38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Danh từ ghép trong tiếng Pháp


Les noms composés

Danh từ ghép là một mảng kiến thức khá phức tạp, vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, khó giải thích. Tuy nhiên, đối với những quy tắc đơn giản, bạn cần nắm vững bởi trong các đề thi vẫn thường có những câu liên quan đến nó. Nếu không nắm rõ, bạn có nguy cơ mất điểm rất cao, chắc điều này bạn biết. Để giúp đỡ các bạn trong việc học về danh từ ghép, Fi đã tổng hợp vài quy tắc tóm gọn dưới đây. Nếu chưa hiểu, chưa thuộc thì bạn cần ghi chép hoặc lưu lại ngay để lôi ra xem dần bạn nhé.

1. Définition (Khái niệm):

Danh từ ghép là một danh từ được tạo thành bởi nhiều từ (thường là 2 từ).

Danh từ ghép có thể là:

  • Un nom + un adjectif
  • Un nom + un nom
  • Deux adjectifs
  • Un verbe + un nom
  • Un adverbe + un nom

Danh từ ghép có thể được viết:

  • Giữa các từ có dấu gạch nối
  • Giữa các từ có một khoảng cách
  • Các từ được viết liền vào nhau

2. Le pluriel des noms composés (Danh từ ghép số nhiều) :

Trong từ ghép, nguyên tắc cơ bản là chỉ danh từtính từ chuyển sang số nhiều. Động từ, giới từ và trạng từ được sử dụng trong từ ghép không thay đổi. Cụ thể trong các trường hợp sẽ như sau :

  • Cas n° 1 : nom + nom

Nhìn chung, cả hai danh từ đều được chuyển thành số nhiều.

Exemple : des balais-brosses, des chiens-loups, des oiseaux-mouches.

Exception : des années-lumière, des timbres-poste.

  • Cas n° 2 : adjectif + nom

Nhìn chung, cả tính từ và danh từ đều chuyển về dạng số nhiều.

Exemple : des beaux-frères, des coffres-forts, des ronds-points.

 Exceptions :

+ Khi từ đầu tiên kết thức bằng -o, nó không thay đổi. 

Exemples : des auto-écoles, des Franco-Canadiens, des micro-ondes.
+ Trong từ ghép có « demi », nó sẽ không thay đổi. 

Exemples : des demi-journées, des demi-baguettes.

+ Tính từ « grand » có thể chuyển sang số nhiều hoặc không khi danh từ phía sau là giống cái

Exemples : des grands-mères/des grand-mères ; des grands-voiles/des grand-voiles.

  • Cas n° 3 : adjectif + adjectif 

Mỗi tính từ đều cần chuyển về dạng số nhiều.

Exemple : Des saveurs aigres-douces, des clairs-obscurs, des sourds-muets…

  • Cas n° 4 : verbe + nom 

Động từ được giữ nguyên và chia ở ngôi thứ 3 số ít thì hiện tại, còn danh từ thì có thể chuyển sang số nhiều hoặc không tùy nghĩa.

Exemple : Un portemanteau  ? Des portemanteaux

Un chasse-neige ? Des chasse-neige (vì không tồn tại « des neiges »)

Ngoài ra, còn có những danh từ luôn luôn ở dạng số nhiều : un sèche-cheveux ? des sèche-cheveux…

EXCEPTION : Danh từ với từ « garde » thì sẽ hợp nếu nó mang nghĩa là « gardien »

Exemple : Un garde-malade   ?  Des gardes-malades  

Mais : Un garde-manger  ? Des garde-manger.

  • Cas n° 5 : verbe + verbe

Cả 2 động từ đều không hợp

Exemple : des savoir-vivre, des va-et-vient, des laissez-passer…

  • Cas n° 6 : adverbe ou préposition + nom 

Chỉ hợp danh từ

Exemple : Une avant-scène  ?   Des avant-scènes

Des à-côtés, des en-têtes, des arrière-boutiques…

  • Cas n° 7 : nom + préposition + nom

Chỉ danh từ đầu tiên cần chuyển sang số nhiều

Exemples : des arcs-en-ciel, des nids-de-poule, des chefs-d’œuvre.

Exceptions : des pot-au-feu, des rez-de-chaussée, des tête-à-tête.

  • Cas n° 8 : phrases lexicalisées (cả một cụm, một câu)

Cả cụm đó sẽ không thay đổi

Exemples : des va-t-en-guerre, des je-ne-sais-quoi…

————-

Thật ra thì cũng hơi nhức óc đúng không các bạn? Nhưng tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, thằng học thì phải hơn thằng không học chứ. Thử lôi vài từ ra thách đứa bạn bên cạnh chuyển thành số nhiều xem nó có làm được không nào. Nếu nó không làm được mà bạn làm được thì có cớ để vênh váo rồi :)))) Nói vậy cho vui thôi chứ đã học ngôn ngữ thì mảng kiến thức nào cũng cần động vào các bạn nhé.

– Ánh Tuyết –