38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

Bộ từ tiếng Pháp về vấn đề thị lực


Vocabulaire troubles de la vision 

Trên thế giới, ngày càng có nhiều người mắc chứng cận thị. Hiện nay, theo thống kê, 40% dân số thế giới đã bị cận, trong đó có 5-10% là cận nặng. Và theo ước tính thì đến năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ cận. Đặc biệt là trong các thành phố lớn ở châu Á, trên 80% học sinh gặp vấn đề này, đa số là học sinh ở độ tuổi 15. Cùng tìm hiểu các từ vựng tiếng Pháp về vấn đề này nhé!

– Ánh Tuyết –

Từ khóa tiếng Pháp về thế vận hội mùa đông 2022 tại Bắc Kinh


Như vậy, chúng ta đang ở nửa chặng đường cuối của Thế vận hội mùa đông 2022 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc – một sự kiện toàn cầu được mong đợi bởi đông đảo các vận động viên và người hâm mộ. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhau học ngay bộ từ giàu thông tin về sự kiện này các bạn nhé.

1. La ville hôte : Thành phố chủ nhà

Là chủ nhà của sự kiện này, Bắc Kinh đồng thời cũng trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai cả Olympic mùa hè (2008) lẫn Olympic mùa đông (2022).

2. La neige artificielle : Tuyết nhân tạo

Thế vận hội mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh phải phụ thuộc gần như 100% vào tuyết nhân tạo. Việc làm này gặp phải nhiều chỉ trích liên quan đến vấn đề môi trường.

3. La devise olympique : Khẩu hiệu của thế vận hội

Theo IOC (Ủy ban Olympic Quốc tế), khẩu hiệu “Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn” đã được bổ sung thêm từ ‘Cùng nhau’, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của tinh thần đoàn kết thể thao giữa các quốc gia.

4. La flamme olympique : Ngọn đuốc thế vận hội

Ngày 2/2, màn rước đuốc Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 đã diễn ra với hơn 1.000 người tham dự để đưa ngọn đuốc qua những khu vực tổ chức thi đấu ở Bắc Kinh và thành phố lân cận Trương Gia Khẩu.

5. Nid d’oiseau – Le stade national de Pékin : Sân vận động quốc gia Tổ chim

Ngày 4/2, Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 chính thức diễn ra lễ khai mạc trên sân vận động quốc gia, được biết đến với tên gọi “Tổ chim” – nơi từng đăng cai kỳ Olympic mùa hè năm 2008.

6. L’annulation de la vente de billets au grand public : Hủy kế hoạch bán vé cho công chúng

Chủ nhà Trung Quốc hôm 17/1 đã hủy kế hoạch bán vé cho công chúng dự Olympic mùa đông 2022 ở Bắc Kinh, vì số trường hợp nhiễm Covid-19 ở nước này đạt mức cao nhất kể từ tháng 3.2020.

7. Le dopage : doping, chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao

Sau bê bối doping từ thế vận hội 2014 tại Sochi, Nga đã bị cấm 4 năm tại các sự kiện thể thao quốc tế lớn bao gồm Thế vận hội. Cờ và quốc ca của nước này không được phép hiển thị tại Thế vận hội, ngay cả khi các vận động viên Nga đã được phép thi đấu với tư cách trung lập.

8. Le boycott diplomatique : Tẩy chay ngoại giao

Trong suốt thời gian trước khi diễn ra thế vận hội, rất nhiều quốc gia đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông 2022 với lý do là sự đàn áp hoặc cưỡng bức hán hóa người Duy Ngô Nhĩ và đàn áp những người hoạt động trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào năm 2019 và 2020.

9. La bulle sanitaire : Bong bóng/vòng tròn khép kín Olympic

Nhằm duy trì chiến lược “Không Covid”, một “vòng khép kín” chống COVID-19 đã được thiết lập với các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhiều so với Olympic Tokyo. Bất kỳ ai bước vào “vòng tròn/bong bóng” đều phải tiêm đầy đủ vaccine, nếu không sẽ phải cách ly đủ 21 ngày khi tới nơi. Tất cả người bên trong đều được xét nghiệm hàng ngày và phải đeo khẩu trang mọi lúc.

