38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

Việc làm thêm cho sinh viên tại Pháp


Ở Pháp, đặc biệt là Paris, công việc làm thêm rất phổ biến trong giới sinh viên. Có rất nhiều các loại hình công việc phù hợp với hoàn cảnh, thời khóa biểu của mỗi bạn – Điều quan trọng là bạn phải biết cách tìm kiếm.

Dù là công việc làm thêm nhưng bạn vẫn phải chú ý đến CV + Lettre de movation (thư xin việc). Nên trình bày CV và thư rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn. Có một kinh nghiệm đi làm là họ để ý đến những người đã từng có kinh nghiệm đi làm dù việc đó không giống với việc đang tuyển bởi họ đánh giá cao sự va chạm trong cuộc sống. Cho nên, ở Việt Nam, bạn từng làm thêm công việc làm thêm nào thì đừng ngần ngại đưa vào hồ sơ xin việc ở Pháp.

Về mặt luật pháp, sinh viên nước ngoài tại Pháp với thẻ cư trú “Sinh viên” được phép làm việc tại Pháp mà KHÔNG CẦN xin giấy phép lao động với điều kiện tổng số giờ làm việc trong năm không quá 964h.

Có một điều các bạn sinh viên nên lưu ý đó là đối với các công việc làm thêm, nên chọn những công việc được chủ khai báo (déclaration) – điều này có lợi cho bạn vì có hợp đồng và bạn được đảm bảo lương SMIC (lương tối thiếu)

Theo như thống kê, có 6 loại công việc chính như sau:

1. Trông trẻ

Công việc này có thể dễ dàng tìm thấy trên các site internet với từ khóa garde d’enfant hoặc baby sister đặc biệt là site https://www.bebe-nounou.com/. Công việc này bao gồm những hình thức trông trẻ như sau:

  • Baby sister: Với trẻ em dưới 2 tuổi, chưa xin được một chỗ trong nhà trẻ (crèche), bố mẹ bé sẽ cần những bạn trông trẻ gần như cả ngày (thường từ khoảng 9 giờ sáng đến 7 giờ tối), công việc này thích hợp với những bạn đang trong quá trình học tiếng có nhiều thời gian rỗi, vừa có thể trông trẻ vừa học.
  • Sortie d’écoles, le mercredi (Trông trẻ hàng ngày sau giờ học và cả ngày thứ 4): trường hợp này rất phổ biến, vì thích hợp với giờ học của các bạn sinh viên, các bạn sẽ đến trường đón bé, thường là 16h30 (đối với trẻ đi mẫu giáo và cấp 1) đến 18h (đối với trẻ đi nhà trẻ, đưa chúng về nhà, tắm cho trẻ, cho ăn và chơi cùng chúng cho đến lúc bố mẹ trẻ về. Đối với những trẻ đã đi học thỉnh thoảng các bạn sẽ giúp chúng làm bài tập
  •  Jeune fille au pair (ở cùng nhà với gia đình chủ nhà): với vông việc này, có thuận lợi là bạn có nhà ở luôn, được bao cả ăn và ngoài ra được trả thêm một khoản tiền để tiêu vặt. Nhưng điều kiện bất tiện là bạn không có thời gian tự do dành cho bản thân mình
  • Occasionnel (trông buổi tối): thường thì bố mẹ bọn trẻ sẽ cần đến bạn vào buổi tối khi họ có hẹn ăn uống hoặc đi xem phim, ca nhạc (tuef 20 – 24h). Bạn thực chất chỉ đến để trông nhà cho họ vì bọn trẻ thường đã hoặc chuẩn bị đi ngủ khi bạn đến. Lương bạn được trả cho việc này thường cao hơn so với những việc khác nhưng công việc này không thường xuyên.
  • Vacances (kì nghỉ): gia đình bọn trẻ cần bạn đi cùng đến các tỉnh khác nơi họ đến du lịch, cũng có thể chỉ có bạn đi cùng bọn trẻ đến một vùng quê nơi ông bà chúng sống còn bố mẹ chúng sẽ ở lại thành phố làm việc và chỉ đến đó vào những ngày cuối tuần

2. Công việc nhà hàng

Bạn có thể làm việc trong 1 nhà hàng (Việt Nam hoặc nước ngoài) hoặc trong 1 cửa hàng ăn nhanh (Mc Donald, Qiuck, KFC).

