38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Truyện chêm tiếng Pháp: Táo quân và phong tục cúng ông Công ông Táo


L’histoire du Génie du Foyer

Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người Việt Nam thường có phong tục cúng ông Công ông Táo (fêter le Génie du Foyer). Người người nhà nhà sẽ chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền (des objets votifs) và đặc biệt là cá chép vàng (des carpes) để tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục này là gì? Hãy cùng Fi tìm hiểu qua bài viết này.

Nguồn gốc lễ cúng Táo Quân (L’origine de la fête)

Táo Quân gồm 3 vị thần: 2 nam và 1 nữ (2 génies masculins et un génie féminin). Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tồn tại rất đa dạng của những dị bản về câu chuyện Táo Quân (plusieurs versions variantes), song nhìn chung, đó là câu chuyện về một đôi vợ chồng sống nhiều năm với nhau nhưng vẫn không có con (un couple qui a vécu plusieurs années mais sans avoir des enfants). Người vợ đã quyết định ra đi để người chồng có thể tìm đến một người phụ nữ khác trong hy vọng sẽ có một đứa con nối dõi tông đường (dans l’espoir d’avoir un enfant pour continuer sa lignée). Nàng đến một ngôi làng khác và lấy một người thợ săn (un chasseur). Song, người chồng cũ vẫn luôn nhớ thương vợ mình. Chàng đã bán nhà và tất thảy của nải (vendre sa maison et ses biens) để đi tìm vợ (à la recherche de sa femme), và sau đó đã trở thành một kẻ ăn xin (un mendiant). Một ngày nọ, một cách hết sức tình cờ, chàng đã đến đúng ngôi nhà của người vợ cũ. Người vợ này đã nhận ra chồng cũ của mình, lấy cơm rượu ra cho chàng ăn một bữa thật ngon, ngờ đâu chàng lại say rượu, ngủ gục. Đúng lúc đó, người chồng mới trở về nhà. Người vợ sợ chồng nghi oan nên đã giấu người chồng cũ trong đống rơm sau vườn (la meule de paille de riz). Người chồng đi săn về mang theo 1 con cầy hương, vui mừng bảo vợ ra chợ mua riềng, sả. Thật không may, trong lúc nổi lửa thui cầy hương, không để ý làm lửa bén vào cây rơm trước nhà. Về đến nhà thấy cây rơm cháy, người vợ đau đớn nhảy vào ngọn lửa (sauter dans le feu). Vì thương vợ, người chồng cũng nhảy vào theo. Ngọc Hoàng Thượng Đế (L’Empereur de Jade) chứng kiến cảnh này, xúc động bởi tình yêu và sự thủy chung của 3 người nên đã phong cho họ là Định phúc Táo Quân (le Génie du foyer – le gardien du Bonheur de la famille). 

Ở nông thôn hiện nay vẫn có những gia đình vẫn dùng bếp kiềng (le trépied) (thường là 3 viên gạch hoặc 3 viên đá) và đây chính là nơi Táo Quân trông giữ. Theo truyền thống, bếp đóng vai trò rất quan trọng, ngọn lửa của bếp thể hiện sự đầm ấm (la tiédeur), hạnh phúc (le bonheur) và sum vầy của một gia đình (l’opulence d’une famille). Nó tượng trưng cho hạnh phúc của gia đình. Người ta nói rằng khi bạn nhìn thấy ngọn lửa trong bếp, bạn sẽ thấy một gia đình (quand on voit le feu de la cuisine, c’est de voir une famille). Giữ được ngọn lửa bếp là giữ được hạnh phúc, đầm ấm đoàn viên, gia đình sung túc. 

Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì? (Le culte du génie du foyer)

Trên bàn thờ (Sur l’autel), lễ vật (les offrandes) thường có ba con cá chép đặt trong bát (trois carpes mises dans un bol), ba bộ trang phục bằng giấy gồm quần áo, mũ, hài (trois costumes en papier comprenant les vêtements, les chapeaux et les bottes) ; hoa quả (des fruits, des fleurs), vàng mã (des papiers votifs). Một số người còn làm xôi (riz gluant cuit à la vapeur), các món ăn ngon, bánh chưng (gâteau de riz gluant de forme carré, farci de viande de porc poivrée, de haricot mungo).

Sau lễ cúng, người ta sẽ đốt vàng mã (brûler les papiers votifs) và thả cá chép xuống ao, hồ, sông (libérer les carpes dans un étang, un lac ou une rivière). Cuối cùng, Táo Quân bay lên trời bằng cá chép, đồng thời mang theo vàng mã của gia đình đến cho gia đình nhà trời (la famille à l’Empereur).

Theo truyền thống, cây nêu (perche en bambou) được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, đến ngày mùng 7 Tết thì được dỡ bỏ nhằm xua đuổi ma quỷ (conjurer les démons) và đón một năm mới an lành (bénéficier d’une bonne nouvelle année).

Trên đây là câu chuyện nho nhỏ về nguồn gốc của lễ cúng ông Công, ông Táo. Việc chúng ta hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa những việc ta đang làm đóng vai trò thực sự rất quan trọng trong việc tiếp thu, kế thừa và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế việc tìm hiểu những nét văn hóa này luôn đáng được hoan nghênh, đặc biệt khi chúng ta kết hợp nó với việc học ngoại ngữ phải không nào?

– Ánh Tuyết –