38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • [Truyện chêm tiếng Pháp] Phong tục xin chữ, treo tranh chữ trong nhà

[Truyện chêm tiếng Pháp] Phong tục xin chữ, treo tranh chữ trong nhà


Những câu thơ (le poème) ở hình 4 dưới đây đã đi vào tiềm thức (la subconscience) của mỗi người Việt Nam… Bạn có nhận ra?

Hàng năm, vào dịp Tết, người Việt Nam thường có thói quen đi “xin chữ” (avoir l’habitude de “demander” une calligraphie) hoặc mua những bức tranh dân gian (la peinture folklorique) để treo trong nhà (suspendre dans la maison). Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một chút về nét đẹp này nhé.
1. Xin chữ:
Thường người ta sẽ xin chữ ở chùa (la pagode), hoặc ở Văn Miếu (le temple de la littérature). Các chữ thường xin là:
Phúc, Lộc (Chance), Tài, Trí (intelligent 智), An (calme 安), Hiếu (la piété filiale 孝), Đức (vertu 德), Tâm (le coeur 心)
Những chữ này mang đến hi vọng (apporter de l’espoir) và những lời chúc tốt lành (les meilleurs voeux) cho năm mới.
Những chữ này (les oeuvres calligraphiques) thường được viết bằng tiếng Việt theo kiểu thư pháp (les mots stylisés en vietnamien) hoặc viết bằng tiếng Trung (en chinois) bằng mực tàu (l’encre de Chine), trên một loại giấy đặc biệt, thường có màu đỏ (sur un papier rouge en particulier).
Người cho chữ thường là ông đồ (le vieux calligraphe), là những thầy giáo trước đây từng dạy chữ Nho (le vieux maitre calligraphe).

2. Ngoài treo chữ, người Việt xưa cũng chọn treo tranh trong nhà vào dịp Tết.
Những bức tranh dân gian nổi tiếng:
(Quelques estampes folkloriques les plus connues):
– Bộ 4 bức tranh (un quartet de peintures) thuộc làng tranh Đông Hồ (du village Dong Ho) :
+ Vinh hoa (la réussite) vẽ chú bé đang ôm con gà (un garçon tient un coq)
+ Phú quý (la prospérité) vẽ cô bé đang ôm con vịt (une fille tient un canard)
+ Nhân nghĩa (l’humanité et loyauté) vẽ chú bé đang ôm con cóc (un garçon tient un crapaud)
+ Lễ trí (le respect et l’intelligence) vẽ cô bé đang ôm con rùa (une fille tient une tortue).
– Đàn lơn âm dương (la famille de cochons yin yang)

– Đánh đu (la balançoire)

Ficlasse hi vọng các bạn học tiếng Pháp thật giỏi để tự tin giới thiệu những thông tin văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế nhé!

– Khánh Hà –