10. La cybersécurité des délégations et des journalistes : An ninh mạng của các đoàn thể thao và nhà báo

Tất cả những ai tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh lần này được khuyến cáo cài ứng dụng MY2022 vào điện thoại di động với nhiều chức năng hỗ trợ trong thời gian tham gia. Tuy nhiên, theo như công bố hôm 18/01/2022,  nhóm The Citizen Lab thuộc đại học Toronto -Canada báo động : mức độ an toàn của ứng dụng này hoàn toàn không được bảo đảm.

– Ánh Tuyết –

Nụ hôn thay lời chào ở Pháp và những sự thật thú vị


Khi gặp nhau, vừa nói “Bonjour” hoặc “Salut”, theo phản xạ tự nhiên, người Pháp vươn ra phía trước để “hôn má” người kia. Trong trường hợp mới gặp lần đầu, một trong hai người, tùy theo tuổi tác, có thể đề xuất trước “On se fait la bise!” (kiểu : Mình hôn má chào nhau nhé!)

Chào hôn má thể hiện sự bình đẳng và thân mật

Chào bằng nụ hôn lên má phá vỡ khoảng cách giữa những người không quen biết nhau lắm. Theo giải thích của nhà triết học Gérald Cahen, tác giả cuốn Le Baiser : Premières leçons d’amour (tạm dịch : Nụ hôn : Những bài học đầu đời về tình yêu, NXB Autrement, 2001), đó cũng là cách thể hiện dân chủ và bình đẳng trong một xã hội mà người ta cần tái dựng sự tương tác ngày càng trở nên hiếm hoi.

Với David Le Breton, chuyên gia về nhân chủng học và là tác giả cuốn Passions ordinaires (tạm dịch : Những đam mê bình thường, NXB Armand Colin, 2002), “Hôn má để chào là cơ hội để bày tỏ tình cảm, tình bạn hay lòng tôn trọng của mình”. Vì vậy, chào bằng cách này thường phổ biến ở giới trẻ và có vẻ ít hơn ở người có tuổi và trong quan hệ công việc.

Ngoài đặc tính xã hội còn có sự tiếp xúc cơ thể vì đó là cơ hội hiếm hoi được chạm vào má của một người khác. Chuyên gia David Le Breton phân tích : “Lý thú ở chỗ lấy khuôn mặt làm nền, nơi thường được ít chạm tới trong tương tác của con người. Và má, bộ phận cơ thể ít được chú ý, lại trở thành trung tâm thể hiện tình cảm”.

Người ta nhận thấy có “rào cản” xã hội vô hình từ ngưỡng 40 tuổi. Thường bắt đầu từ độ tuổi này, nên giữ một khoảng cách và người trẻ tuổi hơn chờ tín hiệu trìu mến này từ người lớn tuổi hơn.

Hôn má là cả một nghệ thuật…

Má kề má hay môi kề má ? Phớt qua má hay chu môi “chụt” gió ? Và khi nào phải nhấc kính ra ? Chào nhau với nụ hôn lên má là cả một nghệ thuật, cần sự đồng bộ và thêm một chút hiểu biết về truyền thống địa phương.

Cộc đầu nhau vì “nhầm” má là điều khó tránh vì một số người bắt đầu từ má trái, một số khác thì từ má phải. Theo thăm dò của trang Combiendebises.com (tạm dịch : Bao nhiêu nụ hôn), “tiết kiệm” nhất là người dân hai tỉnh Finistère và Deux-Sèvres (tây bắc nước Pháp) chỉ chào nhau bằng một nụ hôn lên má. “Hào phóng” nhất với bốn nụ hôn là một số tỉnh ở miền trung ngược lên phía bắc nước Pháp (Eure-et-Loire, Sarthe, Maine-et-Loire, Vendée, Calvados, Yonne, Aube, Haute-Marne). Người dân miền nam thường hôn ba cái và bắt đầu từ má phải. Riêng vùng Haute-Loire không có quy tắc gì hết, mỗi người làm theo thói quen và người kia “lựa” theo. Cuối cùng, người Paris, cũng như phần lớn các địa phương khác, chào nhau với hai nụ hôn lên má và bắt đầu từ má trái, phía trái tim.

