Warning: Declaration of YOOtheme\Theme\Wordpress\MenuWalker::walk($elements, $max_depth) should be compatible with Walker::walk($elements, $max_depth, ...$args) in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/theme/platforms/wordpress/src/Wordpress/MenuWalker.php on line 115

38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

[ngon_ngu]


Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Một số sự kiện nổi bật chào mừng ngày Quốc tế Pháp ngữ 20/3

Đối với các bạn học tiếng Pháp, yêu thích nước Pháp thì tháng 3 là một tháng rất được mong chờ bởi trong tháng này, chúng ta có Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20/3. Đây là một ngày rất có ý nghĩa đối với cộng đồng Pháp ngữ tại Việt Nam vì đây là dịp để mọi người có cơ hội được giao lưu, kết bạn với những người cùng đam mê, sở thích, và cũng nhân dịp này, các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, các cuộc thi cũng được tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các bạn thuộc cộng đồng nói ngôn ngữ của “sự lãng mạn” này thể hiện tài năng của mình.

 

Hôm nay, Fi mang đến cho các bạn một số sự kiện “hay ho” được tổ chức tại khu vực Hà Nội để chào mừng ngày 20/3 đây. Hãy cùng chúng mình xem nhé!

 

1.Đại học Hà Nội 

Link fanpage sự kiện: https://www.facebook.com/hanufrancophiles

Sự kiện: “Soirées des Francophiles 2023” – Étincelles de joie” 

Một số mốc thời gian

  • 16h30 – 21h30 – Thứ 5 (16/03/2023) : Ngày hội lớn, tại Hội trường A1, gồm 3 hoạt động chính
    • Khu vực trò chơi Khám phá thế giới Pháp ngữ
    • Cuộc thi ẩm thực Pháp ngữ
    • Cuộc thi tài năng Pháp ngữ.
  • 16h30 – 19h00 – Thứ 5 (23/03; 30/03 và 06/04/2023) : 

Chuỗi 3 buổi chiếu phim Pháp ngữ

    • 16h30 -19h00 (23/03/2023) : HANU Cinéphiles 1
    • 16h30 -19h00 (30/03/2023) : HANU Cinéphiles 2
    • 16h30 -19h00 (06/04/2023) : HANU Cinéphiles 3

 

2. Đại học Ngoại Thương

Link fanpage sự kiện: https://www.facebook.com/ngayhoiphapnguftu

 

Sự kiện: “Ngày hội Pháp ngữ FTU 2023 – Le temps des fleurs”

? Thời gian tổ chức: 17/03/2023 (Thứ 6)

? Địa điểm: Sân nhà D – Trường Đại học Ngoại thương

Các hoạt động trong ngày 17/3

  • Buổi sáng: Trải nghiệm các trò chơi, văn hóa Pháp ngữ và sân khấu ngẫu hứng
  • Buổi chiều: Tham dự tọa đàm “Cơ hội phát triển bản thân trong cộng đồng Pháp ngữ”
  • Buổi tối: Tham gia buổi dạ hội với các nghệ sĩ từ 10 Trường Đại học khác nhau

 

Cuộc thi Tiktok “?? ???????????? ?? ?? ???????”

  • Cuộc thi được phát động nhằm khuyến khích sự sáng tạo của các thí sinh thuộc cộng đồng Pháp ngữ với chủ đề “Nếu được xuyên thời gian về thế kỷ XVII ở một nước trong cộng đồng Pháp ngữ, bạn sẽ…” 
  • Giải thưởng: 
    • Một giải Nhất: 500.000 đồng tiền mặt
    • Một giải Nhì: 300.000 đồng tiền mặt 
    • Một giải Ba: 200.000 đồng tiền mặt
  • Hạn đăng ký: 23h59’ ngày 16/03/2023

 

  1. Ngày hội tư vấn tuyển sinh Pháp ngữ – Ma voie francophone

 

Link fanpage sự kiện: https://www.facebook.com/ma.voie.francophone

 

Ngày hội tư vấn tuyển sinh Pháp ngữ được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam bởi Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF , Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam và Trường THPT Chu Văn An.

