Warning: Declaration of YOOtheme\Theme\Wordpress\MenuWalker::walk($elements, $max_depth) should be compatible with Walker::walk($elements, $max_depth, ...$args) in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/theme/platforms/wordpress/src/Wordpress/MenuWalker.php on line 115

38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

[ngon_ngu]


Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

[Truyện chêm] Ngày Quốc tế giáo dục 24/1

Journée internationale de l’éducation (le 24 janvier)

Ngày 3 tháng 12 năm 2018, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (Assemblée générale des Nations Unies) đã thông qua nghị quyết A/RES/73/25  tuyên bố ngày 24 tháng 1 hằng năm là Ngày Quốc tế Giáo dục (Journée internationale de l’éducation), nhằm tôn vinh vai trò của giáo dục trong việc đảm bảo hòa bình thế giới và phát triển bền vững trên toàn cầu (assurer la paix mondiale et le développement durable mondial). Ngày Quốc tế Giáo dục là một cơ hội để cùng nhìn nhận lại giáo dục và vai trò của giáo dục (repenser à l’éducation et son rôle); khẳng định đây là quyền cơ bản của con người (le droit humain fondamental), cần được chung tay bảo vệ.

 

Ngày Quốc tế Giáo dục không chỉ đánh dấu việc tôn vinh các nhà giáo (honorer les professeurs) – những người đóng góp cho sự phát triển của giáo dục (contribuer au développement de l’éducation) – mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức và học tập (insister l’importance des connaissances et de l’étude) trong việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ (établir une société civilisée et progressiste). Đây là dịp để cả xã hội cùng nhận thức và đồng lòng hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giáo dục (améliorer la qualité de l’éducation), tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả mọi người đều được tiếp cận tri thức.  

Giáo dục là lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển xã hội. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí (L’éducation contribue à améliorer les connaissances de base des habitants) cho các quốc gia, các dân tộc. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều được đánh giá trình độ phát triển (être évalué le niveau de développement) thông qua trình độ dân trí. Dân trí mỗi quốc gia thể hiện được khả năng phát triển (le potentiel) của quốc gia đó. Nền kinh tế hiện đại cũng chính là nền kinh tế tri thức, tri thức lại chính là sản phẩm của giáo dục, đồng thời cũng là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức chính là nắm trong tay sức mạnh để con người ta tự tin hơn khi bước ra thế giới. Vì vậy, việc trau dồi tri thức là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người. 

 

Bên cạnh đó, giáo dục còn giúp người dân mỗi quốc gia bảo vệ chế độ chính trị (défendre de son régime politique) của mình. Công dân với trình độ dân trí cao sẽ có đủ bản lĩnh, đủ vững vàng để chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” (des invasions culturelles) trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu (le processus d’intégration internationale et mondiale). Nhìn chung, giáo dục chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa đến với tương lai tốt đẹp mà ở đó, con người được phát triển toàn diện, kinh tế được đẩy mạnh, xã hội ngày càng văn minh, quốc gia ngày một bền vững. 

 

Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Việt Nam, ngày này ít được nhắc tới bởi chúng ta có ngày 20/11 truyền thống rồi. Tuy vậy, đây là một ngày lễ quốc tế: Vai trò của giáo dục được bàn và đề cao ở quy mô lớn hơn, nên Fi vẫn mong muốn giới thiệu tới tất cả mọi người. Nhân ngày này, Fi chúc tất cả các thầy cô và tất cả những ai đang làm trong ngành giáo dục sẽ có thật nhiều sức khỏe, thành công để nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển hơn nữa.

