Warning: Declaration of YOOtheme\Theme\Wordpress\MenuWalker::walk($elements, $max_depth) should be compatible with Walker::walk($elements, $max_depth, ...$args) in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/theme/platforms/wordpress/src/Wordpress/MenuWalker.php on line 115

38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

[ngon_ngu]


Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Cơ hội nào cho người học tiếng Pháp tại Việt Nam?

Nhiều bạn yêu thích tiếng Pháp nhưng vẫn chần chừ do dự, không quyết tâm theo đuổi đến cùng thứ ngôn ngữ lãng mạn này.

Một trong những lý do chính, không phải là nó khó học, mà bởi mọi người cho rằng các cơ hội cho tương lai khi học tiếng Pháp là chưa thực sự rõ ràng.

Hãy cùng FIclasse làm rõ vấn đề này!

1. Cơ hội du học rộng mở

Với những du học sinh có ngân sách eo hẹp, Pháp là điểm đến phù hợp vì học phí rất rẻ. Tùy vào cấp học và chương trình đào tạo mà các trường công lập ở Pháp sẽ có mức thu riêng, thường khoảng 200-650 euro/năm.

Hàng năm, các tổ chức chính phủ, giáo dục của Pháp cũng tích cực trao các suất học bổng cho cả sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế để khuyến khích học tập.

Xem thêm thông tin về học bổng Pháp tại: https://tiengphapthuvi.fr/diem-danh-5-loai-hoc-bong-du-hoc-phap-danh-gia-nhat/

Ngoài ra, các chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên giữa các trường Việt Nam và các trường của Pháp, Bỉ, Canada cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều để tạo điều kiện tối đa cho sinh viên có cơ hội học tập tại nước ngoài.

Cơ hội du học Pháp rộng mở

2. Cơ hội việc làm tại Pháp và Việt Nam

Với những người mong muốn ở lại Pháp làm việc sau khi tốt nghiệp, triển vọng phát triển nghề nghiệp ở đất nước này rất hứa hẹn, đặc biệt ở thủ đô. Theo bảng xếp hạng thành phố tốt nhất cho sinh viên năm 2018 do tổ chức QS công bố, Paris xếp thứ bảy về vấn đề việc làm. Là một trung tâm quốc tế thịnh vượng, Paris đảm bảo đáp ứng mạng lưới liên lạc toàn cầu.

Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, châu Âu là nơi tốt nhất thế giới về cơ hội bình đẳng cho phụ nữ khi học tập, sinh sống, làm việc và Pháp là quốc gia đứng thứ ba trong nghiên cứu này.

Còn cơ hội việc làm tại Việt Nam?

Có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp ngay tại Việt Nam cho cộng đồng Pháp ngữ như:

  • Ngành du lịch: sale tour, điều hành tour, hướng dẫn viên
  • Giáo viên tiếng Pháp
  • Làm việc trong các tổ chức quốc tế mà tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, các bộ ngành có quan hệ với các nước sử dụng tiếng Pháp (bộ ngoại giao, bộ công thương,…), cơ quan đại diện của các nước nói tiếng Pháp tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ,…
  • Phiên dịch, biên dịch viên tiếng Pháp
  • Làm việc trong các công ty thuộc lĩnh vực: tư vấn du học, kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật,…
  • Làm ngành truyền thông trong các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam

Từng đó đã đủ để bạn thêm tự tin với lựa chọn của mình chưa?

Thay vì do dự và để lỡ cơ hội của chính mình, hãy bắt đầu ngay hôm nay!!!

Tìm khóa học tiếng Pháp phù hợp tại: https://tiengphapthuvi.fr/cat-khoa-hoc/khoa-hoc/

– Thanh Ngân –

Tìm hiểu hệ thống giáo dục ở Pháp

Le système éducatif français

Chúng ta đều biết rằng có nhiều lý do để Pháp trở thành một trong những nước thu hút một số lượng lớn du học sinh đến từ các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những lý do đó là nền giáo dục chất lượng cao cùng với mức học phí phải chăng và chính sách “mở” đối với sinh viên nước ngoài. Nếu bạn có mong muốn đi du học Pháp thì việc đầu tiên cần làm đó là đọc hiểu cặn kẽ hệ thống giáo dục nơi đây. Fi đã tổng hợp giúp bạn những thông tin quan trọng nhất về hệ thống này trong bài viết dưới đây.

