38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

8 câu nói truyền động lực cho bạn mỗi ngày


Danh ngôn tiếng Việt hay tiếng Anh, bạn đã biết quá nhiều…

Hãy thử xem cách mà người Pháp truyền động lực sẽ như thế nào nhé!

  1. Dũng cảm, nghĩa là sống là chính mình, mỗi ngày, dù cho thế giới có bảo bạn là người này hay là người kia
  2. Hãy ước mơ về một cuộc sống đầy màu sắc, đó là bí mật của hạnh phúc
  3. Cuộc sống giống như một chiếc xe đạp, bạn cần tiến về phía trước để không mất thăng bằng
  4. Nghĩ suy trong ngày
    Nghĩ như một người trưởng thành
    Sống như một thanh niên
    Đưa ra lời khuyên như một người nhiều trải nghiệm
    Và đừng bao giờ ngừng ước mơ như trẻ thơ
  5. Học cách
    – Vui không rượu
    – Nói chuyện không bằng điện thoại
    – Yêu không cần điều kiện
    – Mơ không cần chất ma tuý
    – Cười không chỉ khi selfie
  6. Tin vào bản thân mình là bí quyết đầu tiên để thành công
  7. Tôi sẽ thành công bởi tôi tin tưởng tuyệt đối rằng tôi sẽ làm được điều đó
  8. 5 điểm quan trọng để sống hạnh phúc là:

Tin vào bản thân mình

Làm điều tốt

Luôn tha thứ

Trở nên tích cực

Không làm điều xấu với người khác

– Thanh Ngân –

5 bước cần làm để giỏi ngoại ngữ thật nhanh


Lí do phổ biến nhất khiến cho các bạn không thể giỏi ngoại ngữ đó là do không chủ động tạo cơ hội giao tiếp, trò chuyện với bạn bè hay người bản địa. Đi học mà suốt ngày chỉ đến lớp nghe giảng rồi nhốt mình trong phòng trọ thì bạn chẳng bao giờ cải thiện được kĩ năng ngoại ngữ cả.

Vậy phải làm gì để cải thiện ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Pháp để chuẩn bị đi du học? Tham khảo ngay các tips dưới đây nào:

1. Tích cực trên lớp và tham gia câu lạc bộ
Trong quá trình học trên lớp, nên tích cực đóng góp ý kiến, và xung phong được thuyết trình trước bạn bè, thầy cô. Có thể những lần đầu bạn chưa quen, ngại hay xấu hổ vì trình độ tiếng Pháp không được tốt, vì phát âm chưa chuẩn, nhưng chắc chắn trải qua nhiều lần như thế bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều.
Bởi tại nước ngoài, nếu nói sai, bạn sẽ được góp ý và được chỉnh sửa ngay lập tức. Đó chính là lý do tại sao, nhiều bạn đi du học về thường có phong thái rất tự tin trước đám đông.
Ngoài ra, có một kinh nghiệm khác để sinh viên có cơ hội rèn luyện tiếng Pháp đó làm hãy tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, các hội nhóm về Tiếng Pháp. Đây vừa là cách để ghi điểm trong mắt bạn bè, thầy cô mà cũng là cách mở rộng mối quan hệ, được giao tiếp tiếng Pháp với nhiều bạn có cùng mục đích như mình.
Một buổi offline của CLB giao tiếp tiếng Pháp FIclub
2. Bắt chước người bản xứ
Để có giọng điệu và phát âm tiếng Pháp chuẩn như người bản xứ thì bạn phải học cách bắt chước. Tức là khi người nước ngoài giao tiếp hoặc nghe các video, bạn có thể nghe và lặp lại y như thế. Phương pháp này thực sự rất hiệu quả. Thay vì chỉ “xem” và “nghe” clip học qua hình ảnh thì đây lại là cách học trực tiếp, và sẽ sống động, thú vị hơn nhiều vì bạn còn thêm bước tự luyện nói.
Trong quá trình nghe và bắt chước, ngoài việc học cách phát âm, ngữ điệu thì nếu tập trung bạn còn có thế học hỏi thêm được những từ mới, cách dùng câu trong từng ngữ cảnh.
Việc bắt chước có thể thực hiện ở bất cứ đâu, ở trên lớp, trên xe buýt hay ở trong các trung tâm thương mại- nhưng các địa điểm công cộng muốn lặp lại thì giảm âm lượng để tránh làm phiền người khác nhé. Một thời gian, chắc chắn trình độ giao tiếng tiếng Pháp của bạn sẽ trôi chảy hơn.
3. Kết thân với bạn bè quốc tế

Kết bạn ở đây theo nghĩa rộng, là các bạn ở câu lạc bộ, trong các chương trình trao đổi sinh viên, trong cùng khi trọ…chứ không chỉ trong lớp học.