– Thanh Huyền (tổng hợp) – 

[Truyện chêm] Lịch sử ra đời của chữ nổi Braille – một trong những phát minh vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại

(Le braille – système d’écriture tactile à points saillants pour les aveugles)

Ngày hôm nay (4/1) chính là ngày Chữ nổi thế giới (La journée mondiale du braille). Năm 2018, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức chỉ định 4/1 là Ngày Chữ nổi thế giới; là ngày nâng cao nhận thức (renforcer la connaissance) về tầm quan trọng của chữ nổi Braille như một phương tiện giao tiếp (un moyen de communication) nhằm thực hiện đầy đủ quyền con người cho những người mù hoặc mất một phần thị lực (des malvoyants et des aveugles). Ngày này cũng chính là sinh nhật của Louis Braille – người phát minh ra hệ thống kí hiệu đọc và viết bằng chữ nổi (l’inventeur du système de lecture et l’écriture en braille). Vậy nên ấn định ngày Chữ nổi thế giới vào 4/1 cũng chính là để vinh danh ông (rendre hommage à l’auteur du braille). Hệ thống chữ nổi của Braille đã mở ra thế giới ngôn từ, văn chương và âm nhạc cho người mù, làm thay đổi cuộc sống của hàng chục triệu người khiếm thị trên thế giới. Mặc dù hữu ích là thế, nhưng trước khi được chấp nhận và trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nó đã trải qua một hành trình dài đầy thử thách, với sự đấu tranh không mệt mỏi của các học trò của Louis Braille. 

 

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1812, tại Pháp, cậu bé 3 tuổi Louis Braille, con trai một người thợ mộc, bị dùi đâm vào mắt trái (le fils d’un menuisier a été poignardé à l’œil gauche par un poinçon), vết thương bị nhiễm trùng (infecté) và lây sang mắt phải. Khi lên 5 tuổi, Braille bị mù hoàn toàn. Thế giới xung quanh cậu bé Louis Braille chỉ còn là bóng đêm. Ở đầu thế kỷ 19, số mệnh ấy mặc định dẫn đến cái nghèo đói, phải đi ăn mày kiếm sống. Thấu hiểu viễn cảnh đó và muốn tránh cho con kiếp ăn mày, bố mẹ kiên quyết bắt cậu học chữ. Ông Simon-Rene đóng đinh lên gỗ (clouer dans le bois) để cho con nhận dạng các chữ cái (reconnaître les lettres). Nhờ vậy, Braille có thể học hết bậc tiểu học ở nhà. 

Năm 10 tuổi, Braille được nhận vào học tại một trong những trường khiếm thị đầu tiên trên thế giới, Viện Hoàng gia dành cho Thanh thiếu niên mù ở Paris (L’institut royal des jeunes aveugles de Paris). Dù thị lực hạn chế, nhưng Braille khiến mọi người ngưỡng mộ về khả năng học tập và được các thầy giáo giao trách nhiệm kèm cặp các bạn đồng trang lứa. Vào thời điểm đó, hệ thống duy nhất được sử dụng để dạy cho học sinh mù đọc sách (apprendre aux aveugles à lire des livres) là hệ thống chữ được phát triển bởi Valentin Haüy, người sáng lập ra ngôi trường nơi Braille theo học. Hệ thống của Haüy có hình dạng của các ký tự đánh máy trên giấy ướt, tạo ra các chữ cái với độ nổi cao có thể cảm nhận được bằng các ngón tay và nhận dạng được (des lettres tactiles à points saillants identifiées par des doigts) . Vì kích thước lớn của chữ cái nên những cuốn sách chứa nhiều rất nhiều trang và rất cồng kềnh, mỗi quyển có thể lên đến vài cân. Tuy nhiên, số lượng từ trong sách lại rất hạn chế. Học sinh cũng không thể tự viết lại các chữ nếu họ muốn.

 

Theo The National Brallie Press, vào năm 1821, khi 12 tuổi, Braille biết đến một hệ thống chữ viết được phát triển bởi Charles Barbier, một đại úy trong Quân đội Pháp. Đây vốn là loại chữ mật cho quân đội (une cryptographie utilisée par l’armée), các chữ cái được mã hóa thành chấm đục nổi trên giấy (être codé sous forme de points saillants sur le papier). Phương pháp giao tiếp của của Barbier là một đoạn mã có 12 chấm trong 2 cột (un morceau de code composé de 12 points en 2 colonnes), được in thành một tờ giấy dày và có thể giải nghĩa qua việc cảm nhận bằng tay. Dù vậy, hệ thống của Barbier tồn tại không ít hạn chế. Nó ngăn cản việc đánh vần chính xác các từ (empêcher l’épellation exacte des mots), cũng như thiếu dấu câu và các ký hiệu dùng trong toán học cũng như âm nhạc (manquer de ponctuations, de signes mathématiques et de ceux de musique). Quan trọng nhất, kích thước của các ô và số lượng chấm khiến việc đọc trở thành một quá trình tốn nhiều công sức.