Vào thời Trung Cổ, không nhất thiết phải hôn má nhau để chào, chỉ cần vài lời nói là đủ. Nếu hai người hôn chào nhau, thì thường đi kèm thêm vài động tác, như nhấc mũ và cúi đầu. Hôn chào nhau còn tùy thuộc theo giai tầng, như tầng lớp tư sản thường hôn lên má, còn các nhà quý tộc thì hôn môi.

Từ thế kỷ XIV, hôn má không còn thịnh hành, một phần do nạn dịch hạch hoành hành nên người ta tránh tiếp xúc cơ thể. Chỉ sau Thế Chiến I, nụ hôn mới quay trở lại : hôn tay được ưa chuộng trong xã hội văn minh, còn hôn má thịnh hành trong giới bình dân.

Theo một số sách chuyên luận về phong cách sống, khoảng giữa thế kỷ XX, cách chào “chuẩn” là hôn một cái, đôi khi người ta vẫn chấp nhận hai, nhưng hôn ba cái là thể hiện nguồn gốc nông dân và bị giới quý tộc coi thường. Hiện giới nhà giầu Pháp vẫn thường khẽ chạm má khi chào nhau giống kiểu hôn tay, thay vì chạm mạnh như những người khác.

Dù được cho là di sản từ cách mớm thức ăn nuôi con thời tiền sử hay dấu hiệu tỏ lòng biết ơn của những giáo dân đầu tiên, nụ hôn má đã tồn tại qua nhiều giai đoạn và phong tục để trở thành một hành động giao thiệp trong xã hội và là biểu tượng cho phong cách sống của người Pháp.

Ngoài ra, nụ hôn ở các vị trí khác nhau còn mang những ý nghĩa khác nhau nữa cơ.

Với người nước ngoài, thì nên “nhập gia tùy tục” tùy theo mức độ thích nghi bạn nhé!

– Thanh Ngân –

Đặc sản ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam qua mâm cỗ Tết cổ truyền


Góp phần làm nên “hương vị ngày Tết” chính là những mâm cỗ công phu, đủ đầy được chuẩn bị để cúng Gia tiên, sum họp gia đình trong bữa cơm Tất niên và mời khách đầu năm mới. Ẩm thực ngày Tết hết sức đa dạng, đậm đà bản sắc Việt. Hãy cùng Tiếng Pháp Thú Vị tìm hiểu sự độc đáo riêng biệt trong phong vị món ăn ngày Tết của ba miền Bắc – Trung  – Nam nhé!

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, những người con xa quê lại trông ngóng từng ngày để được trở về nhà, quây quần bên gia đình, bận rộn chuẩn bị đón năm mới, phụ giúp người thân sửa soạn mâm cơm cúng thật thịnh soạn, tươm tất. Nhắc đến hương vị của mâm cỗ Tết, mỗi vùng miền đều sở hữu cho mình những đặc sản rất riêng, những dấu ấn không thể lẫn vào đâu được.