Về cơ bản, hệ thống giáo dục Pháp gồm 3 bậc : Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.

1. Enseignement Primaire (Giáo dục bậc Tiểu học)

Le primaire est divisé en deux parties: l’école maternelle et l’école élémentaire.

(Giáo dục bậc Tiểu học được chia thành hai phần: Mẫu giáo và Trường tiểu học)

a. L’école maternelle (Mẫu giáo)

  • L’école maternelle c’est pour les enfants qui ont entre 3 et 6 ans. 

(Trường mẫu giáo là nơi dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi.)

  • Elle n’est pas obligatoire, elle est facultative, mais en général la grande majorité des enfants vont dans cette école.

(Chúng ta không nhất thiết phải đi học mẫu giáo, tuy nhiên nhìn chung hầu hết trẻ em Pháp đều được gửi đến đây.)

  • L’école maternelle est un endroit très important pour que les enfants apprennent à se sociabiliser, à vivre avec les autres.

(Trường mẫu giáo là một nơi rất quan trọng để trẻ có thể học cách hội nhập, giao tiếp với cộng đồng, sống chung với những người khác.)

  • Trường mẫu giáo chia làm 3 cấp lớp: lớp mầm (la petite), lớp chồi (la moyenne) và lớp lá (la grande section).

b. L’école primaire/élémentaire (Tiểu học)

  • On a 6 ans quand on arrive à l’école primaire et quand on termine on a 11 ans.

(Trường tiểu học nhận học sinh từ 6 tuổi đến 11 tuổi.)

  • L’école élémentaire dure 5 ans (Trường tiểu học kéo dài 5 năm):

+ CP = Cours préparatoire

+ CE1 = Cours élémentaire 1

+ CE2 = Cours élémentaire 2

+ CM1 = Cours moyen 1

+ CM2 = Cours moyen 2

  • On apprend à lire, à écrire, à compter. On a des initiations à la science, à l’histoire, et on commence à faire des choses un peu plus concrètes, plus sérieuses.

(Ở đây, chúng ta được học đọc, học viết, học đếm. Chúng ta cũng có những tiếp xúc đầu tiên với khoa học, lịch sử, và bắt đầu làm những thứ cũ thể, nghiêm túc hơn.)

2. Enseignement Secondaire (Giáo dục bậc Trung học)

Vers 10-11 ans, les enfants passent dans le secondaire et y restent jusqu’à 17-18 ans. Le secondaire se divise en deux: le collège et le lycée.

(Khi trẻ 10, 11 tuổi, chúng sẽ chuyển lên bậc Trung học và học ở đó cho tới khi 17, 18 tuổi. Bậc giáo dục trung học được chia làm hai cấp: Cấp Trung học cơ sở và Cấp Trung học phổ thông.)

a. Le collège (Trung học cơ sở)

  • Le collège, c’est l’école à laquelle vont les enfants entre 11 et 15 ans.

(Trung học cơ sở là nơi dành cho trẻ từ 11 đến 15 tuổi.)

  • C’est là qu’on passe 4 années (Ở đây, chúng ta sẽ trải qua 4 năm học):

+ 6e = Sixième

+ 5e = Cinquième

+ 4e = Quatrième

+ 3e = Troisième

  • On évalue les élèves avec des notes qui vont de 0 à 20.

(Chúng ta đánh giá học sinh dựa trên thang điểm 20)

  • À la fin de la dernière année du collège, en 3e, les élèves passent ce qu’on appelle le Brevet des collèges. Il s’agit d’un petit examen général avec des connaissances basiques. Et pour pouvoir finir le collège, il faut obtenir le brevet.

(Kết thúc cấp trung học cơ sở, vào lớp 9, học sinh sẽ phải trả qua một kỳ thi có tên là “Brevet”. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh. Để tiếp tục lên cấp trung học phổ thông, học sinh buộc phải thi đỗ.)

b. Le lycée (Trung học phổ thông)

  • Il y a différents types de lycées : le lycée général, le lycée technologique et le lycée professionnel.

