38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguồn gốc của Giáng Sinh và các biểu tượng


Origine de Noël et ses symboles

Giáng Sinh là một ngày lễ vô cùng quan trọng đối với người theo đạo Thiên Chúa. Dần dần truyền thống đón Giáng Sinh lan rộng ra ngay cả đối với dân ngoại đạo, đặc biệt là giới trẻ. Ở Việt Nam những năm gần đây, chúng ta tưng bừng đón chào Giáng Sinh, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của ngày lễ này. Vậy hãy cùng Fi tìm hiểu ngay về nguồn gốc của Giáng Sinh cũng nhưng những biểu tượng không thể thiếu trong ngày này.

1. Giáng Sinh là gì? – Qu’est-ce-que Noël ?

Đối với toàn bộ tín đồ Kitô giáo (l’ensemble du monde chrétien), Giáng Sinh là lễ kỷ niệm đánh dấu sự ra đời của chúa Giê-su (la célébration de la naissance du Christ)

Đối với những người theo đạo Thiên chúa, lễ Giáng sinh mang một ý nghĩa đặc biệt (avoir un sens particulier). Đó là ngày lễ mà gia đình và trẻ em chiếm vị trí hàng đầu, là cơ hội để chúng ta quây quần bên nhau (l’occasion de se retrouver).

Ở Pháp, các nhà thờ thường tổ chức các buổi hòa nhạc hát mừng Giáng sinh (proposer souvent des concerts de chants de Noël) hoặc triển lãm cảnh Chúa ra đời (des expositions de crèches) với những bức tượng nhỏ (avec des petites figurines).

Giáng sinh cũng là thời điểm chúng ta tặng quà cho nhau (le moment où l’on s’offre des cadeaux). Những món quà này chính là biểu hiện cho tình cảm đối với những người chúng ta yêu thương (des marques d’affection vis-à-vis des personnes que l’on aime).

2. Cây thông Giáng Sinh – Le sapin de Noël

Cây thông là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Giáng sinh (l’un des symboles de la fête de Noël le plus répandu). Vào tối ngày 24 tháng 12 (Le 24 décembre au soir), cây thông có mặt tại mọi ngôi nhà và mọi quảng trường (se retrouver dans tous les foyers et sur toutes les places).

Cây thông Giáng sinh (hay còn được gọi là cây của Chúa Kitô) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1521, ở vùng Alsace. Sau đó, dần hình thành nên truyền thống trang trí nhà cửa bằng những cành cây thông được cắt 3 ngày trước lễ Giáng sinh (décorer les maisons avec des branches coupées 3 jours avant Noël). Ngôi sao được đặt trên đỉnh cây thông (être mise en place au sommet du sapin) chính là tượng trưng cho ngôi sao của Bethlehem, ngôi sao dẫn đường cho Ba Vị Vua/nhà thông thái (guider les Rois Mages). Họ là những vị khách đến “từ phương Đông” (des visiteurs “de l’Orient”) khi biết về sự ra đời của Chúa Giê-su ở Bê-lem (la naissance de Jésus à Bethléem).


3. Mùa Vọng – L’avent

Mùa Vọng là thời điểm các tín đồ Kitô giáo (les chrétiens) chuẩn bị cho lễ Giáng sinh (préparer Noël). Từ “Avent” bắt nguồn từ tiếng Latinh “adventus” có nghĩa là đến. Do đó, Mùa Vọng chính là sự mong chờ Chúa Giêsu đến (l’attente de la venue de Jésus-Christ).

Để giúp bọn trẻ kiên nhẫn chờ đợi tới ngày Giáng Sinh (Pour faire patienter les enfants avant le jour J), người Đức đã phát minh ra lịch Mùa Vọng (le calendrier de l’Avent), bao gồm một bộ 24 ô cửa sổ (composé d’un ensemble de 24 fenêtres). Với bộ lịch này, bọn trẻ có thể khám phá những hình ảnh (découvrir des images), sau đó dần dần được thay thế bằng kẹo (des friandises), sôcôla (chocolats), những bức tượng nhỏ (des figurines) hoặc những món quà nho nhỏ (petits cadeaux).

4. Ông già Noel – Le Père Noël

Chính Thánh Nicholas (Saint Nicolas) là nguồn cảm hứng cho hình ảnh ông già Noel:

  • râu trắng dài (la longue barbe blanche)
  • chiếc mũ lông thú (un bonnet de fourrure)
  • áo khoác lớn màu đỏ (le grand manteau rouge)

Tuy nhiên có một sự khác biệt, đó là ông già Noel di chuyển trên chiếc xe trượt tuyết được kéo bởi những chú tuần lộc (un traîneau tiré par des rennes), còn Thánh Nicolas lại cưỡi trên lưng một con lừa (sur le dos d’un âne). Vì lý do này, ở một số vùng của Pháp, trẻ em đặt một ly rượu cho Ông già Noel và một củ cà rốt cho con lừa của ông dưới gốc cây (déposer sous le sapin un verre de vin pour le Père Noël et une carotte pour son âne).

5. Thánh lễ lúc nửa đêm – La messe de minuit

Thánh lễ ngày 24 tháng 12 thực sự thường được cử hành vào đầu giờ tối (thường là lúc 7 giờ tối) (être célébrée en début de soirée (en général à 19h), tại tất cả các giáo xứ Công giáo (dans toutes les paroisses catholiques). Bản thân giáo hoàng (Le pape) cũng thực hiện nghi lễ này vào khoảng 10 giờ tối tại Nhà thờ Thánh Peter ở Rome (à l’église Saint-Pierre de Rome).

– Mai An Týt –