Việc kết thân với bạn bè quốc tế không phải mục đích để tổ chức các cuộc vui chơi ăn uống…mà là cách để bạn có nhiều cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Pháp. Những người bạn này sẽ mang lại cho bạn những câu chuyện thú vị về văn hóa Pháp.

Khi chơi thân thì ngoài việc có thể cải thiện kĩ năng giao tiếp Tiếng Pháp, giúp đỡ nhau trong học tập, mà khi gặp bất cứ vấn đề gì trong đời sống hàng ngày, bạn cũng có thể chia sẻ cùng họ để có những lời khuyên hữu ích.

Có thêm nhiều bạn bè quốc tế là cách tuyệt vời cải thiện khả năng giao tiếp

4. Lựa chọn công việc để làm thêm

Rất nhiều bạn lựa chọn đi làm thêm không chỉ để kiếm thêm thu nhập mà còn là cách để các bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp Tiếng Pháp với người nước ngoài.
Tốt hơn hết là bạn nên chọn những nơi làm việc có thể sử dụng Tiếng Pháp ví dụ phục vụ trong quán café, quán Bar, hoặc trong các cửa hàng thức ăn nhanh chẳng hạn.
Nếu chọn những công việc làm cho người Việt Nam thì bạn chỉ có lợi thế là dễ trao đổi mọi vấn đề với chủ thôi còn nếu có cơ hội lựa chọn thì nên làm cho người nước ngoài vừa có lương cao hơn, vừa rèn luyện được nhiều kỹ năng và cải thiện trình độ ngoại ngữ.
Không thiếu những công việc giúp bạn vừa kiếm tiền vừa học ngoại ngữ
5. Hạn chế chat chit trên mạng bằng tiếng Việt
Trừ khi có việc cần thiết để tra cứu thông tin hay học tập thì bạn nên rời xa máy tính vì dùng nhiều không những hại sức khỏe mà còn lãng phí thời gian. Thay vào đó, bạn có thể học tiếng Pháp  để giúp ích cho việc học cũng như công việc sau này.

22 CỤM TỪ HÀI HƯỚC KHÓ ĐỠ NHẤT TRONG TIẾNG PHÁP


Đừng tưởng tiếng Pháp chỉ có những câu lãng mạn thôi nha. Trong tiếng Pháp cũng có những thành ngữ/cụm từ làm nên sự hài hước, khó đỡ này đấy. Các bạn cùng Français Intéressant classe khám phá nhé!

1. Người Pháp sẽ không kêu bạn “ngu ngốc” … họ sẽ nói bạn “đần độn như một cây chổi” (Être con comme un balai).

2. Người Pháp sẽ không “từ chối” một lời mời hẹn hò … họ sẽ “ném cho bạn một cái cào đất” (Se prendre un râteau).

3. Người Pháp sẽ không nói “không quan tâm” … họ sẽ nói “quan tâm như thể quan tâm đến cái áo đầu tiên” (S’en foutre comme de sa première chemise).

4. Người Pháp sẽ không nói “cái này làm tao khó chịu” … họ nói “cái này làm người tao phù lên rồi” (Ça me gonfle).

5. Người Pháp sẽ không nói “mặc kệ tao” … họ nói “tự đi luộc cho mày một quả trứng đi” (Aller se faire cuire un œuf).

Người Pháp sẽ không nói “mặc kệ tao” … họ nói “tự đi luộc cho mày một quả trứng đi”

6. Người Pháp sẽ không nói “mày đang cáu kỉnh” … họ nói “mày đang đánh rắm quanh co” (Avoir un pet de travers).

7. Người Pháp sẽ không “phát điên” … họ “tháo kíp nổ” (Péter un plomb).

8. Người Pháp sẽ không nói “vụng về” … họ nói “hai chân đi cùng một chiếc guốc” (Avoir les deux pieds dans le même sabot).