Miền Bắc – se se lạnh với thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh

Trước bếp lửa đỏ hồng, câu chuyện Lang Liêu làm ra bánh Chưng, bánh Giày tế bái đất trời luôn được ông bà thủ thỉ kể cho con cháu, nhắc nhở về món ăn cổ truyền, lâu đời nhất của người miền Bắc trong ngày Tết – bánh Chưng. Gạo nếp thơm dẻo, đậu xanh cà vỏ bùi béo và thịt ba chỉ tẩm ướp đậm đà được gói vuông vắn trong những lớp lá dong xanh mướt, luộc rền từ 8-12 tiếng rồi lấy ra xếp gọn cho ráo nước. Bánh Chưng xanh phải ăn với dưa hành, hương vị như được nhân lên nhiều lần, lại không bị ngán. Kỹ thuật “cắt bánh chưng bằng dây lạt” luôn thách thức trí nhớ của những đứa trẻ trong nhà, bởi xoay đĩa một cái là mọi thứ đều đảo ngược.

Món thịt ấn tượng nhất trong mâm cỗ Tết Bắc Bộ chính là món thịt đông – món ăn khá lạ lùng: vốn nguội lạnh, lại ăn trong tiết trời lạnh giá và kèm với dưa cải chua mới ngon. Thịt đông ngày nay được biến hóa đa dạng, không chỉ được nấu từ thịt ba chỉ lợn mà còn có thể từ thịt gà, thịt ngan hay chân giò.

Món rau muối lâu đời nhất chính là củ hành muối. Vị hăng hăng, cay cay của tép hành chua làm sống dậy những nốt vị nguyên sơ nhất của bánh chưng xanh, thịt đông ăn cùng cơm trắng nóng hổi.

Ngoài ra còn có thể kể đến các món ăn không thể thiếu khác như gà luộc chấm muối tiêu chanh, giò lụa, giò xào, nem cuốn, rau củ xào thập cẩm, canh măng khô nấu với chân giò, miến nấu lòng gà, canh mọc, xôi gấc, chè kho… Giữa tiết trời lạnh giá, trẻ con trong nhà được mẹ sai lấy bát đũa bày mâm cơm cúng tổ tiên, bóc cái bánh chưng, múc một bát dưa hành, rồi bê từng đĩa đồ ăn nghi ngút hương thơm để lên ban thờ cúng, nghĩ thôi cũng đã thấy nhớ nhà.

Miền Trung – phối hợp hoàn hảo giữa dân dã và kỹ lưỡng với bánh tét, thịt ngâm, dưa món

Nếu miền Bắc có bánh chưng xanh là linh hồn của mâm cỗ Tết, thì miền Trung có bánh tét, hay còn gọi là bánh đòn. Cũng bao gồm những nguyên liệu thơm ngon được chọn lựa kỹ càng như bánh chưng, nhưng bánh tét được gói bằng lá cuối theo hình trụ, khi ăn cắt từng khoanh tròn và thường ăn kèm cùng dưa món (bao gồm củ cải, cà rốt, dưa leo xắt thanh dài ngâm trong nước mắm đường). Đây cũng là món “dưa muối” giúp ta ngay lập tức nhận ra mâm cơm đoàn viên ngày Tết của người miền Trung.

Ngâm mắm đường là một cách chế biến món ăn khá độc đáo của người dân các tỉnh miền Trung, và từ đó món thịt ngâm mắm ra đời, gây ấn tượng vị giác đặc biệt cho mâm cỗ Tết. Thịt lợn được luộc chín, sau đó ngâm trong hũ mắm đường pha thật vừa, đủ độ ngấm thì vớt ra, thái mỏng bày đĩa, ăn kèm với dưa món.

Nếu miền Bắc có giò lụa thì miền Trung có giò bò, hương vị thơm ngon lạ miệng. Ngoài ra không thể thiếu nem chua, vốn là thức quà không thể thiếu khi đi ngang qua dải đất miền Trung. Một số món ăn khác như tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, thịt nạc rim, giò heo hon hay bánh tổ – món ăn xuất phát từ Trung Quốc với tên Niên Cao – ngụ ý một năm mới mọi thứ đều cao hơn, tốt hơn năm cũ.