Phát minh của Barbier đã truyền cảm hứng cho cậu học trò 12 tuổi Louis Braille tiếp tục mày mò, cải tiến hệ thống chữ chấm của Barbier (perfectionner le système d’écriture nocturne de Barbier)tạo ra một bộ công cụ đọc của riêng mình (créer son boîte à outils de lecture). Ông hiểu rằng để cho người khiếm thị dễ đọc thì mỗi chữ cái phải được ký hiệu đơn giản và gọn (simple et concis), sao cho mỗi chữ cái có thể được nhận ra chỉ bằng một đầu ngón tay (lettre reconnue par un seul bout de doigt). Bộ chữ nổi của Braille đã được rút ngắn từ 12 xuống chỉ còn 6 chấm, các chấm này được sắp xếp một trong khung hình chữ nhật gồm 2 cột và 3 dòng. Tập hợp các chấm nổi/chìm trong 6 vị trí sẽ tạo ra một bộ 64 mẫu chấm hoặc ký tự khác nhau. Để phát minh ra bộ chữ này, mỗi đêm cậu chỉ ngủ chừng hai tiếng. Cậu dùng một cái dùi để ấn các chấm lên giấy (presser les points sur le papier par un poinçon), nhưng khác với Barbier, các chấm của Louis xếp dọc thành hai hàng ba, tương tự như quân xúc xắc (le dé). 2 mũ 6 là 64 họa tiết khác nhau, đủ để thể hiện không chỉ chữ cái và số, mà còn viết được cả nốt nhạc (la note de musique) các ký hiệu toán học (signes mathématiques). Chữ cái dễ nhất là chữ đầu tiên: “a” là một chấm phía trên bên trái. 

Phiên bản đầu tiên của chữ Braille sử dụng cả dấu chấm và dấu gạch ngang. Braille sau đó đã xuất bản hệ thống chữ nổi của mình vào năm 1829, và đến lần xuất bản thứ hai vào năm 1837, ông đã loại bỏ các dấu gạch ngang vì chúng quá khó đọc. Là một nhạc công organ tài năng, Braille cũng đã cải tiến phát minh của mình để nó có thể biểu thị được các nốt nhạc với mong muốn hệ thống chữ nổi của mình “đủ linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu độc đáo của bất kỳ nhạc cụ nào”.

 

Mặc dù công trình của Braille được các học trò ngưỡng mộ và kính trọng, hệ thống chữ viết của ông đã không được dạy tại Viện Hoàng gia trong suốt những năm ông sống. Thậm chí hiệu trưởng Alexandre René Pignier của Viện Hoàng gia đã bị cách chức sau khi ông cho giáo viên dạy học sinh bằng một cuốn sách lịch sử in chữ nổi Braille. Các học sinh của Braille sau đó đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ phát minh của người thầy quá cố. Hệ thống chữ nổi Braille cuối cùng cũng được Viện Hoàng gia chấp nhận vào năm 1854, hai năm sau khi ông qua đời. Hệ thống này sau đó đã lan rộng khắp cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và chỉ được cộng đồng nói tiếng Anh công nhận vào năm 1932.

 

Có thể thấy, hệ thống chữ nổi Braille thật sự là một phát minh lớn với những người khiếm thị, nó được ví như ngọn lửa mà thần Prometeus ban phát cho nhân loại. Nó giúp người mù có thể trở thành giáo viên dạy cho chính người mù. Sự ra đời của chữ nổi Braille không chỉ cách mạng hóa giáo dục cho người mù mà nó còn cho phép họ giao tiếp với nhau mà không cần sự can thiệp của những người sáng mắt (permettre aux aveugles de se communiquer sans l’intervention). Helen Keller đã so sánh chữ nổi Braille như một phát minh quan trọng và nhân văn bậc nhất kể từ khi báo in ra đời, bởi nó đã thay đổi cuộc sống của nhiều người hơn – những người lẽ ra phải sống thiếu niềm vui và mất sự tự do của việc đọc và học – theo The Marginalian.