  • Serveur (bồi bàn, tiếp viên): bạn cần nhanh nhẹn và có khả năng thu xếp vị trí ngồi cho khách thật tốt. Trong các cửa hàng ăn nhanh, công việc thường sẽ là bán đồ ăn tại quầy, chuẩn bị đồ ăn hoặc dọn dẹp.
  • Aide de cuisine (phụ bếp): công việc này khá nặng nhọc nên thường thích hợp với các bạn trai hơn.
  • Vendeur (bán hàng): bạn sẽ được học kĩ năng sử dụng máy tính và khả năng giao tiếp với khách hàng khi bắt đầu công việc.
  • Livreur (giao hàng): công việc này dành cho các bạn trai vì người làm công việc này sẽ phải sử dụng xe gắn máy (phân khối nhỏ) giao hàng tận nhà cho khách hàng.

3. Caissier(ère) – tính tiền ở siêu thị

Công việc này khá ổn định và không quá nặng nhọc, thường thì các bạn nữ được ưu tiên hơn khi người chủ tuyển nhân viên. Với công việc này bạn nên đặt hồ sơ xung quanh các siêu thị bạn sống để được ưu tiên hơn những người ở xa.

4. Réception – lễ tân khách sạn 

Bạn sẽ nhận đặt phòng của khách, thu xếp phòng cho khách, đón tiếp khách thật chu đáo cho đến lúc họ rời khách sạn (có khi phải trực khách sạn buổi đêm). Công việc này vào kì nghỉ hè khi có nhiều khách du lịch, bạn rất dễ tìm. Như vậy bạn có thể làm việc cả ngày (temps complet 35h/semaine) trong năm học không phải đi làm nữa.

5. Femme de ménage – người dọn nhà

Bạn sẽ làm việc 1 – 2 lần/ tuần đối với nhà riêng và có thể hàng ngày đối với các khách sạn (tùy theo khả năng của bạn), công việc này thường được trả lương cao hơn so với các công việc khác.

Do ngay trong từ ngữ nói về công việc này, người Pháp đã dùng chữ “femme” chỉ người phụ nữ nên công việc này thường chỉ dành cho các bạn nữ.

6. Công việc hè

Hái quả (bạn đến các vùng trồng nho làm rượu hoặc trồng những cây hoa quả làm mứt, bán hàng…) Với tất cả các công việc trong dịp này, bạn sẽ được làm trong thời gian tối đa quy định (35h/ tuần) dành cho sinh viên.

Có một số công việc khác như bán hàng cho các cửa hàng di động ở Disneyland, trực điện thoại, nhân viên trong cửa hàng rửa ảnh, đi phát tờ rơi…..

Hồng Nhung – FI Classe trong tôi là…


“Vouloir,c’est pouvoir”

Tôi đến với FI Classe một cách tình cờ – nhưng trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Khi mà chỉ còn 2 tháng nữa là đến kì thi DELF mà vẫn chưa tìm được 1 lớp học phù hợp cho mình, trong khi tiếng pháp của tôi thì không khác gì một chiếc tổ ong.

Phải nói tôi khá là khó tính, tìm được 1 lớp phù hợp không phải dễ! Một ngày đẹp trời, tìm vu  vơ trên mạng thì tôi bị thu hút bởi cái tên ấy: Francais Interesant.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là trung tâm làm việc khá nghiêm túc từ lúc chị Hà tư vấn cho tôi đến lúc tôi làm bài test đầu vào. Lúc đó tôi cũng chỉ nghĩ: ok, học thử xem sao. Học rồi thì tôi nhận ra rằng lớp học này … đúng là sinh ra để dành cho những người khó tính giống tôi.

Chị Hà là 1 cô giáo rất có tâm, có tâm từ cách trang trí lớp học, từ các cuốn giáo trình đến các buổi học. Chị dạy chúng tôi cách học, cách giải quyết vấn đề của mỗi người về tiếng Pháp, cả về những câu chuyện trong cuộc sống. Chị quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Chị luôn dành 1 món quà xinh xắn, ý nghĩa cho người được điểm tốt để động viên, khích lê.