Miền Nam – nắng vàng ấm áp với canh khổ qua, củ kiệu tôm khô và thịt kho trứng nước dừa

Người miền Nam cũng ăn bánh tét như miền Trung, nhưng đặc biệt đa dạng hơn khi thêm các loại nhân ngọt. Bánh tét nếp cẩm Cần Thơ với màu sắc tím ngọt, hương vị thơm dẻo đậm đà, trở thành thức quà của nhiều người con vùng miền khác đi làm ăn xa mang về mỗi dịp Tết.

Mâm cỗ Tết của người dân miền Nam không bao giờ thiếu nồi thịt kho hột vịt nước dừa. Thịt được chọn phải là miếng ba rọi đều đặn cả nạc lẫn mỡ để ăn không bị khô, kho cùng trứng vịt bùi béo, nước dừa xiêm ngọt mát đến khi miếng thịt mềm rục, mịn màng mà không bị nát. Ăn thịt kho trứng nước dừa kèm với dưa giá cải chua là đúng chuẩn bài, ăn một bát lại muốn ăn thêm bát nữa.

Củ kiệu muối khá tương tự với hành muối, nhưng trong mâm cỗ Tết Nam Bộ thường được ăn cùng với tôm khô hoặc thêm trứng bắc thảo, có thể độc lập trở thành một món nhắm ngon.

Ngoài ra, ta có thể điểm tên những món ăn hấp dẫn đặc sắc khác như  canh khổ qua dồn thịt (ngụ ý mọi khổ đau đều sẽ trôi qua), gỏi gà xé phay, nem rán chấm mắm chua ngọt, gọi cuốn, cá lóc nướng cuốn bánh tráng…

Ẩm thực ngày Tết của ba Miền đã góp thêm phần phong phú vào nền ẩm thực Việt Nam, trở thành nét đặc trưng và điểm gợi nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, tô dấu ấn riêng biệt trong lòng mỗi người con của quê hương.

Tiếng Pháp Thú Vị đã cung cấp cho bạn rất nhiều từ vựng tên món ăn ngày Tết bằng tiếng Pháp. Nếu gặp người bạn Pháp nào trong tháng lễ Tết đặc biệt này, hãy phát huy khả năng của mình để truyền tải sự đa dạng ẩm thực Tết ba miền tới họ nhé!

– Thùy Lan –

10 phong tục người Việt Nam vào Tết Nguyên Đán


10 coutumes vietnamiennes dans le Têt traditionnel

Tết Nguyên Đán là có thể nói là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt. Trong dịp này, chúng ta có rất nhiều phong tục truyền thống thú vị. Tuy nhiên, các bạn đã hiểu hết ý nghĩa của những phong tục này chưa? Nếu chưa thì ngồi xuống để Fi kể cho mà nghe nha.

1. Nettoyer et décorer la maison – Dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa

Vào những ngày giáp Tết, các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với mong muốn sắp xếp lại mọi thứ, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ để chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn hơn.

2. Confectionner les «bánh chưng, bánh tét » – Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết đối với người miền Bắc. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này. Còn đối với người miền Nam, món ăn không thể thiếu của họ chính là bánh tét.

3. Le  culte des ancêtres – Cúng tổ tiên

Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết, đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

4. Le premier invité qui compte – Xông nhà

Theo quan niệm truyền thống, người bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau thời điểm giao thừa với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Gia chủ thường chọn người xông đất là người hợp tuổi, thành đạt, tốt tính… với quan niệm rằng trong ngày mùng 1 Tết nếu được người có vận khí tốt đến xông nhà thì cả năm mọi việc sẽ may mắn, suôn sẻ.

5. Casser une petite branche d’arbre – Hái lộc

Hái lộc đầu năm là việc bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) sau đó mang về nhà, cầu mong cho những điều may mắn, tốt đẹp sẽ xảy đến. “Lộc” là những cành đa, cành đề, cành si nhỏ ,… Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết.

6. Donner de l’argent de chance – Mừng tuổi, lì xì

Con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ, tượng trưng cho sự may. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.  Kèm theo phong bao lì xì là những lời chúc tốt đẹp mong các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, luôn vui vẻ, hạnh phúc.