 

? Thời gian: thứ 7, 11/3/2023, từ 14h00 đến 21h00

? Địa điểm: Trường THPT Chu Văn An, số 10 đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

 

Ngày hội có sự tham gia của nhiều trường Đại học lớn trong khối Pháp ngữ tại Việt Nam như: 

  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội
  • Học viện Ngoại giao
  • Đại học Y Hà Nội 

và hơn 15 trường Đại học khác cùng với các Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các bạn học sinh, sinh viên và quý phụ huynh cùng trao đổi trực tiếp những thông tin liên quan đến các cơ hội học tập và làm việc tiếng Pháp.

 

Ngoài kia sự kiện sập sình mà mình lại đóng cửa ở nhà thì phí lắm các bạn ơi. Hãy nhanh tay sửa soạn cho mình một bộ trang phục cuốn hút nhất và lên lịch hẹn với bạn bè ngay thôi!

– Đ. Thùy (tổng hợp từ trang facebook của các trường khối Pháp ngữ) –

Viện Hàn lâm Pháp, cái tên nghe quen nhưng không phải ai cũng hiểu

Có bao giờ bạn thắc mắc ai, cơ quan nào quy định về các tiêu chuẩn của ngôn ngữ Pháp mà chúng ta đang học: về chính tả, phát âm, từ vựng, ngữ pháp… chưa? Vâng, đó chính là Viện Hàn lâm Pháp (Académie française). Vậy cụ thể, Viện Hàn lâm Pháp này là đơn vị hoạt động như thế nào?

Viện Hàn lâm Pháp là thể chế học thuật (une institution) tối cao liên quan tới tiếng Pháp. Hàn lâm viện này được thành lập năm 1635 bởi Hồng y Richelieu (le cardinal de Richelieu), người đứng đầu nội các của Vua Louis XIII. Bị giải tán năm 1793 trong Cách mạng Pháp, nó được khôi phục năm 1803 bởi Napoleon Bonaparte.

Viện Hàn lâm Pháp bao gồm 40 thành viên, được biết dưới tên immortels (những người bất tử). Viện hàn lâm Pháp tập hợp những nhân vật nổi bật trong giới văn học (des personnalités marquantes de la vie littéraire): các nhà thơ (poètes), tiểu thuyết gia (romanciers), nhà soạn kịch (hommes de théâtre), nhà phê bình văn học (critiques), cả những triết gia (des philosophes), nhà sử học (des historiens), nhà khoa học nổi tiếng (des hommes de science) – và theo truyền thống – gồm cả những nhân vật quân sự (des militaires de haut rang), chính khách (des hommes d’État) và tôn giáo quyền cao chức trọng (des dignitaires religieux).

Nhiệm vụ của Viện Hàn lâm Pháp là chuẩn hóa ngôn ngữ Pháp (fixer la langue française), đưa ra những quy tắc (donner des règles), làm cho tiếng Pháp trong sáng và dễ hiểu cho mọi người (rendre la langue compréhensible par tous).

Để hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã làm việc theo 3 hướng:

  • Thu thập danh mục các từ (mot), cách phát âm (prononciation), chính tả (orthographe), và nghĩa (sens) của chúng để soạn một quyển từ điển từ vựng (édition d’un dictionnaire lexicographique).
  • Đưa ra các khuyến nghị và ý kiến ​​về các quy tắc của ngôn ngữ (émission de recommandations et d’avis sur les règles de la langue)
  • Tham gia vào các ủy ban thuật ngữ khác nhau (participation aux différentes commissions de terminologie) nhằm tạo ra các từ mới trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực có nhiều phát minh và phát triển khoa học. 

Nói tóm lại, tiếng Pháp chuẩn chúng ta đang học và sử dụng đều được quy định bởi Viện Hàn lâm Pháp. Những thông tin trên đã đủ để giải đáp thắc mắc của các bạn chưa?

– Ánh Tuyết –

Tiếng Pháp trên thế giới vẫn luôn phát triển dù đối mặt với nhiều thách thức

Nhân Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20/3, Viện quan sát Pháp ngữ của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã công bố các số liệu mới nhất cho thấy sự phát triển không ngừng của tiếng Pháp trên thế giới kể từ năm 2018 đến nay.

Mặc dù tốc độ tăng đang có xu hướng chậm lại, nhưng với 321 triệu người nói tiếng Pháp thì ngôn ngữ này vẫn được sử dụng nhiều thứ 5 sau tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hindi và tiếng Tây Ban Nha.