2 tháng miệt mài với sự giúp đỡ của chị, tôi thi được B1 với 1 số điểm không quá cao nhưng tôi nghĩ khá là xứng đáng ^^ . Cảm ơn chị Hà, cảm ơn gia đình Francais interessant <3

Thông tin về Hồng Nhung, cô bạn có thành tích “khủng” – lại một con nhà người ta:

  • Giải Nhì HSG Tỉnh môn Hóa năm lớp 9
  • 2 giải ba quốc gia môn Hóa học năm lớp 11, 12
  • Giải ba môn Hóa học cuộc thi HSG vùng duyên hải Bắc Bộ
  • Sinh viên Đại học Y Hà Nội, học viên FI Classe

 

Đăng kí nhập học tại Pháp như thế nào?


Đặt chân sang Pháp rồi, nhưng để chính thức trở thành sinh viên của trường mình theo học, bạn phải đăng kí nhập học.

Thời gian đăng kí nhập học phụ thuộc vào từng trường, thường vào tháng 9- tháng 10.

Các bạn nên lưu ý xem thông tin về thời gian nhập học khi tìm hiểu đăng kí xin học vào trường đó. Khi đăng kí nhập học, ngoài các giấy tờ yêu cầu, bạn sẽ phải đóng học phí (frais d’incription et/ou frais de scolarité) và các phí không bắt buộc khác như phí sử dụng phòng tập và tham gia các hoạt động thể thao, phí truy cập cơ sở dữ liệu của trường.

Nộp phí học đường CVEC 

Phí CVEC sẽ được sử dụng để đầu tư cho các hoạt động mà sinh viên sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất. Các hoạt động đó sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ luyện tập thể thao, các hoạt động tiếp cận với nghệ thuật, với văn hóa, cải thiện việc đón tiếp sinh viên.

Tất cả các sinh viên bắt đầu theo học tại một cơ sở giáo dục bậc Đại học chính quy tại Pháp công lập hoặc tư nhân, dù quốc tịch Pháp hay quốc tịch nước ngoài đều phải đóng phí CVEC.

Số tiền đóng phí CVEC là 91€ đối với năm học 2019 – 2020, phí CVEC mỗi năm sẽ được định giá lại trong những năm học sau. Sinh viên bắt buộc phải có chứng nhận đã thanh toán phí CVEC hoặc chúng nhận miễn phí CVEC trước khi làm thủ tục hành chính nhập học tại trường.

Phí CVEC có thể trả trực tuyến hoặc trực tiếp bằng tiền mặt.

Trực tuyến:

Trả bằng tiền mặt tại bưu điện:

  • Đăng kí tài khoản trên trang: https://www.messervices.etudiant.gouv.fr/envole/
  • Kết nối với trang: https://cvec.etudiant.gouv.fr/
  • Tải về máy mẫu thông abso trả phí CVEC
  • Trả phí bằng tiền mặt tại bưu điện
  • Chờ khoảng 2 ngày để nhận một email thông báo kèm đính kèm chứng nhận đã thanh toán để tải về và xuất trình lúc đăng kí nhập học

Dù là sinh viên thuộc trường hợp được miễn đóng phí CVEC bạn vẫn phải đăng kí tài khoản trên trang https://www.messervices.etudiant.gouv.fr/envole/ và kết nối với trang web https://cvec.etudiant.gouv.fr/. Ở đó, bạn cần tải phiếu chứng nhận miễn phí CVEC và giữ nó để xuất trình.

Các bạn cũng nên mua bảo hiểm y tế bổ sung (mutuelle)- chỉ trả thêm 1 khoản phí nhỏ nhưng bạn sẽ được lợi rất nhiều trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình. Vào thời điểm nhập học, các quỹ bảo hiểm sinh viên sẽ có mặt tại các trường để cung cấp thông tin cho bạn.

Sau khi hoàn thành các thủ tục nhập học, bạn được nhận thẻ sinh viên và chính thức trở thành sinh viên của trường- khi đó bạn có quyền sử dụng thư viện và nhiều dịch vụ khác của trường ngay cả khi khóa học của bạn chưa bắt đầu!!!!

– Sưu tầm – 

Đăng kí với cơ quan Quản lí nhập cư tại Pháp


Ngay sau khi đến Pháp, bạn phải xác nhận visa của mình. Thủ tục này hoàn toàn đơn giản: Bạn có thể làm tất cả từ xa với một chiếc máy tính.

