38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

Từ vựng tiếng Pháp về các ngành, nghề Y tế


Cùng trong lĩnh vực y tế, nhưng có rất nhiều ngành nghề nhỏ khác nhau theo hướng chuyên môn hóa. Hãy cùng FiClasse học từ vựng tiếng pháp về chủ đề này nhé!

 

– Thanh Ngân –

10 động từ tiếng Pháp khó “nhằn” trong thì hiện tại


Bạn đang ở trình độ B1, B2 và việc chia động từ đối với bạn là không thành vấn đề, đặc biệt là những động từ theo quy tắc. Nhưng hãy thử xem những động từ dưới đây bạn đã biết chia chưa nhé. 10 động từ dưới đây là những động từ rất khó nhằn, dù có thể trình độ ngôn ngữ của bạn rất cao nhưng chưa chắc bạn đã có thể nhớ hết.

Toàn những động từ không có quy tắc gì :))) Nhưng Fi đã nhắc nhở rồi, thì không có lý do gì để sai nữa nhỉ?

– Ánh Tuyết –

Phân loại rác thải sinh hoạt, bạn đã biết chưa?


Le tri sélectif des déchets ménagers au Vietnam

Rác thải hiện đang là một vấn đề rất lớn trên toàn thế giới. Việc chúng ta phân loại rác thải chính vì thế trở nên rất quan trọng. Khi chúng ta biết phân loại đúng cách, rác thải có thể trở thành một nguồn tài nguyên rất lớn. Hãy theo chân Fi học cách phân loại rác nhé.

Phân loại rác ở các quốc gia trên thế giới có nhiều điểm khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân loại rác thải ở ngay đất nước Việt Nam thân yêu. Rác thải sinh hoạt hiện nay được chia thành 03 loại chính: Rác hữu cơ (déchets organiques), Rác vô cơ (déchets non organiques), Rác tái chế (déchets recyclables).Trong đó:

1. Rác hữu cơ (déchets organiques): Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Nó có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người; các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.

2. Rác vô cơ (déchets non organiques): Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Nó bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi; các loại bao bì bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm; các loại túi nilon được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm và một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

3. Rác tái chế (déchets recyclables): Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại hộp/ chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi,… Rác sẽ được thu gom lại và đem vào nhà máy để tái chế.

Ngoài ra, chúng ta còn có :

4. Rác nguy hại (déchets dangereux): Rác chứa các hợp chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới con người và gây ô nhiễm môi trường. Loại rác này bao gồm pin, bình ắc quy, chai lọ đựng hóa chất… và chúng ta không thể xử lý chúng bằng cách thông thường là chôn lấp mà cần xử lý nghiêm ngặt để không gây ô nhiễm. Tuy nhiên việc thu gom vẫn còn chưa được quy định cụ thể ở nước ta – một vấn đề lớn.

Nhưng trong lúc các chính quyền tìm cách giải quyết vấn đề trên, mỗi công dân chúng ta hãy làm tốt việc mà mình có thể làm được trước đã. Từ giờ, mỗi khi đứng trước 3 chiếc thùng rác, Fi mong rằng tất cả các bạn sẽ không còn lúng túng hay lơ ngơ nhét rác của mình vào sai thùng nữa. À, nếu các bạn muốn biết ở Pháp phân loại rác ra sao thì hãy đón đọc bài viết tiếp theo nhé.

– Thanh Ngân –

Bộ từ vựng tiếng Pháp chủ đề môi trường


Journée mondiale de l’Environnement – 5/6, báo đài, truyền hình, mạng xã hội… tất cả chúng ta sẽ cùng nhau bàn về những vấn đề môi trường đang nổi cộm trong thời gian gần đây. Để hiểu, nắm rõ những kiến thức, hay để tự mình tham gia vào những cuộc bàn luận ấy, việc chuẩn bị một vốn từ đầy đủ là điều vô cùng quan trọng. Hãy để Fi giúp bạn làm điều đó.