Theo “Báo cáo về ngôn ngữ Pháp trên thế giới năm 2022,” công bố ngày 17/3 tại thủ đô Paris, toàn thế giới hiện có 321 triệu người sử dụng tiếng Pháp.

So với con số 300 triệu người thống kê năm 2018, thì xu hướng này cho thấy tiếng Pháp vẫn tiếp tục tục là ngôn ngữ hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ và châu Phi.

Phần lớn những người nói tiếng Pháp hàng ngày sống ở lục địa Đen. Tỷ lệ này chiếm đến 62%, tăng 2,5 điểm so với năm 2018.

Khu vực tiểu vùng Sahara châu Phi và Ấn Độ Dương đã có mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 2018 với 15%.

Tuy nhiên, tương lai của tiếng Pháp ở lục địa này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định liên quan đến giáo dục ở các nước phía Nam, nơi tiếng Pháp là ngôn ngữ giảng dạy cho gần 75 triệu học sinh và sinh viên.

Cũng theo báo cáo, ngoài 93 triệu học sinh, sinh viên đang học tập bằng tiếng Pháp, thì ngôn ngữ này hiện đang là ngoại ngữ được học nhiều thứ hai trên thế giới.

Xu hướng này hiện đang phát triển ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Âu, nơi các chính sách giáo dục vẫn chưa đủ cởi mở với sự đa dạng ngôn ngữ.

Trong số 51 triệu người học tiếng Pháp như một ngoại ngữ, gần 70% sống ở lục địa châu Phi.

Mặc dù có những bước phát triển đáng khích lệ, nhưng tiếng Pháp vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thách thức đầu tiên là nguy cơ đơn ngữ trong các tổ chức quốc tế.

Trong khi tiếng Pháp phát triển mạnh ở các nước và trong các khu vực, thì trên các diễn đàn quốc tế, việc sử dụng đơn ngữ hiện đang có xu hướng phát triển.

Theo bà Louis Mushikiwabo, tổng thư ký OIF, một trong những điều kiện thiết yếu của chủ nghĩa đa phương là đa ngôn ngữ.

Nhưng điều này đang ngày càng bị xem nhẹ trong hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực, nơi các văn bản được sản xuất và lưu hành về cơ bản bằng một ngôn ngữ duy nhất: tiếng Anh.

Để “đẩy lùi nguy cơ suy giảm tiếng Pháp,” bà Tổng thư ký Pháp ngữ đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của 88 quốc gia thành viên của OIF và Nhóm các đại sứ nói tiếng Pháp về đề xuất thiết lập một “hệ thống giám sát, cảnh báo và hành động” việc sử dụng tiếng Pháp và đa ngôn ngữ trong các tổ chức quốc tế đa phương.

Trên nền tảng kỹ thuật số, tiếng Pháp cũng là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều, đứng vị trí thứ tư trên Internet, chỉ sau tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha.

Mặc dù tiếng Pháp thể hiện mức độ toàn cầu hóa trên mạng chỉ sau tiếng Anh, nhưng tác động của sự chênh lệnh về năng lực kỹ thuật số giữa các vùng nói tiếng Pháp hiện đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển của nó.

Đó là chưa kể ngay cả tiếng Anh cũng bị thu hẹp địa bàn do sự hiện diện ngày càng nhiều ngôn ngữ của các nước châu Á và thế giới Arab trên các nền tảng kỹ thuật số.

Cuối cùng là khả năng khám phá nội dung văn hóa bằng tiếng Pháp trên các nền tảng số cũng như việc phổ biến các sản phẩm văn hóa, âm nhạc và nghe nhìn trên Internet cũng đặt ra những thách thức mới đối với sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa bằng tiếng Pháp.

“Báo cáo về ngôn ngữ Pháp trên thế giới năm 2022” là báo cáo thứ 5 do Viện quan sát Pháp ngữ thực hiện thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình tiếng Pháp theo quốc gia, theo lĩnh vực hoạt động và trong các tổ chức quốc tế để có số liệu thống kê đáng tin cậy về địa điểm và việc sử dụng tiếng Pháp trên thế giới.

Báo cáo này sẽ là cơ sở gợi mở những suy nghĩ hướng tới tương lai của ngôn ngữ tiếng Pháp. Còn bạn, bạn nghĩ sao về lựa chọn học tiếng Pháp của mình?