Visa của bạn cần được xác nhận trong vòng 3 tháng sau khi bạn đặt chân đến Pháp tại trang web https://administration-etrangers-en-france.interieur.gouv.fr/particuliers/#/

Những yêu cầu để xác nhận visa VLS – TS

Bạn cần có:

  • Có một địa chỉ email đang hoạt động
  • Thông tin có trên visa của bạn
  • Thông báo ngày tới Pháp
  • Địa chỉ chỗ ở của bạn tại Pháp
  • Thẻ ngân hàng để thanh toán trực tuyến tiền thuế cấp thẻ lưu trú (xem cách thức thanh toán trên cổng thông tin)

Còn nếu bạn không có thẻ ngân hàng? Có thể mua tem điện tử trong một cửa hàng bán thuốc lá (tabac), trên một thiết bị chuyên dụng và thanh toán bằng tiền mặt.

Những bước xác nhận trực tuyến

1. Kết nối vào trang https://administration-etrangers-en-france.interieur.gouv.fr/particuliers/#/

2. Điền các thông tin trên visa của bạn: số visa, ngày bắt đầu và hết hạn, ngày cấp, loại hình lưu trú

3. Điền các thông tin bổ sung: tình trạng hôn nhân, số điện thoại, địa chỉ email, ngày đến Pháp và địa chỉ của bạn tại Pháp

4. Thanh toán tiền thuế cấp thẻ lưu trú

Cách 1: Bạn có thể mua trực tuyến tem điện tử theo hướng dẫn của hệ thống

Cách 2: bạn điền số hiệu của tem điện tử mà bạn đã mua trước đó ở một cửa hàng tabac

5. Tải về xác nhận visa VLS – TS của bạn. Bạn có thể tải về sau đó bằng cách đăng nhập vào tài khoản cá nhân hoặc tải về email xác nhận đã gửi cho bạn.

Và bây giờ visa của bạn đã được xác nhận có giá trị tương đương thẻ cư trú

6. Bạn sẽ nhận được 2 email:

  • Email đầu tiên sẽ cung cấp các thông tin đăng nhập để bạn có thể truy cập vào hồ sơ cá nhân của mình. Xác nhận visa của bạn cũng sẽ có trong hồ sơ cá nhân đó
  • Email thứ 2 xác nhận với bạn những thông tin mà bạn đã cung cấp. Email này là xác nhận cho việc bạn có thể tải xuống xác nhận visa của mình

Hai tháng trước ngày hết hạn của VLS – TS, sinh viên cần kéo dài giấy tờ cư trú ở Pháp cần đến Préfecture nơi mình ở để gia hạn (Renouvellement). Sinh viên ra trường, có việc làm ở một công ty, cơ quan có thể xin đổi thẻ cư chú (Changement de statut)- việc này cũng thực hiện ở Préfecture.

Sinh viên có VLS – TS được quyền làm việc có lương không quá 60% thời gian làm việc theo quy định, tức là không quá 964 giờ/năm. kể từ ngày Visa có giá trị. Sinh viên không bắt buộc phải khai báo việc làm thêm, người thuê lao động (chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng…) có nghĩa vụ phải kí hợp đồng và khai báo với cơ quan quản lí.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, có bằng Thạc sĩ trở lên, có thể xin cấp giấy cư trú tạm thời để làm việc trong vòng 1 năm. Thời gian được pháp làm việc có lương cũng bị hạn chế như sinh viên.

Ưu điểm của quy định mới

  • Thủ tục đơn giản hơn trước đây vì mọi thông tin của bạn đã được bộ phận Lãnh sự của Đại sứ quán Pháp tự động chuyển sang nơi cư trú của bạn ở Pháp.
  • Tiết kiệm thời gian cho sinh viên: Thủ tục (các giấy tờ cần cung cấp) đơn giản và nhanh chóng hơn việc xin “Titre se séjour” như trước đây.
  • Récépissé được in/ dán vào hộ chiếu nên khi đi làm các thủ tục hành chính cần giấy tờ tùy thân, bạn chỉ cần cầm Hộ chiếu là đủ. Ưu điểm này không có gì lớn nhưng cũng hạn chế được nguy cơ roi/ thất lạc thet cư trú rời