9. Người Pháp sẽ không nói “tôi tràn đầy năng lượng” … họ nói “tôi có khoai tây”

Người Pháp sẽ không nói “tôi tràn đầy năng lượng”… họ nói “tôi có khoai tây”

10. Người Pháp sẽ không nói “đừng có xía vào chuyện của người khác” … họ nói “tự xử lý đám hành của mày đi” (Occupe-toi de tes oignons).

11. Người Pháp sẽ không nói “cháy túi” … họ nói “bị gặt sạch như cánh đồng lúa mì” (Être fauché comme les blés).

12. Người Pháp sẽ không nói “rất may mắn” … họ có “vận may của một kẻ bị cắm sừng” (Avoir une veine de cocu).

13. Người Pháp sẽ không nói làm một điều gì đó hoàn toàn “vô ích, vô dụng” … họ nói “tè vào cái đàn violon” (Pisser dans un violon).

14. Người Pháp sẽ không nói “vô ơn” … họ “nhổ vào bát súp” (Cracher dans la soupe).

Người Pháp sẽ không nói “vô ơn”… họ “nhổ vào bát súp”

15. Người Pháp sẽ không “làm chuyện bé xé ra to” … họ “làm cả một miếng phô mai từ chuyện đó” (En faire tout un fromage).

Người Pháp sẽ không “làm chuyện bé xé ra to”… họ “làm cả một miếng phô mai từ chuyện đó”

16. Người Pháp sẽ không “mắng mỏ ai đó” … họ “quát ai đó như quát một con cá thối” (Engueuler quelqu’un comme du poisson pourri).

17. Đàn ông Pháp không đi “chịch dạo” … họ đi “nhúng bánh quy” (Tremper son biscuit).

18. Người Pháp không nói “ngạo mạn” … họ nói “đánh rắm cao hơn mông” (Péter plus haut que son cul).

29. Người Pháp không “làm ai đó câm miệng” … họ nói “cào vào mỏ ai đó” (Clouer le bec de quelqu’un).

20. Người Pháp không cảm thấy “mệt mỏi” … họ “nhét đầu vào mông” (Avoir la tête dans le cul).

21. Người Pháp không nói “lạc đề” … họ nói chủ đề đó “không liên quan gì đến món dưa cải muối” (Ca n’a rien à voir avec la choucroute).
*sauerkraut: món dưa cải muối nổi tiếng của Đức

[Nguồn: Matador Network]

Cuộc thi Start-Up Francophone 2019


Start-up Francophone 2019 là cuộc thi khởi nghiệp dành cho các bạn trẻ nói tiếng Pháp ở châu Á.

GIẢI THƯỞNG

Giải nhất: 1 kỳ thực tập 2 tuần ở Paris

Giải nhì: 1 kỳ thực tập 2 tuần ở Hà Nội

2 giải ba: 250 euros

THỜI GIAN

  • 31/5 – Hạn cuối đăng ký tham gia
  • Trình ý tưởng theo mẫu trước 1/6
  • Công bố 30 ý tưởng tốt nhất, và cụ thể hóa chúng thành kế hoạch kinh doanh trước 5/9
  • 15/9: công bố 5 kế hoạch kinh doanh xuất sắc nhất lọt vào chung kết, dự kiến tổ chức ở Viện công nghệ Campuchia

MỤC ĐÍCH

Nhằm kết nối các cơ sở đào tạo với những người có ảnh hưởng về kinh tế, xã hội ở địa phương.

ĐỐI TƯỢNG

Dành cho người sử dụng tiếng Pháp dưới 35 tuổi

Mỗi người tham gia chỉ được giới thiệu duy nhất 1 kế hoạch kinh doanh

Cá nhân/ nhóm tham gia cần quan tâm: tính độc đáo của ý tưởng, điểm đổi mới của ý tưởng như công nghệ, kinh tế, xã hội, mỗi trường, nặng lượng…, ý tưởng xuất phát từ đâu,…

Link đăng ký tham gia: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScA3-IUJlcQUqI3cZ3Fqhry0BQYqAyapa4jJAeS5xiDGqyrvQ/viewform

Đi du học được gì ngoài một tấm bằng Tây?