 

Tham khảo: vietnam.net, ngaynay.vn, thethaovanhoa.vn, idesign.vn

Thanh Huyền (tổng hợp)

Périphrases désignant des lieux

“Xứ sở nghìn hồ”, “đất nước mặt trời mọc” là ở đâu nhỉ? Nếu bạn vẫn chưa biết thì hãy đọc ngay bài viết này nhé. Fi đã tổng hợp 18 địa điểm tương ứng với 18 tên gọi đặc trưng của chúng.

.
1. La ville aux mille minarets (thủ đô ngàn tháp) : Le Caire
2. La Porte du Bonheur (cánh cửa hạnh phúc): Istanbul
3. Paris de l’Orient (Paris của Trung Đông) : Beyrouth
4. La ville blanche (thành phố trắng) : Casablanca
5. La Venise du Nord (Venice phương Bắc) : Amsterdam
6. La ville éternelle (thành phố vĩnh cửu): Rome
.
.
7. Le berceau de la civilisation (cái nôi của nền văn minh phương Tây) : Athènes
8. Le Céleste Empire (nơi hoàng đế được coi là con trời) : la Chine
9. La ville lumière (kinh đô ánh sáng) : Paris
10. Le toit du monde (nóc nhà thế giới) : l’Himalaya
11. La Cité de Calvin (thành phố của Calvin): Genève
12. La grande bleue (đại dương xanh): la Méditerranée
.
.
13. La Perfide Albion (đảo xảo trá): l’Angleterre
14. La fille aînée de l’église (trưởng nữ của Giáo hội): la France
15. La terre de dieux (vùng đất của các vị thần): la Grèce
16. Le pays aux mille lacs (xứ sở nghìn hồ) : la Finlande
17. L’empire du Soleil levant (đất nước mặt trời mọc): le Japon
18. Le Nouveau Monde (tân thế giới): l’Amérique
.
Chúng mình xin để lại một câu hỏi để các bạn suy ngẫm thêm nha: Việt Nam của chúng ta có “biệt danh” là gì?
Ánh Tuyết

[Truyện chêm tiếng Pháp] Tạo hình ông già Noel bắt nguồn từ đâu?

D’où vient la forme du Père Noël ?

🎄 Nhắc đến Giáng sinh (Noël) – dịp lễ lớn nhất trong năm ở nhiều nước phương Tây (aux plusieurs pays occidentaux) thì không thể không nhắc tới một nhân vật nổi tiếng gắn liền với dịp lễ này, đó chính là ông già Noel (Le Père Noël). Ông già Noel bắt nguồn từ thánh Nicolas (Saint Nicolas) trong đạo Thiên Chúa. Từ khi khái niệm về ông ra đời, ông chính là người bạn thân thiết của mọi đứa trẻ. Ngay cả khi không theo đạo, trẻ em khắp nơi cũng sẽ háo hức đợi ông già Noel chui qua ống khói (la cheminée) đi phát quà cho chúng đêm Giáng sinh. Tuy nhiên, lúc ấy, người ta không định hình cụ thể về ông già Noel như là mặt mũi thế nào, ăn mặc ra sao. Vì vậy ông già Noel đã từng tồn tại nhiều tạo hình khác nhau: một người đàn ông cao gầy (un homme grand et mince); một yêu tinh (un lutin); thậm chí còn có một ông già Noel phiên bản đáng sợ (une version effrayante du Père Noël). Vậy liệu bạn có biết hình tượng ông già Noel với quần áo đỏ, bộ râu trắng quen thuộc ngày nay bắt nguồn từ đâu không? Một điểm vô cùng thú vị nữa là, theo nhiều nhà sử học, trước khi ông già Noel này được tạo ra, thánh Nicolas đã xuất hiện trong rất nhiều hình minh họa và mô tả bằng văn bản với chiếc áo khoác màu đỏ tươi.