(Có 3 loại trường: Trường trung học phổ thông thường, trường trung học công nghệ và trường trung học nghề.)

  • Les élèves qui ont les résultats les plus mauvais au collège et au Brevet, en général, ils doivent faire une filière professionnelle qui va durer deux ans, pour leur apprendre un métier, une profession, plutôt technique. En France, l’école est obligatoire jusqu’à 16 ans donc, après les 16 ans, les élèves, quand ils ont leur diplôme professionnel (CAP – certificat d’aptitude professionnelle ou BEP – Brevet d’études professionnelles), ils peuvent arrêter d’étudier et commencer à travailler. Après le BEP, les élèves peuvent continuer d’étudier pendant 2 ans et avoir le bac professionnel.

(Những học sinh có kết quả kém ở cấp 2 sẽ thường tiếp tục học trường nghề trong 2 năm, ở đây họ sẽ học một nghề, một việc gì đó, thường thiên về kĩ thuật. Ở Pháp, việc đi học chỉ bắt buộc cho đến khi 16 tuổi, chính vì thế, sau khi học sinh có chứng nhận chuyên môn CAP hoặc bằng tốt nghiệp nghề BEP, họ có thể bắt đầu đi làm.Với những người đã có bằng BEP, họ có thể tiếp tục theo học 2 năm nữa và nhận bằng tú tài nghề.)

  • Dans un lycée général et technologique, l’enseignement dure 3 ans, dans les classes de seconde, première et terminale.

(Ở trường trung học phổ thông thường và trường trung học công nghệ, học sinh sẽ trải qua 3 năm tương ứng với lớp 10, 11 và 12 ở Việt Nam.)

  • Après la 2nde, on a le choix entre trois programmes : programme S- scientifique, programme L- littérature, programme ES- économique et social)

(Sau lớp 10, học sinh sẽ lựa chọn chương trình học : Ban khoa học, ban văn học, ban tài kinh tế và xã hội.)

  • À la fin de la dernière année du lycée, en terminale, les élèves passent un examen très important: le Baccalauréat (= appelé aussi “bac”). Pour réussir cet examen, il faut avoir au moins la moyenne (10/20). L’obtention de ce diplôme permet d’accéder aux études supérieures.

(Cuối bậc cấp trung học phổ thông, lớp 12, học sinh sẽ phải dự một kỳ thi rất quan trọng: tú tài. Để có được bằng tú tài, học sinh phải có số điểm tối thiểu là 10/20.)

3. Enseignement Supérieur (Giáo dục đại học)

  • Quand les élèves ont réussi le bac, ils peuvent commencer leurs études supérieures.

(Sau khi có bằng tú tài, học sinh có thể bắt đầu bậc Đại học.)

  • D’abord, ils peuvent aller à l’université appelée également la “FAC”. Les universités sont normalement publiques. On peut choisir d’y étudier différents cursus comme les mathématiques, la philosophie, la physique, la biologie, les lettres, etc. Et on peut obtenir un diplôme en trois ans qui s’appelle la licence ou un autre diplôme en cinq ans qui s’appelle le Master. Et si on veut faire de la recherche ou de l’enseignement, ça veut dire que si on veut devenir professeur à l’université, on peut faire un doctorat.

(Đầu tiên, họ có thể chọn học trường đại học thường. Những trường đại học này thường là công lập. Ở đây, sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều ngành học : Toán học, triết học, vật lý học, sinh học, văn học… Và trong vòng 3 năm chúng ta có thể đạt được bằng cử nhân, trong 5 năm sẽ là bằng thạc sĩ. Và nếu muốn nghiên cứu hay giảng dạy, tức là trở thành giảng viên đại học thì phải tiếp tục theo học bậc tiến sĩ.)

  • Ensuite, il y a ce qu’on appelle les “Écoles” ou “Grandes Écoles”. Les grandes écoles, ce sont les écoles les plus prestigieuses en France, par exemple les écoles d’ingénieurs, de commerce, de lettres ou de sciences politiques. La plus renommée des écoles d’ingénieurs est Polytechnique et il est très difficile d’y entrer.

