu chưa có các chứng chỉ Tiếng Pháp, thì bạn cần thi để đạt được yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ du học Pháp.

Bạn nên đăng kí thi TCF trước 1 tháng, sau lần thi đầu tiên, nếu chưa đủ tự tin về trình độ tiếng Pháp của bản thân có thể đăng kí thi lần 2 trước khi xin visa nếu lo điểm của mình không đủ cao để được visa hay nhận học.

Bước 5: Phỏng vấn tiếng Pháp 

Từ tài khoản cá nhân trên Campus France, bạn có thể chủ động đặt cuộc hẹn phỏng vấn trên website.

Buổi phỏng vấn thường kéo dài khoảng 20 phút tại văn phòng của Campus France,

Nội dung chủ yếu xoay quanh những thông tin bạn đã điền trên web.

Hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng các vấn đề này để có những câu trả lời thông minh và thống nhất. Hãy cố gắng thể hiện mong muốn du học ở Pháp của mình (Bạn có thể phỏng vấn bằng tiếng Pháp  hoặc tiếng Anh tùy theo chương trình mà bạn chọn)

Khi đi phỏng vấn, bạn phải đem theo bản gốc và bản dịch công chứng các giấy tờ cần thiết. Cuối buổi phỏng vấn, Campus France sẽ trao bạn giấy chứng mình đã trải qua buổi phỏng vấn và giấy này là bắt buộ trong hồ sơ xin visa du học Pháp

Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Pháp 

Khi đã hoàn thành cả 5 bước trên, bạn cần liên hệ với bộ phận làm Visa của Đại sứ quán Pháp và thường xuyên theo dõi trên trang web của đại sứ quán để biết tình hình xét duyệt hồ sơ xin visa,

Một khi hồ sơ được chấp thuận, bạn có thể đến lấy hộ chiếu có dán visa.

Trên đây là 6 bước để có 1 bộ hồ sơ du học Pháp hoàn chỉnh. Chúc các bạn du học thành công!

Liệu các trường “top” có nên luôn là lựa chọn duy nhất?


Được bước chân vào các trường Đại học xếp hạng cao mà chúng ta vẫn gọi là “trường top” vẫn là ước mơ cháy bỏng của đa số học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa Đại học – mỗi khi có học sinh nào được học bổng, thành tích thi cao là báo chí rầm rộ đưa tin phỏng vấn “con nhà người ta”- có thể kể đến các tấm gương thủ khoa trong thời gian gần đây của kì thi THPT Quốc gia.
Học các trường top có thể tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các trường đại học khác cũng có thể mang đến cho bạn một trải nghiệm tương tự hoặc tốt hơn.

Vậy đâu là yếu tố quyết định sự lựa chọn trường của mỗi chúng ta? Đó chính là những gì mỗi ngày được trải nghiệm trong quãng đời sinh viên.

Giáo dục không đơn giản là những gì mỗi sinh viên học trong lớp, mà đó là những trải nghiệm mình học hỏi được từ bạn bè và môi trường xung quanh. Mỗi trường đều có những thế mạnh riêng của mình và ngành đào tạo thế mạnh đó. Mỗi cá nhân nên lựa chọn những ngành này nếu phù hợp với đam mê của mình. Chúng ta không thể đánh giá một trường Đại học chỉ dựa vào những gì nghe thấy mà nên tìm hiểu sâu hơn về ngành đào tạo và lịch sử phát triển của trường và sự phù hợp của nó đối với hoàn cảnh của bản thân.

Cuộc sống trong trường đại học còn quan trọng hơn là chỉ quan tâm đến vấn đề học thuật. Việc học không chỉ giới hạn trong lớp học- Đây là tiêu chí quan trọng để đưa ra quyết định lựa chọn trường vì bạn không chỉ học như một con mọt sách hay chỉ để có tấm bằng mà còn là học để phát triển bản thân và trải qua quãng đời sinh viên của mình ở đó.

Tất nhiên các trường đại học thuộc Top đầu luôn là môi trường học tập đáng mơ ước, nhưng không phải lựa chọn duy nhất. Có nhiều yếu tố như niềm đam mê, động lực và năng lực cá nhân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sự nghiệp sau này mà những yếu tố này sẽ được ươm mầm và nuôi dưỡng để phát triển trong một môi trường giáo dục phù hợp.

Nên nhớ: PHÙ HỢP NHẤT chứ không phải TỐT NHẤT. Nếu được cả 2 thì càng tốt!