Énergie: Năng lượng

  1. Énergie (n.f) propre: Năng lượng sạch = Énergie verte: Năng lượng xanh
  2. Énergie épuisable: Năng lượng có nguy cơ cạn kiệt
  3. Énergie inépuisable/renouvelable: Năng lượng vô tận/có thể tái tạo
  4. Énergie éolienne : Năng lượng gió
  5. Énergie solaire : Năng lượng mặt trời
  6. Énergie hydraulique : Năng lượng nước
  7. Énergie biomasse : Năng lượng sinh khối
  8. Énergie géothermie : Năng lượng địa nhiệt
  9. Énergie nucléaire : Năng lượng hạt nhân
  10. Ressource (n.f) fossile : Tài nguyên hóa thạch
  11. Surconsommation (n.f) des ressources : Tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên
  12. Préservation (n.f) des ressources : Bảo tồn các nguồn tài nguyên

Biodiversité : Đa dạng sinh học

  1. Biodiversité (n.f) génétique : Đa dạng gen
  2. Biodiversité des espèces : Đa dạng loài
  3. Biodiversité des écosystèmes : Đa dạng hệ sinh thái
  4. Habitat (n.m) : Môi trường sống
  5. Forêt (n.f) : Rừng
  6. Plantation (n.f): (Sự) trồng cây
  7. Boisement (n.m): (Sự) trồng rừng
  8. Déforestation (n.f): (Sự) phá rừng
  9. Désert (n.m): Hoang mạc/Sa mạc
  10. Désertification (n.f): Sa mạc hóa
  11. Espèce (n.f) animale : Loài động vật
  12. Espèce végétale : Loài thực vật
  13. Extinction (n.f): Sự tuyệt chủng

Pollution : Ô nhiễm

  1. Pollution (n.f) du sol : Ô nhiễm đất
  2. Pollution de l’air : Ô nhiễm không khí
  3. Pollution de l’eau : Ô nhiễm nước
  4. Pollution lumineuse : Ô nhiễm ánh sáng
  5. Pollution sonore : Ô nhiễm tiếng ồn
  6. Tri (n.m) sélectif des déchets : Phân loại rác thải
  7. Élimination (n.f)  des déchets : Xử lý rác thải
  8. Substance (n.f) toxique : Chất độc hại
  9. Émission (n.f): Chất thải, khí thải
  10. Écotaxe (n.f): Thuế môi trường

Changement climatique : Biến đổi khí hậu

  1. Dérèglement (n.m) climatique = Changement (n.m) climatique : Biến đổi khí hậu
  2. Réchauffement (n.m) climatique : Nóng lên toàn cầu
  3. Température (n.f): Nhiệt độ
  4. Effet (n.m) de serre : Hiệu ứng nhà kính
  5. Émissions (n.f) de gaz à effet de serre : Phát thải hiệu ứng nhà kính
  6. Catastrophe (n.f) naturelle : Thảm họa thiên nhiên
  7. Fonte (n.f) des glaces : Tan băng
  8. Absorption (n.f) du rayonnement solaire : Sự hấp thụ bức xạ mặt trời
  9. Équilibre (n.m) climatique : Cân bằng khí hậu
  10. Développement (n.m) durable : Phát triển bền vững

– Khánh Hà –

Phân biệt 2 giới từ “Vers” và “Envers”


“Vers” ou “Envers”?

Chúng ta có 2 giới từ rất rất giống nhau, đó là “Vers” và “Envers”. Nhiều bạn chỉ biết đến “vers”, mà không biết đến “envers”; lại có nhiều bạn biết cả hai nhưng lại sử dụng nhầm. Vậy thì phải học ngay cách phân biệt hai từ này thôi.

1. Vers : 

  • Hướng tới, về phía = en direction de, à destination de

Exemple : On se dirige vers New York. (Chúng ta đang tới New York)

Regarde vers la table du fond. (Hãy hướng ánh mắt về phía chiếc bàn tròn kia)

  • Gần = près de, dans les environs de, aux alentours de

Exemple : J’habite vers Provence. (Tôi sống gần Provence.)

  • Vào khoảng

Exemple : Il est arrivé vers 3 heures. (Anh ấy đến vào khoảng 3 giờ.)

2. Envers : Đối với = à l’égard de, à l’adresse de, par rapport à

Il a été vraiment méchant envers eux. (Anh ta cư xử rất tệ với họ.)

Ses pensées envers l’argent sont différentes. (Suy nghĩ của anh ấy về tiền bạc rất khác.)

Các bạn đã rõ chưa nhỉ? Chúng ta cần phải học chuẩn ngay từ ban đầu, chứ đừng học nửa vời, nó sẽ gây ra nhiều lỗ hổng khó lấp đầy.

Học thêm các kiến thức ngữ pháp dễ nhầm lẫn tại đây nhé!