(Tiếp đó, chúng ta còn có những ngôi trường lớn. Đây là những ngôi trường danh giá nhất ở Pháp, ví dụ trường kỹ sư, trường thương mại, trường văn học, trường khoa học chính trị. Ngôi trường nổi tiếng nhất trong số những trường đào tạo kĩ sư là trường Bách Khoa, rất khó có thể vào được trường này.)

  • Pour y accéder, on fait généralement 2 années de prépa après le baccalauréat. La prépa, qui s’appelle aussi « classe préparatoire », est une spécificité française.

(Để vào được các trường lớn này, sinh viên thường phải trải qua 2 năm chuẩn bị. Đây là một điểm rất đặc biệt của Pháp, chỉ có ở Pháp.)

…………………………..

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau hiểu rõ hệ thống giáo dục của Pháp từ cấp học nhỏ nhất đến cấp học lớn nhất. Đây có thể nói là một hệ thống giáo dục rất đặc biệt trên thế giới. Nếu bạn đang đọc bài viết này, chứng tỏ bạn quan tâm đến Pháp và đang có mong muốn được du học Pháp, vậy chúc bạn sẽ sớm đặt chân đến miền đất xinh đẹp.

Xem thêm các thông tin mới nhất về du học Pháp tại đây.

– Đội ngũ FI – 

Mang theo hành lý gì cho hành trình du học Pháp?

Mặc dù đã có kế hoạch du học Pháp kỹ càng, nhưng vẫn không ít bạn gặp sự cố mang thiếu hành lý do chưa có kinh nghiệm. Khéo thu xếp hành lý, bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và ít khó khăn khi sống trên đất nước mới. Trước khi lên đường, bạn hãy xem lại danh sách dưới đây để kiểm tra lại nhé!

  1. Giấy tờ:

Nên mang theo các loại giấy tờ sau (bản photo tiếng Việt và bản dịch tiếng Pháp đã công chứng)

  • Hộ chiếu
  • Giấy khai sinh
  • Bằng tốt nghiệp cấp 3 + Học bạ cấp 3
  • Bằng tốt nghiệp song ngữ + Học bạ song ngữ (nếu là học sinh song ngữ)
  • Các chứng chỉ bằng cấp ngoại ngữ
  • Giấy trúng tuyển đại học (nếu có)
  • Bằng đại học (nếu đã tốt nghiệp)
  • Giấy chứng nhận học bổng (nếu có)
  • Bằng lái xe (nên chuyển sang bằng quốc tế)
  • Thẻ Master/ Visa (nếu có)

Lưu ý:

  • Tất cả các giấy tờ được dịch sang tiếng Pháp nên là bản dịch của Viện Pháp tại Việt Nam, đặc biệt là giấy khai sinh (để thuận tiện hơn trong quá trình làm thẻ cư trú hay còn gọi là “titre de séjour”)
  • Các bạn nên scan tất cả bản gốc, bản dịch công chứng của các loại giấy tờ và lưu vào 1 chiếc USB, thẻ nhớ hoặc lưu trên mạng để khi cần có thể in ra luôn. Không mang theo bản gốc để đề phòng thất lạc và không cần mang theo CMND)

2. Đồ dùng:

Pháp không thiếu gì cả nhưng thời gian đầu, còn bỡ ngỡ và chưa quen với sự chênh lệch về giá cả, nên các bạn vẫn nên chuẩn bị 1 vài thứ thiết yếu:

  • Thuốc cảm, giảm đau hạ sốt, đau đầu, viêm họng, tiêu hóa, dầu, cao dán: các bạn nên mang 1 ít thuốc. Đề phòng thay đổi thời tiết, và sau 1 chuyến đi dài dễ bị cảm hay đau bụng.
  • Kính cận: chuẩn bị 2-3 cặp kính phòng trường hợp mất vì hẹn bác sĩ hoặc làm lại kính mất rất nhiều thời gian.
  • Điện thoại di động: các bạn nên mang theo điện thoại nếu muốn liên lạc ngay với gia đình. Có thể mua sim ngay khi tới sân bay Pháp.
  • Áo khoác, khăn, mũ, găng, tất dày…: vì bên Pháp nhiệt độ thấp hơn Việt Nam nhiều.
  • Trang phục đa dạng cho nhiều trường hợp khác nhau
  • Máy tính Casio: nên mang máy dùng quen
  • Bút viết
  • Ổ cắm điện: nên mang một ổ cắm LIOA nhiều chân. Khi mua các đồ tiện tử, các bạn nên chú ý đầu ổ cắm. Các ổ cắm bên Pháp đều là ổ tròn.