7. Acheter du sel – Mua muối

Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói về tập tục trong năm mới. Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, nhiều người có thói quen mua muối mang về nhà để lấy may mắn cho cả năm, mong muốn về cuộc sống ấm no. Còn trong ngày cuối năm, người ta mua vôi để quét lại nhà, cổng với hy vọng tránh được những điều xui rủi hay ngụ ý làm nhà làm cửa.

8. Se rendre visite aux proches – Đi thăm họ hàng

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Họ thường lấy dịp này để nhớ về những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mình.

9. Aller aux temples et pagodes – Đi lễ đình, chùa

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

10. Demander des lettres graphiques – Xin chữ

Từ bao lâu nay, người Việt có thói quen xin chữ vào những ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một phong tục mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức của người Việt, đồng thời cũng để cầu may mắn, tài lộc, phúc thọ đầy nhà trong năm mới. Những chữ được xin thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc, Thọ, Phát…

– Ánh Tuyết –

5 bí quyết giữ dáng ngày Tết


Tết đến nơi rồi, còn bao việc phải lo toan, trong đó làm sao giữ dáng “chuẩn” cũng là một câu hỏi lớn. Áp dụng các bí quyết giữ dáng dưới đây từ FiClasse, bạn sẽ cầm chắc thân hình gọn nhẹ vượt qua kỳ nghỉ Tết dễ dàng.

1. ?????? ????? ?? ???? ?????, ???? ??? (??̣? ???̂́ ?̆? ??́?? ???̛??, ??́?? ??́?):
Đây là hai món truyền thống của Tết Việt Nam và cũng là hai món… chứa hàm lượng calo rất cao. Nào là chất béo, chất đạm, rồi tinh bột,… Nhưng mà Tết mà không ăn bánh Chưng, bánh Tét thì gọi gì là Tết nhỉ. Để giảm thiểu “tác hại” của 2 món ăn này, chúng ta nên lựa chọn những chiếc bánh nhân đỗ thay vì thịt mỡ, tránh ăn bánh Chưng, bánh Tét rán và cố gắng không nạp thêm tinh bột nếu đã ăn quá nhiều bánh trong ngày.
2. ?????? ????? ?? ??????? (??̣? ???̂́ ?̆? ??́? ???̣? ??́?? ??̣?):
Mình đã tìm ra được thủ phạm chính gây nên việc tăng cân chóng mặt của mình rồi, đó chính là bánh kẹo và mứt Tết. Những loại bánh kẹo mình ăn đều có lượng đường rất cao. Mình là người rất thích ăn đồ ngọt, nếu bắt mình không ăn thì chẳng khác nào bị đày ải. Thế nên năm sau mình sẽ vẫn ăn, nhưng sẽ chọn những loại mứt, bánh kẹo sử dụng đường ăn kiêng, hoặc các loại bánh giàu protein, các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ, hạt đậu nành, hạnh nhân,… vừa ngon lại tốt cho sức khỏe.

3. ????? ????? ?’??? ?? ?́????? ?’?????? (??̂́?? đ?̉ ??̛?̛́? ??̀ ??̣? ???̂́ ??̛?̛̣? ???):a
Theo thống kê, 1 gam cồn tương đương 7 calo, trong khi đó 1 gam protein hoặc carbohydrate chỉ tương đương 4 calo. Ồ thế hóa ra uống rượu bia khiến chúng ta còn tăng cân ác hơn các loại khác hả ? Thôi thì vui thôi đừng vui quá, để giữ được dáng thì chúng ta phải biết hạn chế đồ uống có cồn và đặc biệt, quan trọng hơn cả, đó là việc vẫn phải giữ thói quen uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung thường xuyên các loại nước ép rau quả để giữ dáng suốt những ngày Tết nha.
4. ?????? ??? ??????? ?’???????? ???????? (???̛̃ ???́? ???? ????̣̂? ??̣̂? ???̂̉ ??̣?):
Tập thể dục không chỉ giúp ta giảm cân mà còn giúp rèn luyện sức khỏe tốt. Các bài tập thể dục có tác dụng đốt cháy mỡ dư thừa trong cơ thể, từ đó mang lại thân hình thon gọn cho ta. Vì thế trong những ngày Tết, chúng ta hãy cố gắng dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục.