– Nguồn: Tổng hợp –

2021 – Kỷ niệm 20 năm ngày ngôn ngữ châu Âu

Chúng ta là những người học ngôn ngữ Pháp, vậy những sự kiện liên quan đến ngôn ngữ của mình là không thể bỏ qua được đúng không nào? Hãy cũng Fi tìm hiểu một ngày rất quan trọng ở châu Âu liên quan đến ngôn ngữ nào. Nếu bạn không biết thì năm nay chính là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 20 năm ngày ngôn ngữ châu Âu đó.

Tại sao lại có ngày này?

Ngày ngôn ngữ châu Âu được thành lập vào năm ngôn ngữ châu Âu (2001), đã tu hợp được hàng nghìn thành viên đến từ 47 quốc gia. Đa dạng ngôn ngữ chính là con đường để hiểu rõ hơn các nền văn hóa của nhau. Đó là lý do vì sao Hội đồng châu Âu đã quyết định tiếp tục hành động ủng hộ các ngôn ngữ bằng việc giao cho Trung tâm Ngôn ngữ Hiện đại Châu Âu (CELV) thành lập ngày này. Những điểm nổi bật của Ngày ngôn ngữ châu Âu:

  • La riche diversité linguistique de l’Europe, qui doit être maintenue et encouragée
    (Sự đa dạng ngôn ngữ của châu Âu cần được duy trì và khuyến khích)
  • La nécessité de diversifier la gamme de langues apprises (incluant des langues moins répandues), qui se traduit en plurilinguisme
    (Việc đa dạng phạm vi ngôn ngữ được học (bao gồm cả những ngôn ngữ ít được sử dụng hơn) cần được hiểu thành đa ngôn ngữ)
  • L’importance de développer les compétences en langues vivantes pour une pleine participation à la citoyenneté démocratique en Europe.
    (Việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hiện đại là rất quan trọng để tham gia đầy đủ vào quyền công dân dân chủ ở châu Âu)

Ngày này hướng đến điều gì?

Vào dịp này, các sự kiện được tổ chức trên khắp châu Âu. Cá nhân hoặc theo nhóm, mọi người được tự do quyết định các hoạt động mà họ muốn tổ chức.

Các trường học và cơ sở giáo dục được mời và khuyến khích tham gia hoạt động này để nâng cao nhận thức của học sinh về sự phong phú, đa dạng ngôn ngữ…

Đối với học sinh, Ngày Ngôn ngữ Châu Âu là dịp:

– De s’ouvrir à d’autres cultures, traditions et langues qui ne sont pas habituellement présentées en classe
(Cởi mở với các nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ khác)

– De valoriser des talents créatifs des élèves en:
(Phát huy tài năng sáng tạo của học sinh bằng cách:…)

  • Menant des activités en lien avec les langues vivantes (Thực hiện các hoạt động liên quan đến ngôn ngữ hiện đại)
  • Créant des cafés linguistiques (Tạo ra các quán cà phê ngôn ngữ)
  • Participant au webradio (Tham gia vào radio trên mạng)
  • Mettant en lumière toutes les langues parlées au sein de l’établissement (Làm nổi bật tất cả các ngôn ngữ được nói trong cơ sở)

– Khánh Hà –

Tổng quan về ngôn ngữ Pháp – bạn nên biết!

Là một người học tiếng Pháp, sử dụng tiếng Pháp, nhưng bạn đã biết những gì về nó? Cùng có một cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ này qua bài viết dưới đây.

  • Le français est déclaré langue officielle en France en 1539.

(Tiếng Pháp được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Pháp vào năm 1539)

  • En général, on sait que l’on parle français en France, dans une partie du Canada, une partie de la Belgique, et une partie de la Suisse. Mais la langue française s’étend bien plus loin! En effet, le français est une langue parlée sur les cinq continents, et l’Europe ne regroupe que 45% des francophones en 2015.

(Nhìn chung, chúng ta đều biết người nói tiếng Pháp phần lớn đều ở Pháp, một vùng của Canada, một vùng của Bỉ và một vùng của Thụy Sỹ. Tuy nhiên, tiếng Pháp còn phủ rộng hơn thế. Thật vậy, tiếng Pháp là ngôn ngữ được nói trên toàn thế giới, ở châu Âu chỉ chiếm 45% năm 2015.)

  • Il est parlé, en 2018, sur tous les continents par environ 300 millions de personnes : 235 millions l’emploient quotidiennement et 90 millions en sont des locuteurs natifs. 