3. Đồ ăn:

  • Mì gói: đề phòng trong trường hợp chưa kịp đi chợ ngay hoặc bạn chưa quen nhưng chỉ nên mang vài gói.
  • Một số gia vị và đồ khô (nên được hút chân không): hạt nêm, đồ tẩm ướp, mộc nhĩ, nấm hương…

Có thể mang theo nếu còn cân:

  • Nồi cơm điện: ở các siêu thị, chợ Châu Á có bán nồi cơm điện, nhưng nấu không ngon bằng
  • Bàn là nhỏ/ máy sấy nhỏ
  • Máy vi tính: máy tính bên Pháp thường dùng bàn phím AZERTY (khác với Việt Nam – bàn phím QWERTY), thế nên mua ở Pháp thì tiện hơn nhưng bạn có thể dùng máy tính Việt Nam đem sang và mua thêm miếng dán bàn phím AZERTY.
  • Bình đun siêu tốc
  • Bát đũa, xoong chảo, dao: chỉ mang 1 vài chiếc để sử dụng trong những ngày đầu

Lưu ý: Không nên mang giấy/ vở theo, vì sẽ tốn cân hành lí, cũng như không quá cần thiết. Sinh viên Pháp thường dùng giấy kẻ cỡ A4 đục lỗ, giá thành rất rẻ và dễ kiếm ở hầu hết các chuỗi siêu thị tại Pháp.

– Nguồn: Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp –

Sinh viên sẽ trải qua những gì theo từng năm khi chọn ngành Y – Dược ở Pháp?

Mình không học ngành Y nên không biết chương trình học ở Pháp có khác với Việt Nam nhiều không. Các bạn thử so sánh để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé. Mình nhận thấy một điểm khác biệt là sau 3 năm học ngành Y-Dược ở Pháp, các bạn đã được cấp bằng tương đương cử nhân rồi.

  1. Năm PACES:
  • Hóa và hóa sinh
  • Sinh học tế bào và mô học
  • Vật lý và lý sinh
  • Toán đại cương và xác suất thống kê
  • Giải phẫu học
  • Dẫn nhập về Thuốc
  • Sinh lý, môn chuyên ngành
  • Các môn về xã hội, sức khỏe cộng đồng.

2. Bác sỹ đa khoa:

  Năm 2: học kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, nghiên cứu và thực tập (thường là điều dưỡng) vào kỳ nghỉ hè.

  Năm 3: học hết năm 3, sinh viên coi như đã hoàn thành chương trình đào tạo đến bậc cử nhân (licence), và sẽ có chứng chỉ DFGSM.

  Năm 4,5,6: ngoại trú. Sinh viên sẽ trải qua ½ thời gian học tập ở giảng đường, ½ ở bệnh viện. Sau năm thứ 6, sinh viên sẽ có chứng chỉ đào tạo Y chuyên sâu DFASM, tương đương bậc thạc sỹ (master). Đây là lúc sinh viên phải trải qua kỳ thi xếp hạng quốc gia ECN để chọn chuyên ngành hẹp mình sẽ theo đuổi.

  Những năm tiếp theo, sinh viên bước vào kỳ nội trú. Để tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, sinh viên phải trải qua 6 kỳ thực tập nội trú và phải bảo vệ thành công luận án.

3. Dược:

  Năm 2,3: kiến thức nền tảng (sinh hóa, sinh học …), thực hành tại trường và thực tập bắt buộc tại các hiệu thuốc. Sau năm 3, sinh viên đạt trình độ cử nhân (licence).

  Sinh viên có 1 năm để theo học phần tự chọn.