Hạn chế của quy định mới

  • Sinh viên vẫn phải tới một cơ quan quản lí (OFII) để làm thủ tục xin Récépissé mặc dù đã có Visa dài hạn
  • Giới hạn di chuyển trong khối Schegen: mỗi sinh viên được ở nước khác trong khối Schengen không quá 90 ngày/ nước và trong một học kì, thêm nữa, sinh viên không được rời khỏi nước Pháp trước khi có Récépissé do OFII cấp. Quy định này có thể là một hạn chế đối với các bạn thích đi du lịch thôi.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết về thủ tục cần làm ở trên trang web của UEVF : https://www.uavfoundation.org/

– Sưu tầm – 

4 “nấc thang” nghỉ dưỡng người Pháp tìm ra ở Việt Nam


Những công trình kiến trúc tại Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi kiến trúc Pháp, nhiều địa điểm nổi tiếng được người Pháp khám phá và xây dựng vẫn còn tồn tại đến ngày ngay và được yêu thích bởi đông đảo khách du lịch.

Dưới đây là 1 trong 4 điểm đến không thể bỏ qua nếu bạn vừa muốn nghỉ dưỡng vừa tham quan kiến trúc đặc trưng của Pháp.

1. Đà Lạt: Năm 1897, bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin đã tìm ra cao nguyên Lâm Viên là vùng đất lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng ở miền Trung và gợi ý cho Toàn quyền Đông Dương. Từ đó thành phố Đà Lạt bắt đầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc Châu Âu và nhanh chóng trở thành một “tiểu Paris” – nơi người Pháp tìm tới để tận hưởng khí hậu ôn đới giống như quê nhà.

Ga Đà Lạt

2. Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, tháng 2/1900, Quân đội Pháp thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng – Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm dò, đoàn đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, trên đỉnh địa hình khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía tây chừng 46 km. Và đến tháng 5 năm 1919, luật sư Beisson của Pháp trở thành người đầu tiên xây dựng nhà nghỉ ở Bà Nà.

Bảo tàng điêu khắc ChamPa (Đà Nẵng)

3. Nấc thang thứ 3 – Tam Đảo. Được người Pháp biết tới từ năm 1904 sau khi họ tìm ra Thác Bạc ở độ cao 912m so với mặt nước biển. Nhằm biến địa danh này thành một khu nghỉ dưỡng trên núi, chính quyền Pháp khi đó đã cho xây dựng một thị trấn phục vụ du lịch ở đây. Người ta ước tính có tổng cộng 163 ngôi biệt thự mang kiến trúc châu Âu đã được xây dựng ở Tam Đảo. Chỉ trong vài năm, nơi đây trở thành khu du lịch nổi tiếng dành cho các quan chức thuộc địa.

Biệt thự kiểu Pháp tại Tam Đảo

4. Sa Pa (trong tiếng Pháp là Chapa) đã được người Pháp khai thác làm địa điểm nghỉ mát từ năm 1915. Với độ cao hơn 1600m so với mực nước biển, không chỉ có cảnh quan hùng vĩ, Sapa có khí hậu ôn đới và là nơi duy nhất có tuyết rơi vào mùa đông. Điều đặc biệt hơn cả so với các vùng đất khác, Sapa là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu. Năm 1920, khi tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, Sa Pa trở thành “kinh đô nghỉ hè” của miền Bắc và là nơi nghỉ dưỡng ưa thích của các quan chức Pháp tại thuộc địa. Ước tính, đã có gần 300 biệt thự Pháp được xây dựng ở đây.

Kiến trúc Pháp trong một khu nghỉ dưỡng mới tại SaPa

Bạn đã đặt chân tới bao nhiêu điểm trong số này rồi?