Sau bao nhiêu năm du học ở trời Tây, trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc và thử thách của những ngày tháng xa nhà, mình cũng thường chỉ cười và không bao giờ trả lời khi ai đó vô tình hỏi: “Đi du học chắc là Sướng lắm anh nhỉ?”.

Đơn giản là vì đó là một câu hỏi sẽ không bao giờ trả lời được. Định nghĩa thế nào là Sướng – Khổ nhân gian biết bao năm nay vẫn đang miệt mài tranh cãi và chưa bao giờ đi đến một đáp án thống nhất. Người ăn chay có sướng vui khi sống giữa xứ sở toàn của ngon vật lạ? Người thích yên tĩnh có vui vẻ khi đứng giữa phố đông người? Người chỉ yêu mặt trời có thoải mái giữa nơi bốn bề tuyết phủ? Vậy du học có Sướng hay không, xin hãy cứ để là một câu hỏi mở cho riêng mỗi người.
Thế nhưng, bằng chính bản thân của những tháng ngày đã qua, mình tin chắc chắn một điều: Du học là… Được.

Đằng sau những thảm cỏ xanh mượt, sau những bầu trời đầy hoa, đằng sau những kỳ ảo, tấp nập của những siêu thành phố như các bạn vẫn thấy đây đó… lại là những bài học rất lớn mà những người trẻ đặc biệt nên có và trải nghiệm một lần trong đời.

Du học: Được gì ngoài một tấm bằng Tây?

  1. Du học là được… KHỔ

Nghe thì kỳ cục, người ta thường chỉ nói “được” sướng, và “bị” khổ, chứ không ai nói “được” khổ cả. Nếu như, quyền được mưu cầu hạnh phúc là nhân quyền cơ bản thì quyền được khổ, được trải nghiệm cái khổ để có động lực phát triển cũng vậy.

Tuy nhiên, rất nhiều ông bố bà mẹ Việt thường có xu hướng muốn tước đoạt không báo trước của con cái quyền này. Để cho con khổ là nỗi ám ảnh mà không phụ huynh nào mong muốn, nhất là trong điều kiện cuộc sống ngày một tốt hơn. Nhưng tập cho con khổ để làm quen và tự vượt qua nỗi khổ thì lại ngày càng ít người nghĩ tới.

Những tháng năm du học sẽ làm xuất sắc công việc đó. Không còn bố mẹ ở cạnh bên, không người giúp việc, không quá nhiều bạn bè giữa một miền đất chẳng ai biết mình là ai, những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi sẽ tự phải biết bước từng bước đầy trách nhiệm với bản thân trên con đường thô ráp của cuộc sống độc lập nơi xứ người.

2. Du học là được… HỌC YÊU THƯƠNG

Hãy tin mình đi, bạn chưa bao giờ cảm nhận được tiếng hồi đáp “Alo, con đấy ah? Con phải không?” của bố mẹ mình lại thân thương biết nhường nào cho đến khi bạn nghe điều đó từ cách xa hàng ngàn km. Khoảng cách làm người ta dửng dưng với những giận hờn, thờ ơ với những lời chê trách… mà chỉ còn đắm đuối với những yêu thương – tình cảm gia đình thiêng liêng mà đôi khi gần nhau quá đã có lần sao lãng.

Có những cậu trai cao lớn, mạnh mẽ, chưa bao giờ biết chịu ở nhà với mẹ cuối tuần nhưng khi đã xa rồi, nhìn mẹ cười trên màn hình skype mà con oà khóc vô tư như ngày thơ bé. Và cũng có những cô gái dù vẫn bị bố mẹ gắn mác Ms. Đoảng, Ms Vô tâm…..cũng đã biết dành hàng giờ trong cửa hàng để chọn đi chọn lại một màu cà vạt đẹp nhất để tặng bố.

Dù chưa có một kết quả khảo sát chính thức, mình vẫn giữ niềm tin rằng, phần đông du học sinh sẽ biết trân trọng và yêu thương hai tiếng “Gia đình” hơn rất nhiều sau những tháng năm xa xứ.