  Tiếp theo đó là học nội trú. Sau năm thứ 6 sinh viên đạt trình độ thạc sỹ (master), được cấp chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về dược.

  Sinh viên tiếp tục theo nghiên cứu.

4. Nha khoa:

 Năm 2,3: các môn nền tảng (giải phẫu, lâm sàng…) và các môn thuộc ngành nha khoa với ½ thời lượng là thực hành về ống tủy và cấu trúc răng. Hết năm 3, sinh viên đạt trình độ cử nhân (licence).

–  Năm 4,5: tiền lâm sàng. Để dễ hiểu thì đây giống như 2 năm thực tập ở cơ sở nha khoa theo quy định. Kết thúc năm thứ 5, sinh viên đạt trình độ tương đương thạc sỹ (master).

  Lúc này sinh viên có 2 lựa chọn: Chuẩn bị 1 năm để trở thành nha sỹ, hoặc học tiếp 3-4 năm nội trú để trở thành chuyên gia trong 1 lĩnh vực về nha khoa.

5. Sản phụ khoa:

 Năm 2,3: các môn nền tảng: sản phụ khoa, phôi, nhi khoa, sơ sinh … và các kỳ thực tập ngắn. Kết thúc năm 3, sinh viên đạt trình độ cử nhân (licence).

  Năm thứ 5, sinh viên có kỳ thực tập 6 tháng. Sau kỳ thực tập này, sinh viên đạt trình độ tương đương thạc sỹ (master).

Xem thêm: Những điều kiện để học ngành Y – Dược tại Pháp

– Khánh Hà (tổng hợp) –

Học ngành Y-Dược tại Pháp cần những điều kiện gì?

“Je suis étudiant en médecine en France”

Bạn đang là sinh viên ngành Y-Dược. Kế hoạch của bạn là tiếp tục “sự học” của mình ở nước Pháp xinh đẹp, chứ không chỉ học trong nước. Vì bạn biết, chất lượng đào tạo ngành Y-Dược ở Pháp rất tốt, và đặc biệt, rất nhiều tài liệu chuyên sâu về ngành này được viết bằng tiếng Pháp.

? Vậy bạn đã tìm hiểu về việc học ngành Y-Dược tại Pháp cần những điều kiện gì chưa?

Việc đầu tiên là bạn phải thi tuyển để được tham gia học 1 năm dự bị đại học cho sinh viên ngành này, gọi là PACES, cho dù bạn mới tốt nghiệp THPT hay đã học mấy năm đại học ở Việt Nam. Đây là quy định dành cho sinh viên nước ngoài. Đạt điểm tốt ở các môn tự nhiên, và có bằng tốt nghiệp THPT là các điều kiện cần để được theo học.

Sau 1 năm, bạn phải trải qua kỳ thi cuối năm. Nếu thi đỗ, bạn có thể xin xác nhận trình độ tương đương để học tiếp lộ trình bạn đang học trong nước. Năm học này yêu cầu bạn trải qua khối lượng kiến thức khổng lồ, nặng về lý thuyết. Ngay cả với sinh viên Pháp, năm học này cũng thật sự khó. Sinh viên nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bạn cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và cả quyết tâm nữa. Để có thể thi đỗ, bạn phải dành thời gian tự học gấp đôi thời gian ở giảng đường. Thậm chí nếu cần, có thể bạn phải đăng ký một lớp bổ trợ.
Kỳ thi này thực sự rất quan trọng, tính cạnh tranh rất lớn. Nếu trượt, bạn chỉ có thể học lại duy nhất 1 lần. Nếu vẫn trượt, bạn sẽ không được phép học ngành Y-Dược tại Pháp nữa.

Tất cả các chuyên ngành đào tạo Y-Dược đều đòi hỏi trình độ tiếng Pháp tốt (B2 trở lên, theo khung đánh giá trình độ ngoại ngữ của châu Âu).

                         “Tôi là sinh viên ngành Y tại Pháp” – ảnh minh họa

? Tùy chuyên ngành bạn chọn mà thời gian học tập sẽ khác nhau. Thậm chí, nếu muốn, bạn có thể chọn nhiều chuyên ngành nhé. Nhưng đây gần như là điều bất khả thi, vì tỷ lệ đậu chuyên ngành năm 2 (sau năm PACES) chỉ từ 20-30% so với đăng ký.