Các loại nhà ở dành cho sinh viên tại Pháp


Thuê nhà ở – việc vô cùng quan trọng mà bạn phải quan tâm ngay từ khi xác định được nơi mình sẽ tới khi sang Pháp. Có rất nhiều hình thức thuê nhà, tùy theo khả năng tài chính để chọn lựa loại hình cho phù hợp

A. PHÂN LOẠI 

1. Nhà ở ngay trong kí túc xá trường học

Đây là nơi ở lí tưởng nhất nhưng số lượng chỗ ở kí túc xá rất ít, phải đặt chỗ từ rất sớm và thường dành cho sinh viên đạt học bổng hay sinh viên diện trao đổi. Hãy liên hệ ngay khi có thể vì hạn nộp hồ sơ thường kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Bạn có thể liên hệ Service de la vie étudiante, người phụ trách BDE (Bureau dé étudiants), bộ phận Quan hệ quốc tế (Services des relations internationales) của trường học để biết điều kiện và thủ tục xin nhà ở kí túc xá (Résidence universitaire). Bạn cũng nên liên hệ với CROUS (Le Centre Ré gional des Oeuvres Universitaires et Scolaires) tại thành phố bạn sẽ tới để xin nhà ở trong kí túc xá sinh viên do CNOUS quản lí: http://www.etudiant.gouv.fr/?

hoặc liên hệ trung tâm nhà ở sinh viên, đối tác của Cnous: https://ww.lokaviz.fr/

2. Nhà ở khu vực tư nhân

  • Kí túc xá tư nhân dành cho sinh viên thường có các loại hình nhà với giá khá cao, từ khoảng 600 – 800 € ở Paris và 400 – 700 € ở tỉnh, thành phố khác. Bạn có thể tìm trên mạng: https://www.adele.org/, https://www.studelites.com/fr/, https://www.suitetudes.com/
  • Thuê nhà tư nhân: Bạn có thể liên hệ chủ nhà hoặc một công ty trung gian trước khi tới Pháp. Lưu ý: với loại hình này, không nên trả nhiều tháng tiền nhà trước khi tới nơi và lưu ý là có rất nhiều rao vặt không đáng tin cậy. Các website có thể tham khảo: https://www.entreparticuliers.com//, https://www.pap.fr/, https://www.seloger.com/
  • Thuê nhà ở chung ngày càng phổ biến do chi phí thấp, những người thuê nhà chung cùng kí hợp đồng với chủ nhà. Bạn có thể tham khảo: https://www.appartager.com/, https://www.vivastreet.com/, https://www.pap.fr/annonce/vente-immobiliere
  • Sống cùng nhà với người bản xứ là cách tuyệt vời để hiểu thêm văn hóa, cuộc sống thường nhật của người Pháp, nhanh chóng hòa nhập và tiến bộ về ngôn ngữ. Đôi khi việc thuê nhà cũng kèm theo những điều kiện như trông trẻ vài giờ, hay ở cùng một người già

B. CÁC THÔNG TIN THAM KHẢO

1. Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Pháp

Nhất là tại vùng Paris và Ile-de-France cũng như các chi hội trực thuộc UEVF, thường xuyên trao đổi thông tin về nhà ở (cho thuê nhà hay tìm nhà) để giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, vào cuối năm học, khoảng từ tháng 5 trở đi, thường có nhiều thông tin về nhà ở của các bạn sinh viên Việt Nam đã học xong chuyển đi thành phố khác hoặc về nước .

Những thông tin này thường được đăng tải trên trang https://www.facebook.com/groups/uevf.org/about/ hoặc trên diễn đàn của nhóm Đầu Gấu http://adevf-daugau.blogspot.com/p/daugau-adevf.html. Bạn nên chú ý theo dõi các trang web này để liên lạc ngay khi có thông tin mới. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm và sự giúp đỡ của bạn bè mình trong việc đi xem và thuê nhà.

2. Campus France

Campus France cập nhật một tài liệu khá đầy đủ về thuê nhà sinh viên ở Pháp: http://ww1.vietnam.compusfrance.org/vi/node/10824

3. Quỹ trợ cấp nhà ở CAF: http://www.caf.fr/

Ở Pháp, sinh viên thuộc mọi quốc tịch đều có thể được hưởng trợ cấp đặc biệt của chính phủ về nhà ở – Nước Pháp là nước duy nhất ở châu Âu triển khai công cụ hỗ trợ này.

Cũng như sinh viên Pháp, sinh viên nước ngoài có thể được hưởng trợ cấp nhà ở sinh viên, được tạo ra để bù lại sự đắt đỏ về nhà ở. Trợ cấp này được tính trên cơ sở tiền thuê nhà và khả năng tài chính của sinh viên: không phải bất cứ sinh viên nào cũng được hưởng hỗ trợ như nhau, số tiền sẽ được tính theo từng trường hợp.