(Vào năm 2018, tiếng Pháp được nói trên toàn thế giới bởi 300 triệu người : 235 triệu người sử dụng hàng ngày và 90 triệu và người bản ngữ)

  • En 2018, 80 millions d’élèves et étudiants s’instruisent en français dans le monde. 

(Vào năm 2018, 80 triệu học sinh và sinh viên được giảng dạy bằng tiếng Pháp trên thế giới)

  • Selon l’Organisation Internationale de la Francophonie, il y aura 700 millions de francophones dans le monde en 2050.

(Theo như Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, sẽ có 700 triệu người nói tiếng Pháp trên thế giới vào năm 2050)

  • Le français est ainsi langue officielle ou co-officielle dans 29 pays

(Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức và đồng chính thức trên 29 đất nước.)

Il est seule langue officielle dans 13 pays, tous membres de l’Organisation internationale de la Francophonie :

(Đây là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở 13 quốc gia, là các thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ)

  • En Europe (Châu Âu) : France et Monaco 
  • En Afrique (Châu Phi) : Bénin, Burkina Faso, République démocratique du Congo (RDC), Congo, Côte d’Ivoire, Gabon, Guinée, Mali, Niger, Sénégal et Togo

Il est une des langues officielles de 16 autres pays, également tous membres de l’OIF :

(Nó là một trong những ngôn ngữ chính thức ở 16 quốc gia khác, cũng là các thành viên của OIF)

  • En Europe (Châu Âu) : Belgique, Luxembourg et Suisse 
  • En Afrique (Châu Phi) : Burundi, Cameroun, Comores, Djibouti, Guinée équatoriale, Madagascar, République centrafricaine, Rwanda, Seychelles et Tchad 
  • En Amérique (Châu Mỹ) : Canada et Haïti 
  • En Océanie (Châu Đại Dương) : Vanuatu

Le français est aussi une langue présente, sans statut officiel, dans 7 autres pays, où il est parlé par plus de 20% de la population:

(Tiếng Pháp cũng là một ngôn ngữ tồn tại nhưng không có vị trí chính thức trong 7 quốc gia sau, nơi mà nó được nói bởi hơn 20% dân số)

  • Au Maghreb (Vùng Maghreb): Algérie, Maroc, Tunisie
  • En Afrique (Châu Phi) : Mauritanie
  • Au Moyen-Orient (Trung Đông) : Liban
  • Dans l’océan Indien (Ấn Độ Dương) : Maurice
  • En Europe (Châu Âu) : Andorre.

Parmi ces derniers pays, un seul, l’Algérie, n’est pas membre de l’OIF.

(Trong số các quốc gia này, chỉ có một nước duy nhất, Algeria, là không phải thành viên của OIF.)

L’espace linguistique francophone comprend donc 36 pays.

(Do đó, không gian ngôn ngữ nói tiếng Pháp bao gồm 36 quốc gia.)

Le français est ainsi langue officielle et de travail à l’Organisation des Nations Unies (ONU) et dans ses agences comme l’UNESCO, l’OMS, la FAO, l’OIT, le PNUD, l’UNICEF…; à l’Union africaine; l’Organisation des Etats américains; l’Association des Etats de la Caraïbe; l’Organisation de la Conférence islamique; le Conseil de l’Europe; l’OCDE; l’OTAN; la Cour internationale de Justice et dans le mouvement sportif international, au Comité international olympique ou encore à la FIFA.

(Vì vậy, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức và làm việc tại Liên hợp quốc và trong các cơ quan của tổ chức này như UNESCO, WHO, FAO, ILO, UNDP, UNICEF…; tới Liên minh Châu Phi; Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ; Hiệp hội các quốc gia vùng Caribe; Tổ chức Hội nghị Hồi giáo; Hội đồng Châu Âu; OECD; NATO; Tòa án Công lý Quốc tế và trong phong trào thể thao quốc tế, Ủy ban Olympic Quốc tế và FIFA.)

Bạn còn biết thông tin nào về ngôn ngữ này nữa? Hãy chia sẻ cùng Fi để cùng hiểu và cùng yêu nó nhé.

Xem thêm thông tin về khối Pháp ngữ tại đây.