– Ánh Tuyết –

Câu chuyện đằng sau ngày Quốc tế Lao động


Fête du travail

Sắp tới ngày Quốc tế Lao động (Fête du Travail) rồi, cùng tìm hiểu về nguồn gốc của ngày lễ này qua 1 video hết sức dễ thương các bạn nhé.

Nếu có ai không nghe được thì FiClasse xin tóm tắt vài ý như sau:

  • 1/5/1886, ở Mỹ, các công nhân quyết định đình công để yêu cầu giảm giờ làm xuống 8 giờ/ngày. Vào thời điểm đó, công nhận thường phải làm việc khoảng 12 giờ hoặc hơn thế nữa.
  • Tuy nhiên ở thành phố Chicago, cuộc đình công đã sử dụng bạo lực và khiến rất nhiều người thiệt mạng.
  • Trong nhiều năm sau đó, ngày 1/5 không phải là một ngày lễ gì, mà là một ngày để tưởng niệm những nạn nhân trong cuộc đình công tại Chicago và là ngày để các công đoàn đấu tranh cho tầng lớp công nhân.
  • Năm 1890, ngày này lan rộng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Những công nhân đình công và diễu hành trong thành phố. Họ vẫn tiếp tục yêu cầu 8 giờ làm/ngày. Và đến năm 1919, họ đã thành công.
  • Năm 1941, 1/5 chính thức trở thành một ngày lễ Quốc tế.
  • Sau đó, vào khoảng năm 1947, đã có một luật yêu cầu các doanh nghiệp phải trả công cho nhân viên vào ngày này ngay cả khi họ không làm việc.
  • Hiện nay, ở Pháp, ngay cả khi nhân viên thường chỉ phải làm việc 7 giờ/ngày, họ vẫn thường diễu hành vào ngày 1/5 với yêu cầu tăng lương, tăng quyền lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đặc biệt, họ làm điều đó còn là để cho chính phủ thấy là họ rất hùng mạnh và đoàn kết.
  • 1/5 ngoài ra còn là một ngày nghỉ dành cho gia đình và là dịp để tặng những nhánh hoa chuông (muguet) cho những người ta thương như một lời chúc may mắn.

Nghe video bằng tiếng Pháp về Ngày Quốc tế lao động tại đây nhé!

– Thanh Ngân –

Tiếng Pháp Thú Vị hướng dẫn bạn cách vẽ quốc kỳ Việt Nam


Pouvez-vous dessiner le drapeau du Vietnam?

Chả là 30/4 – ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi nổi hứng vẽ một bức tranh với quốc kỳ Việt Nam bay phấp phới trên nền trời xanh rờn nhưng mà tôi vẽ mãi, vẽ mãi mà không được. Xin lỗi Tổ Quốc, tôi lấy làm thất vọng về bản thân huhu :’( 

Tôi nghĩ các bạn đang bảo tôi là tồi tệ, là dở hơi, có mỗi cái cờ màu đỏ, thêm ngôi sao màu vàng, thế mà cũng không vẽ được. Nhưng khoan đã, quốc kỳ mà bạn vẽ ấy, bạn có chắc bạn vẽ đúng không?

Theo những nghiên cứu nho nhỏ của tôi thì Quốc kỳ Việt Nam có một vài đặc điểm như sau:

  • Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khung hình chữ nhật (un cadre rectangulaire), chiều rộng (la largeur) bằng 2/3 chiều dài (la longueur), nền cờ màu đỏ (un fond rouge), ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh (une étoile jaune à cinq branches au milieu).
  • Tâm của ngôi sao vàng trùng với tâm hình chữ nhật (Le centre de l’étoile jaune coïncide avec le centre du rectangle). Khoảng cách từ tâm ngôi sao đến đầu cánh sao (La distance entre le centre de l’étoile et la pointe de l’étoile) bằng 1/5 chiều dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ (un axe perpendiculaire aux côtés longs du drapeau) và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.
  • Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng (une ligne droite), không phình ở giữa (pas de renflement au milieu), cánh sao không bầu. Nền Quốc kỳ màu đỏ máu (rouge de sang), ngôi sao màu vàng tươi, chứ không phải vàng kim (jaune vif, pas d’or).

Thế các bạn còn tự tin về quốc kỳ Việt Nam mà mình vẽ không? Nếu vẫn còn thì thử vẽ một chiếc gửi vào đây xem nào :)))))

– Thúy Quỳnh –