Để được hưởng trợ cấp nhà ở, bạn phải hội tụ đủ 3 điều kiện sau:

  • Đứng tên thuê nhà để có thể cung cấp thông tin về địa chỉ và số tiền thuê nhà
  • Mua bảo hiểm xã hội sinh viên
  • Có một tài khoản ngân hàng tại Pháp, vì mỗi tháng tiền trợ cấp sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người thụ hưởng

Trong trường hợp thuê nhà chung, những người thuê nhà chung đều có thể được nhận trợ cấp nhà ở với điều kiện tên của họ có trên hợp đồng thuê nhà. Như vậy mỗi người thực hiện một đề nghị trợ cấp riêng. Ngược lại các cặp vợ chồng chỉ làm một đơn xin trợ cấp.

Đơn xin trợ cấp được thực hiện trực tiếp trên trang web của Quỹ trợ cấp nhà ở gia đình (CAF) trong thời gian ba tháng sau khi bạn đến ở nhà thuê.

 

Đổi mới chương trình thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam


Ngày 18/7 tại Hà Nội, bạn chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam đã họp phiên thứ nhất nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện Đề án giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam và thảo luận chủ trương, lộ trình hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Pháp trong thời gian tới. Thứ trưởng bộ GD&DT Nguyễn Hữu Độ- Trưởng ban chỉ đạo – chủ trì buổi làm việc.

Đại sứ nước cộng hòa Pháp Bertrand Lortholary cùng đại diện tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã dự buổi làm việc và tham gia thảo luận để hai bên đi đến thống nhất một số nội dung về thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.

Cả nước hiện có 33 tỉnh/ thành phố có hoạt động giảng dạy tiếng Pháp, trong đó chương trình tiếng Pháp song ngữ và tăng cường được giảng dạy tại 13 tỉnh, 15 tỉnh có lớp chuyên tiếng Pháp, dạy tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ 2 có tại 19 tỉnh và ngoại ngữ 1 tại 32 tỉnh.

Hiện có hơn 40.000 học sinh theo học tiếng Pháp. 500 giáo viên tiếng Pháp và 30 giáo viên dạy Toán bằng tiếng Pháp. Tổng số trường có giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2 chiếm số lượng học sinh đông nhất khoảng 20.000 em, tiếp đó là chương trình song ngữ và tăng cường tiếng Pháp chiến khoảng hơn 10.000.

Đại sứ Bertrand Lortholary khẳng định giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam là quyết tâm chính trị của Chính phủ Pháp và đã được hai nước Pháp – Việt quan tâm phát triển như là một lĩnh vực hợp tác tốt đẹp nhất trong mối quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước.

Đại sứ Pháp đã đưa ra 4 đề nghị:

  • Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới chương trình giảng dạy tiếng Pháp hiện nay
  • Đưa hệ thống kiểm tra đánh giá tiếng Pháp theo khung tham chiếu châu Âu vào đánh giá năng lực học sinh phổ thông
  • Tìm giải pháp giải quyết việc thiếu giảng viên giảng dạy tiếng Pháp- xây dựng mô hình bộ môn, hoạt động bao hàm nhiều nội dung khoa học, học tập theo đề án – học tập liên môn
  • Cấp chứng chỉ DELF tiếng Pháp để ghi nhận kết quả học tập cho học sinh phổ thông và có sự công nhận quốc tế.

Sau khi nghe ý kiến thảo luận của chuyên gia hai bên về các công tác trọng tâm, thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp, phát biểu kết luận hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đồng ý với các đề xuất từ phí Đại sứ Bertrand Lortholary. Đồng thời nhấn mạnh: hai bên thống nhất chủ trương tăng quy mô, số lượng học sinh học tiếng Pháp.

Trong thời gian tới, hai bên thông qua ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp cần sớm hoàn thiện xây dựng chương trình giảng dạy tiếng Pháp; quan tâm đến công tác tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên, đặc biệt là đào tạo giáo viên dạy môn tự nhiên và những môn còn thiếu; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Pháp. Cùng với đó là đổi mới hệ thống cấp văn bằng, chứng chỉ, đánh giá năng lực 6 bậc theo khung tham chiếu Châu Âu – nhất là tổ chức các trung tâm đánh giá tiếng Pháp cho học sinh thuận tiện trong việc thi lấy chứng chỉ.