🎄 Xuất phát điểm của hình tượng này chính là từ thương hiệu nước giải khát rất quen thuộc với chúng ta, Coca-Cola. Vào những năm 1920, Coca-Cola bắt đầu đưa ông già Noel vào quảng cáo Giáng sinh của mình. Hình tượng ông già Noel đã có nhiều thay đổi theo từng năm. Với nhiều thành công từ việc sử dụng hình ảnh ông già Noel cho các chiến dịch marketing của mình, vào năm 1931, công ty quyết định nâng cấp chiến dịch quảng cáo này bằng việc ủy quyền cho Haddon Sundblom, một họa sĩ minh họa người Mỹ gốc Phần Lan và Thụy Điển, mô phỏng lại ông già Noel phù hợp với ý tưởng quảng cáo của họ. Từ đây, cuộc cách mạng thực sự đã xảy ra. Sundblom cuối cùng đã nghĩ ra ông già Noel vui nhộn mà chúng ta biết ngày nay, với chiếc áo khoác lớn màu nhung đỏ (le grand manteau rouge) đặc trưng và bộ râu trắng dài (la longue barbe blanche) cùng chiếc mũ lông (un bonnet de fourrure). Ông lấy cảm hứng từ bài thơ “Chuyến thăm từ Thánh Nicolas” do Clement Clark Moore viết năm 1822, bài thơ mà nhiều năm sau này được gọi là “Đêm trước Giáng sinh” (La veille de Noël). Ông già Noel xuất hiện chễm chệ trên các áp phích, hình ảnh quảng cáo đã nhận được đánh giá tích cực của khách hàng vì nó đem đến cảm giác tươi vui. Quá thành công, Coca-Cola tiếp tục sử dụng hình tượng này trong những mùa Giáng sinh tiếp theo. Hình ảnh này có sức lan tỏa lớn tới mức người ta quên mất ban đầu đó chỉ là chiến dịch quảng cáo của một công ty. Nhiều người nghĩ rằng đây là hình ảnh thật về ông già Noel. Sau đó, hình ảnh này đã không còn là “của riêng” Coca-Cola nữa.

🎄 Về bản quyền, tạo hình Ông già Noel thuộc về cả họa sỹ thể hiện lẫn công ty Coca-Cola, mặc dù họ không trực tiếp phát minh ra ý tưởng. Trên website chính thức của mình, hãng nước ngọt nổi tiếng đã khẳng định: “Coca-Cola không tạo ra huyền thoại về ông già Noel.” Tuy nhiên, không thể chối cãi rằng, nếu không có Coca-Cola, hình tượng ông già Noel đã không thể trở thành một hình ảnh thu nhỏ của Giáng sinh, đến mức ông ấy có mặt khắp nơi trong thiệp Giáng sinh (cartes de Noël), sách, phim và chương trình truyền hình trong lễ Giáng sinh. Nếu không có chiến dịch siêu thành công này của Coca-Cola, có thể ông già Noel đã mang một hoặc nhiều hình ảnh khác, cũng không phổ biến đến như vậy vào dịp Giáng sinh. 

🎄 Các bạn có quan tâm đến ý nghĩa của những biểu tượng khác gắn liền với lễ Giáng sinh không? Tham khảo thêm ở link ở cuối bài này nhé. Nếu vẫn chưa phải thông tin bạn muốn biết, hãy inbox về cho chúng mình, để chúng mình làm thêm những nội dung phù hợp với bạn nhất nhé. 

Nguồn gốc của Giáng Sinh và các biểu tượng

– Thanh Huyền  (Tổng hợp) –

Từ vựng về Núi và những ngọn núi ở Pháp

Vocabulaire de la montagne et les montagnes en France

Bản đồ dưới đây biểu thị các vùng núi của Pháp (les régions montagneuses en France), bao gồm : les Vosges, le Jura, les Alpes, le Massif central, les Pyrénées et la Corse.

Trong đó có những dãy núi trẻ (les montagnes jeunes) là les Alpes và les Pyrénées và những khối núi già (les massifs anciens), đó là le Jura, les Vosges et le Massif central.

