38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Lắng nghe – kỹ năng không thể thiếu trong việc học ngoại ngữ


Đối với nhiều người học ngoại ngữ, NGHE là kĩ năng khó nhất trong trong bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết.
Có 2 phương pháp là NGHE CHỦ ĐỘNG & NGHE THỤ ĐỘNG:
– Nghe thụ động là là khi người nghe không có phản ứng lắng nghe tích cực, chỉ nghe mà không tiếp thu hay xử lí thông tin.
– Nghe chủ động là khi người nghe tập trung lắng nghe với tất cả các giác quan và tiếp thu lời nói, cố gắng hiểu xem đối phương đang nói gì, hỏi lại những gì chưa hiểu và thậm chí là viết chúng ra giấy.

Mặc dù việc nghe thụ động cũng giúp bạn làm quen với âm điệu của ngoại ngữ nhưng nghe chủ động mới là phương pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao kĩ năng lắng nghe. Khi xem phim hoặc nghe nhạc bằng tiếng nước ngoài cũng vậy, bạn cần tập trung vào cuộc hội thoại hoặc lời bài hát để cố gắng hiểu nội dung và phát hiện những từ chưa biết. Có nhiều cách khác nhau để tạo động lực trong phương pháp nghe chủ động như trả lời các câu hỏi, viết ghi chú khi nghe hoặc viết lại nội dung đã nghe được.

Để hiểu được 1 câu nói, bạn không chỉ cần biết các từ vựng có trong câu nói đó mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như giọng nói, âm điệu hoặc cường độ của đối phương. Nếu bạn nghe không quen giọng nói hoặc âm điệu hoặc nghe không kịp thì hãy nói ra ngay để người nói điều chỉnh. Nghe mà không hiểu có thể che giấu một vài lần bằng cách gật đầu, nhưng sẽ bị “lộ” khi bạn phải đối thoại.

Bên cạnh đó, cùng 1 thông tin nhưng 2 người thuộc về những nền văn hóa tín ngưỡng, độ tuổi, trình độ hoặc học vấn khác nhau có thể hiểu và xử lý theo chiều hướng khác biệt, nên hãy chú ý và cố gắng giải thích điều mà bạn muốn diễn đạt một cách rõ ràng nhất.

1. Nghe chủ động là nền tảng của giao tiếp

Nghe chủ động nghĩa là tập trung lắng nghe người nói để hiểu được nội dung vấn đề. Là người nghe, bạn nên nhắc lại theo cách của mình những điều họ vừa nói – Như vậy không có nghĩa là bạn đồng ý với điều đó mà là bạn thật sự hiểu họ nói gì.

2. Thái độ nghe TÍCH CỰC 

– Tập trung sự chú ý vào nội dung câu chuyện. Hãy NGỪNG NGAY những hoạt động không liên quan để chú vào người nói hoặc chủ đề đang được thảo luận.
– Nhẩm lại trong đầu những điều bạn đã biết về vấn đề này, sau đó sắp xếp trước những kiến thức liên quan để phát triển thêm.
– Tránh sự mất tập trung, chọn chỗ ngồi gần người nói, tránh các nguồn gây mất tập trung.
– Cảnh giác và kiềm chế sự xúc động thái quá của bản thân.
– Bỏ những định kiến của bản thân sang 1 bên. Nên nhớ bạn ở đó để học những gì người khác muốn nói, chứ không phải ngược lại.

3. Thái độ nghe CHỦ ĐỘNG

– Tập trung vào người nói. Theo dõi, cố gắng hiểu người nói và đặt mình vào hoàn cảnh của họ và LẮNG NGHE VỚI MỌI GIÁC QUAN.
– Chủ động trước các câu hỏi, sử dụng ngôn ngữ cơ thể (ví dụ vươn người về phía trước, gật đầu, ánh mắt…) để khích lệ và tỏ dấu hiệu chú ý của bạn với người nói.
– Sau khi nghe, hãy cho người nói cơ hội nghỉ nếu đó là thời gian dài, cũng là để bạn tiếp nhận, sắp xếp thông tin. Hãy nhắc lại các ý quan trọng để xác nhận bạn hiểu nội dung và trình bày quan điểm cá nhân của mình.

Đó mới thực sự là giao tiếp hiệu quả và tăng cường khả năng ngoại ngữ của mình từ giao tiếp!
Hi vọng, với những chia sẻ trên của FI classe sẽ giúp bạn tăng cường, nâng cao kĩ năng nghe nói chung và khả năng ngoại ngữ của mình nói riêng.