5. ?????? ??????? (???̛̃ ???? ???̂̀? ????̉? ??́?, ??? ??̉):

Các bạn biết không, việc căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến ta tăng cân. Nếu căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết nhiều cortisol và kích thích cảm giác thèm ăn đáng kể. Đó cũng là lý do khiến nhiều người giải tỏa căng thẳng bằng cách ăn nhiều hơn bình thường. Một nghiên cứu năm 2015 còn cho biết cơ thể chuyển hóa các chất chậm hơn khi bị căng thẳng. Chính vì vậy, đừng để nỗi khổ dọn nhà đè nén tinh thần hay áp lực chuyện phụ huynh giục lấy chồng sinh con quá nhé! Chúng ta cần giữ tinh thần thư giãn và theo đuổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học.

~~~

Hãy lưu lại những mẹo này để tránh việc tăng cân không phanh sau mỗi kỳ nghỉ Tết nhé!

– Ánh Tuyết –

[Truyện chêm tiếng Pháp] Phong tục xin chữ, treo tranh chữ trong nhà


Những câu thơ (le poème) ở hình 4 dưới đây đã đi vào tiềm thức (la subconscience) của mỗi người Việt Nam… Bạn có nhận ra?

Hàng năm, vào dịp Tết, người Việt Nam thường có thói quen đi “xin chữ” (avoir l’habitude de “demander” une calligraphie) hoặc mua những bức tranh dân gian (la peinture folklorique) để treo trong nhà (suspendre dans la maison). Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một chút về nét đẹp này nhé.
1. Xin chữ:
Thường người ta sẽ xin chữ ở chùa (la pagode), hoặc ở Văn Miếu (le temple de la littérature). Các chữ thường xin là:
Phúc, Lộc (Chance), Tài, Trí (intelligent 智), An (calme 安), Hiếu (la piété filiale 孝), Đức (vertu 德), Tâm (le coeur 心)
Những chữ này mang đến hi vọng (apporter de l’espoir) và những lời chúc tốt lành (les meilleurs voeux) cho năm mới.
Những chữ này (les oeuvres calligraphiques) thường được viết bằng tiếng Việt theo kiểu thư pháp (les mots stylisés en vietnamien) hoặc viết bằng tiếng Trung (en chinois) bằng mực tàu (l’encre de Chine), trên một loại giấy đặc biệt, thường có màu đỏ (sur un papier rouge en particulier).
Người cho chữ thường là ông đồ (le vieux calligraphe), là những thầy giáo trước đây từng dạy chữ Nho (le vieux maitre calligraphe).

2. Ngoài treo chữ, người Việt xưa cũng chọn treo tranh trong nhà vào dịp Tết.
Những bức tranh dân gian nổi tiếng:
(Quelques estampes folkloriques les plus connues):
– Bộ 4 bức tranh (un quartet de peintures) thuộc làng tranh Đông Hồ (du village Dong Ho) :
+ Vinh hoa (la réussite) vẽ chú bé đang ôm con gà (un garçon tient un coq)
+ Phú quý (la prospérité) vẽ cô bé đang ôm con vịt (une fille tient un canard)
+ Nhân nghĩa (l’humanité et loyauté) vẽ chú bé đang ôm con cóc (un garçon tient un crapaud)
+ Lễ trí (le respect et l’intelligence) vẽ cô bé đang ôm con rùa (une fille tient une tortue).
– Đàn lơn âm dương (la famille de cochons yin yang)

– Đánh đu (la balançoire)

Ficlasse hi vọng các bạn học tiếng Pháp thật giỏi để tự tin giới thiệu những thông tin văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế nhé!

– Khánh Hà –