3. Du học là được… ĐỘC LẬP TRƯỞNG THÀNH

Phần đông bố mẹ thường nghĩ rằng con mình sau 2 tuổi chắc chắn đã tập đi và bước đi vững chãi nhưng không hẳn vậy. 16-25 tuổi, tự thân mỗi chúng ta lại đều phải tập đi một lần nữa, khó hơn và gian nan hơn, tập bước đi …..trên đường đời.  Quá trình ấy sẽ càng khó hơn và dai dẳng hơn khi đằng sau bạn, luôn có ánh mắt của cặp đôi yêu thương bạn nhất trên thế gian nhưng lại luôn muốn giành luôn lượt chơi của bạn trên đường đời bằng “bế”, “cõng”, “ôm”…..và vô số các hành vi yêu thương sai cách khác mà họ có thể nghĩ ra chỉ vì sợ bạn…..ngã.
Khi du học, Ốm: Một mình! Lạc đường: Một mình! Đói bụng: Một mình! Rắc rối: Một mình…..! Bạn cứ tự nhiên mà khóc mà buồn, rồi thản nhiên mà đứng dậy đi tiếp một cách khôn ngoan và mạnh mẽ hơn như cuộc đời này cần bạn phải thế.
Quỹ tích các điểm “Một mình” đó tạo ra một trường phát triển tuyệt vời để đào luyện ra những công dân mạnh mẽ, trưởng thành và độc lập đúng nghĩa hơn là những “em bé” tuổi 20 đến giờ cơm vẫn cần mẹ gọi.

4. Du học là được… THẤY

Không phải là thấy quả nho ở bển thì to hơn quả cam ở nhà. Mà là thấy bước chân của những người xung quanh ta luôn nhanh hơn, khẩn trương hơn. Thấy 8 tiếng làm việc là thực sự 8 tiếng làm việc, chứ không phải là tổng của phép cộng vội: 2 tiếng cà phê + 2 tiếng chơi game + 2 tiếng trò chuyện + 1 tiếng tranh cãi với 1 tiếng làm việc ít ỏi.

Thấy mình sẽ vô cùng lạc lõng thế nào nếu trót dại nói hơi to trên xe bus hay thấy ánh mắt lạ kỳ của bạn bè đang đợi chờ khi mình trót đến muộn… Họ coi đó là khác thường trong khi ta đã quen và cho rằng đó là những điều bình thường.

Từng giờ từng phút thấy, ngày ngày thấy, sống để thấy, và thấy để sống… tự thân sẽ có lúc bạn thấy mình đã khác rất nhiều so với ngày mới đến. Thấy trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ của mình đã có chút mùi hương của một xã hội văn minh; thấy được sự lợi hại của giáo dục xã hội. Đó là chính là cái thấy của du học khác du lịch.

Có lẽ, đã đến lúc những người Việt trẻ nên chủ động chọn cách mình lớn lên. Trật tự xưa nay “Con cứ việc học và học, còn thế giới để bố mẹ lo…” nên dần đổi thay thành “Bố mẹ sinh con, còn thế giới, làm ơn, để tự con khám phá”. Và du học là một cơ hội rất lớn để bạn thử sức mình làm điều đó.

Du học là một chuyến bay khứ hồi mà chiều đi là hi vọng và vô vàn gian nan; chiều khứ hồi chưa chắc đã là thành công và hạnh phúc. Không có một tấm vé nào như thế trên đường bay cuộc đời ngoài sự cố gắng không ngừng nghỉ của mỗi chúng ta mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng, hãy bay lên để biết rằng: Chúng ta là bé nhỏ giữa cuộc đời lớn rộng và luôn cần vươn cao.
Vậy nên, các bạn trẻ nếu có cơ hội du học: Hãy đi đi, đừng sợ!

(Nguồn: Hoàng Huy/scholarshipplanet.info)

Tại sao gà trống Gô-loa được chọn là biểu tượng của nước Pháp?


Từ lâu, đội tuyển bóng đá Pháp đã được gắn liền với hình ảnh “Những chú gà trống Gô-loa” (trong tiếng Pháp là Gaulois), không chỉ vậy, đối với những người yêu nước Pháp, chắc chắn ai cũng biết rằng đây được coi là biểu tượng cho quốc gia này dù chưa được sử dụng 1 cách chính thức ở bất kỳ đế chế hay nền cộng hòa nào.

Những chú gà trống Gô-loa – biểu tượng gắn liền với Đội tuyển bóng đá Pháp

Biểu tượng gà trống Gô-loa tượng trưng cho sự chân thành và tươi sáng.

