38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789


La Déclaration des Droits de l’Homme et du Citoyen de 1789

Tiếp tục diễn biến cao trào của Cách Mạng Pháp năm 1789, với bài viết này, Fi sẽ đề cập đến một sự kiện vô cùng nổi tiếng khác: sự ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Đây có thể nói là một bước ngoặt vô cùng lớn đến cả cuộc Cách Mạng, nêu lên khẩu hiệu của cả dân tộc: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. 

Ðêm lịch sử 4/8/1789, Quốc Hội Lập Hiến  đã tuyên bố sắc lệnh bãi bỏ chế độ phong kiến. Những nghĩa vụ phong kiến cá nhân được xóa bỏ, nông dân  được giải phóng khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, nhưng vẫn chưa được quyền sở hữu về đất đai.

Le 26 août 1789, L’Assemblée constituante vote la Déclaration de l’homme et du citoyen qui sert d’introduction à la nouvelle constitution et affirme que tous les hommes sont libres et égaux devant la loi. La constitution est établie : le pouvoir est partagé entre le roi et une assemblée élue.

(Ngày 26 tháng 8 năm 1789, Quốc hội lập hiến biểu quyết Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, đóng vai trò giới thiệu hiến pháp mới và khẳng định rằng tất cả con người đều được tự do và bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp được thiết lập: quyền lực được chia sẻ giữa nhà vua và một quốc hội được bầu cử.)

La Déclaration des droits de l’Homme et du Citoyen regroupe des articles qui vont supprimer les avantages de la noblesse et du clergé et rendre les hommes égaux.

(Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền tập hợp các điều khoản xóa bỏ quyền lợi của quý tộc và tăng lữ, và tuyên bố tất cả mọi người đều bình đẳng.)

Cette déclaration abolit (Tuyên bố này đã bãi bỏ):

  •  l’inégalité entre les hommes dans tous les domaines (y compris l’impôt)

(Bất bình đẳng giữa con người trong các lĩnh vực bao gồm cả thuế má)

  •  l’arbitraire du pouvoir religieux, politique et judiciaire;

(Sự độc đoán của quyền lực tôn giáo, chính trị và tư pháp)

  •  les principes de la monarchie absolue et le manque de droits.

(Các nguyên tắc của chế độ quân chủ chuyên chế và sự thiếu luật pháp.)

Ở giai đoạn này, cùng với Tuyên ngôn của nước Mỹ, văn kiện này đã công nhận quyền bình đẳng giữa con người, tiếng nói của mọi người đều như nhau trước Pháp luật. Tuy còn nhiều điểm hạn chế, song, trong hoàn cảnh lịch sử, đây được xem là một bước tiến rất lớn của nhân loại.

– Thanh Ngân –