– Đội ngũ FI –

Thành viên FiClub xuất sắc giành giải Tài năng cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2020

Phóng viên trẻ Pháp ngữ (Jeunes Reporters Francophones 2020) – là cuộc thi do Le Courrier du Vietnam – tờ báo bằng tiếng Pháp duy nhất tại Việt Nam thuộc Thông tấn xã Việt Nam – tổ chức lần thứ 5, với sự tài trợ của Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF); các Đại sứ quán: Pháp, Bỉ, Ma-rốc, Thụy Sỹ, Canada; Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF); Phái đoàn Wallonie – Bruxelles tại Hà Nội; Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Cuộc thi cũng nhận được sự trợ giúp ủng hộ của Quốc hội Việt Nam và các Bộ: Ngoại giao, Thông Tin và Truyền Thông.

Sau 3 tháng phát động với chủ đề: “COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào”, Ban tổ chức đã nhận được hơn 120 bài và chùm bài của hơn 150 thí sinh, phần lớn là sinh viên, tuổi đời từ 18-35, của 6 quốc gia (Pháp, Tunisie, Cameroun, Lào, Campuchia và Việt Nam), đạt kỷ lục về số lượng thí sinh tham dự đông nhất từ trước tới giờ.

Trong đó, không thể không kể tới sự tham gia tích cực của các thành viên CLB tiếng Pháp FiClub, bên cạnh môi trường gặp gỡ giao lưu tiếng Pháp hàng tuần, CLB còn hỗ trợ và động viên nhau tham gia các cuộc thi có giá trị tích cực như thế này.

Lễ trao giải Cuộc thi đã được tổ chức chiều 13/11, tại Hà Nội. Và thật hạnh phúc, khi Ứng Hoàng Anh – Moniteur của FiClub đã xuất sắc đem về GIẢI TÀI NĂNG – Với bài viết về bác hoạ sĩ già bán tranh trên cầu Long Biên. Đồng thời, bài viết của Hoàng Anh cũng được chọn để mở đầu cho bản in của tạp chí tổng hợp các bài viết ấn tượng tham gia cuộc thi năm nay.

Đây là bất ngờ lớn với Hoàng Anh nhưng cũng là thành quả vô cùng xứng đáng với những nỗ lực, cố gắng và sự sáng tạo độc đáo của bạn ấy trong thời gian tham gia cuộc thi.

Bật mí, đây là lần thứ 2 thành viên FiClub giật giải cao trong cuộc thi này rồi. Vậy nên, mùa thi năm sau, hi vọng Ban chủ nhiệm FiClub sẽ được nhìn thấy nhiều gương mặt sáng giá của FiClub lọt vào top đề cử nhé!

Cùng xem lại bài viết đem về giải Tài năng cho Hoàng Anh tại đây: Le vieux peintre du pont Long Biên – Le Courrier du VietNam

– Thanh Ngân –

 

Hướng dẫn đăng ký thi DELF 5/2020 từ xa (online)

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Viện Pháp tại Hà Nội thông báo cách đăng ký kỳ thi DELF TP diễn ra vào tháng 05.2020 tại Hà Nội:
Bạn tải phiếu đăng ký trên website của Viện Pháp tại Việt Nam.

(http://ifv.vn/wp-content/uploads/2018/04/Fiche-inscription-delf-dalf-tp-Vietnam.pdf?fbclid=IwAR0xOCsIadaJYo_3i-cnB1jwQ5vAlqMhfeBdZmW6HDQ_DedQQ0yBizEEd5Q)


 Bạn chuyển khoản phí đăng ký thi theo số tài khoản:
? CTK: INSTITUT FRANCAIS DU VIETNAM
? STK: 030 100 033 9148
? Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm Hà Nội

Gửi mail về ecolehanoi@ifv.vn các nội dung sau:
+ fiche đã khai
+ 1 bản photo CMT
+ Chứng nhận chuyển tiền


Lưu ý:
Bạn có thể ra ngân hàng để chuyển khoản hoặc chuyển khoản online. Tuy nhiên VIETCOMBANK đang không nhận chuyển khoản nhanh 24/7 nên các bạn phải đợi chút nhé!
 Khi chuyển khoản, bạn vui lòng khi rõ trình độ bài thi DELF, và tên thí sinh tham gia
Sau khi CK, bạn vui lòng chụp lại biên lai và gửi lại vào mail ecolehanoi@ifv.vn

– Nguồn: L’espace –


Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182