Nó cũng từng xuất hiện trên lá cờ cách mạng Pháp và biểu trưng cho sự cho sự kiên cường, dũng cảm của người dân bởi những chú gà trống Gô-loa này sở hữu 1 vẻ ngoài đẹp đẽ với chiếc mào đỏ rực đầy oai vệ, dáng gáy vô cùng hiên ngang và đuôi dài, cong cong, mang màu xám xanh như những thanh đoản kiếm nhỏ.

Để nói đến nguồn gốc của loài vật này, trước hết chúng ta nên biết ở đây bao hàm cả sự chơi chữ hài hước của người Pháp.Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa (Gaulois), tiếng Latinh là Gallus, có nghĩa là gà trống. Không những thế, gà trống còn có 1 vai trò quan trọng ở các vùng nông thôn xưa, cho nên dần dần, nó trở thành biểu tượng đặc trưng cho quốc gia này.

Mặt khác, ở thời Trung Cổ, gà trống còn được sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, biểu trưng cho niềm tin và hy vọng. Chúng ta có thể thấy điều này dễ dàng trên nóc các tháp chuông, nhà thờ.

Cho đến thời kỳ phục hưng của châu Âu, nó lại được sử dụng rộng rãi hơn và gắn liền với sự hình thành của nước Pháp, bằng chứng là dưới các đế chế, vương triều ở thời kỳ này, chúng ta có thể thấy hình ảnh gà trống Go-loa xuất hiện ở hầu hết các bản chạm khác và đồng tiền.

Thậm chí, đến những năm 1870-1940, tại điện Elysees (Phủ tổng thống ngày nay), hình ảnh chú gà trống còn được trang trí tại 1 cánh cổng lớn và nó có tên là “Cổng gà trống”.Biểu tượng gà trống Gô-loa còn có thể tìm thấy tại bảo tàng Louvre hay điện Versailles.

Hình ảnh gà trống trên cánh cổng tại điện Elysees.

Trên thực tế, không chỉ có Pháp chọn những chú gà là biểu tượng của mình, mà đối với rất nhiều quốc gia gà trống đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng.

Ví dụ như Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư cũng sử dụng thuật ngữ “chim Ba Tư” (ý chỉ gà trống) do tầm quan trọng cũng như công năng của gà trống trong xã hội Ba Tư.

Hay như trong nhiều truyện cổ tích châu Âu lưu truyền rằng, ma quỷ hay chuyện xấu sẽ chạy trốn thật xa khi nghe phải tiếng gáy của gà trống.
Điều này cũng tương đối giống với 1 số nước châu Á, đôi khi còn được xưng tụng làm thần (Thần Kê) hay được coi là 1 trong 12 con giáp, tượng trưng cho các nước phương Đông. Tại Indonesia, gà trống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hinđu.

Còn tại Nhật Bản, người dân nơi đây coi chúng là loài vật linh thiêng, thường được gắn với những câu chuyện thần thoại trong lịch sử. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất có thể kể đến là:

“Nữ thần Mặt Trời Amaterasu vì phẫn nộ trước những hành động ngang ngược, vô lối của em trai mình là thần Bão Tố Susano nên đã lánh vào 1 Thiên Nham (hang trời) rồi lấp kín đường vào, khiến khắp nhân gian bị bao trùm màn đêm u ám, tối tăm. Lo lắng trước tình hình đó, các vị thần khác đã họp nhau và tìm cách đưa nữ thần. Amaterasu ra khỏi hang, mang ánh sáng trở lại mặt đất.
Và cuối cùng, họ thống nhất là dùng những con gà trống tốt nhất, khỏe nhất, thi nhau gáy để mời gọi lại nữ thần. Kết hợp thêm 1 vài mưu mẹo khác, chư thần cuối cùng đã đưa được Amaterasu trờ lại.

Nhân mùa EURO 2020, xem thêm bộ từ vựng tiếng Pháp chủ đề Bóng đá để vừa hòa chung nhịp đập thể thao vừa có thêm vốn từ bình luận bóng đá nhé!

– Thanh Ngân (tổng hợp) –

TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP CHỦ ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ


[Vocabulaire des relation internationales]

Nhân sự kiện hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội (2/2019), cùng FI điểm qua một số từ vựng chủ đề Quan hệ Quốc tế nhé!

 

[sociallocker id=”1376″]

test locker

[/sociallocker]