Hành tinh của chúng ta còn bao gồm những vùng núi rất rộng lớn khác (d’autres grandes régions montagneuses) : ví dụ ở châu Mỹ có les Rocheuses et les Andes ; l’Atlas ở châu Phi còn ở châu Á thì có dãy l’Himalaya với đỉnh Everest cao 8850 (l’Everest mesure 8 850 mètres de haut) !

 

ĐỘ CAO VÀ KHÍ HẬU

 Núi là một phần gồ lên trên mặt đất. Núi được phân loại dựa theo chiều cao (une altitude élevée / une hauteur élevée). Ví dụ, đỉnh Mont Blanc ở Pháp cao 4807m (le Mont Blanc en France est haut de 4807 mètres) !

Chênh lệch độ cao cũng làm cho khí hậu ở vùng núi đó thay đổi (le climat change selon l’altitude de la montagne). Có 3 kiểu khí hậu chính :

– Độ cao dưới 500, so với mực nước biển (moins de 500m), vùng đó sẽ mang khí hậu đại dương (climat océanique)

– Từ 500m – 1500m, đó là vùng mang khí hậu bán lục địa (climat semi-continental)

– Trên 1500m, đó là nơi có khí hậu của vùng núi rất đặc trưng (climat montagnard)

 

TỪ VỰNG VỀ NÚI

CÁC PHẦN CỦA NGỌN NÚI

♥ Đỉnh núi là điểm cao nhất của ngọn núi (Le sommet est le point le plus haut de la montagne).

♥ Thung lũng là vùng trũng giữa các ngọn núi (La vallée forme un creux dans le paysage).

♥ Sườn thung lũng, hoặc sườn núi (Le versant / la pente de la vallée ou de la montagne). 

♥ Chân núi (le pied de la montagne).

♥ Sườn dãi nắng (un adret)

>< sườn sấp bóng (envers, ombrée)

♥ Đồng bằng (un plateau)

♥ Vách đá (sát bờ biển) (une falaise)

♥ Sông băng (un glacier)

♥ Chỏm núi (une crête)

♥ Chỏm nhọn (une auguille)

♥ Đèo (un col)

♥ Triền núi (un cirque naturel)

 

CÁC LOẠI ĐỊA HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NÚI

♥ ngọn núi (une montagne)

núi lửa (un volcan)

ngọn đồi (une colline)

rừng nguyên sinh (une forêt)

thác (une cascade)

 

sông (lớn) (un fleuve)

thung lũng (une vallée)

sông (nhánh) (une rivière)

đảo (une île) 

bãi biển (une plage)

Một ngọn núi có thể có các dốc đứng (des pentes raides) hoặc các dốc thoải (des pentes douces), đỉnh của nó có thể nhọn (former un pic) hoặc (être arrondi) . Thường thì đỉnh nhọn và các thung lũng sâu thuộc về các dãy núi trẻ ; còn đỉnh tù là ở các dãy núi già.

 

HIỆN TƯỢNG XÓI MÒN

Đỉnh núi bị tù có thể là do bị mòn đi (usé) do xói mòn (l’érosion).

Hiện tượng xói mòn (Les effets de l’érosion) :

Gió (le vent), mưa (la pluie), tuyết (la neige), băng (le gel) phá hủy đá: đó là sự xói mòn (l’érosion)

Trong hàng nghìn năm, đỉnh núi bị mòn đi và tù đi (s’user et s’arrondir)

Chiều cao của ngọn núi giảm đi, người ta gọi đó là núi già.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN NÚI

(Les activités à la montagne)

Nơi băng tuyết dày nhất là trên đỉnh núi. Khách du lịch tận dụng nơi này để trượt tuyết (faire du ski).

Dưới chân núi (au pied de la montagne), người ta canh tác nông nghiệp (l’agriculture).

Triền núi (le cirque naturel) là nơi lý tưởng để chăn nuôi (l’élevage).

 

HỆ THỰC VẬT TRÊN NÚI

(La végétation en montagne)

 Thực vật không giống nhau từ chân núi tới đỉnh núi (depuis le pied de la montagne jusqu’à son sommet).

Thực vật trên núi thay đổi theo độ cao (La végétation change en fonction de l’altitude).

2400m – 3000m: địa y, likenlichen (m)

2000m – 2400m: cây tùng. sapin (m)

1600m – 2000m: cây vân sam. épicéa (m) 

800m – 1600m: cây sồi*. hêtre (m) / chêne (m)   (Sự khác nhau giữa hêtre và chêne sẽ đề cập ở một bài khác).

Như vậy trong bài viết nhỏ này, chúng mình đã cùng tìm hiểu một vài kiến thức cơ bản về Núi. Nếu các bạn hứng thú với chủ đề này, hãy gửi yêu cầu cho chúng mình nhé, chúng mình sẽ khai thác thêm.

Nguồn : https://www.maxicours.com/se/cours/la-montagne/

và các nguồn khác từ Internet.

– Fi Classe biên tập và giới thiệu –

ĐỔI GIỜ MÙA ĐÔNG – MÙA HÈ Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU

⏰ Như các bạn đã biết, mỗi năm Pháp, cũng như các nước châu Âu, sẽ thực hiện “đổi giờ” 2 lần. Vậy nên, có lúc họ cách chúng ta 5h, có lúc lại cách chúng ta 6h.
⛱ Có bạn nào thấy việc đổi giờ này rất chi là lạ k? Nhiều người châu Âu được hỏi thấy việc này rất phiền toái. Vậy vì sao lại có việc đổi giờ như vậy?
(Ảnh: sưu tầm trên internet)
Cùng tìm hiểu một chút nhé.
? Ngày đổi giờ mùa đông sẽ xảy ra vào rạng sáng ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hàng năm. Ngày đổi giờ mùa hè sẽ xảy ra vào rạng sáng ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3.
Như vậy, ngày đổi giờ mùa đông năm 2023 sẽ rơi vào rạng sáng Chủ nhật ngày 29.10.2023, đồng hồ sẽ lùi lại một giờ lúc 3 giờ sáng. 3 giờ sáng trở thành 2 giờ sáng.
⏰ Việc này xảy ra sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973. Đó là vào năm 1976, và Pháp là nước đầu tiên đưa ra quyết định này. Họ nhận thấy, vào mùa Hè, ánh sáng tự nhiên nhiều trong ngày, thậm chí đến 9h tối vẫn còn sáng như vào những ngày chiều bình thường nên điều chỉnh giờ sẽ giúp khai thác ánh sáng mặt trời, không buộc phải bật điện công cộng vào giờ đã qui định. Nhiều quốc gia thành viên của Cộng đồng kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu hiện nay, đã làm theo. Từ năm 1996, tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đều đã áp dụng việc đổi giờ này.
? Tuy lý do ban đầu của việc đổi giờ rất hợp lý, nhưng nó lại đem đến một số phiền toái cho người dân, ví dụ như việc một ngày ngắn hay dài thêm ảnh hưởng đến công việc và thời gian sinh hoạt của họ. Trong một cuộc khảo sát, 84% người dân châu Âu, chủ yếu đến từ Đức và Áo đã bày tỏ mong muốn chấm dứt vĩnh viễn việc thay đổ giờ.
?Nhưng đến hiện tại, việc này vẫn chưa thể thực hiện, vì các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra quan điểm cụ thể nào về vấn đề này. Nghĩa là, chắc chắn chủ nhật này, đồng hồ Châu Âu sẽ lùi lại một giờ.
– Thanh Huyền (tổng hợp) – 

Từ vựng về chiến thắng 30/4/1975

Vocabulaire de la victoire du 30 avril 1975

Có thể khi học tiếng Pháp, các bạn chưa bao giờ nghĩ một ngày, các bạn lại nói chuyện với một người bạn nói tiếng Pháp về lịch sử. Hãy chuẩn bị “áo giáp” cho mình để nói thật tốt nhé.

Bộ từ vựng này hết sức giản lược và “dễ chịu”, có thể giúp việc bắt đầu học lịch sử bằng tiếng Pháp của các bạn suôn sẻ hơn. Cùng cố gắng nhé.

Ánh Tuyết


Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182