– Đa khoa: PACES + 8 năm. Với một số chuyên ngành hẹp như tim mạch, thần kinh…, bạn còn phải trải qua 2 năm học về chuyên ngành nữa
– Chuyên khoa: PACES + 11 năm. Với chuyên khoa, trong quá trình học bạn phải tham gia một kỳ thi bác sỹ nội trú đặc biệt. Nếu bạn đang học chuyên khoa Y trong nước, bạn sẽ phải học 2-6 học kỳ và nhận bằng DFMS. Còn nếu bạn đã là bác sỹ và có bằng trong nước, bạn sẽ học 1-2 học kỳ và nhận bằng DFMSA, gọi là bằng chuyên khoa Y sâu.
– Dược: PACES + 5-8 năm
– Nha khoa: PACES + 5-7 năm
– Sản phụ khoa – hộ sinh: PACES + 4 năm

Sau PACES, bắt đầu từ năm thứ 2, bạn đều có phần thực tập, giúp bạn ngay lập tức được thực hành kiến thức được học.

? Bạn đã lựa chọn được chuyên ngành chưa? Nếu đã lựa chọn được, bạn commenter ở dưới để mình cung cấp thêm thông tin nhé.

– Đội ngũ Fi tổng hợp từ nguồn tin của Campus France và một số trang thông tin về hệ thống giáo dục Pháp –

Đại học Aix-Marseille (Pháp) lọt Top 20 Impact Rankings 2020

Bảng xếp hạng của Times Higher Education 2020 xếp hạng các trường đại học toàn cầu theo 3 tiêu chí: nghiên cứu, quản lí và tiếp cận cộng đồng.
Trong bảng xếp hạng năm 2020 này, đứng đầu vẫn là trường Đại học University of Auckland (New Zealand).

Trong các trường đại học của Pháp, đứng vị trí cao nhất trên BXH là Aix-Marseille University (đứng thứ 20), tiếp sau đó là Paris Sciences et Lettres – PSL Research University Paris (đứng thứ 53).

Về đại học Aix-Marseille:

Đại học Aix-Marseille (AMU) là một trường đại học nghiên cứu công lập ở Provence, hình thành từ năm 1409 khi Pisan Antipope Alexander V được giao nhiệm vụ xây dựng Đại học Provence bởi Louis II của Anjou. Trường bắt đầu đi vào hình thức hoạt động như hiện tại từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 sau khi sáp nhập Đại học Provence, Đại học Địa Trung Hải và Đại học Paul Cézanne. Việc sáp nhập này đã giúp AMU trở thành trường đại học lớn nhất trong cộng đồng nói tiếng Pháp về số lượng sinh viên và cả nguồn lực, hiện là 750 triệu euro.

Đại học Aix-Marseille (Pháp)

Trường có năm cơ sở tọa lạc tại Aix-en-Provence và Brussilles. Nó có 19 khoa và 12 trường tiến sĩ, cung cấp khoảng 600 khóa học trong các ngành, bao gồm nghệ thuật, văn học, khoa học xã hội, khoa học và công nghệ. AMU cũng có hơn 500 trăm đối tác nghiên cứu và giảng dạy, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức như Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Ủy ban năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế (CEA) của Pháp. Một số chương trình cũng được dạy bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh cho sinh viên quốc tế, trong đó có hơn 10.000.

Có nhiều cựu sinh viên và giảng viên đáng chú ý của AMU trong các lĩnh vực luật, chính trị, kinh doanh, kinh tế và văn học. Những người này bao gồm bốn người đoạt giải Nobel – như JMG Le Clézio, người giành giải thưởng Nobel Văn học 2008 – và nhiều nguyên thủ quốc gia từ khắp nơi trên thế giới, cùng với nhiều thẩm phán, nhà kinh tế, nhà ngoại giao, nhà khoa học, nhà báo, nhạc sĩ . Các nhà làm phim và diễn viên như Jean Renoir và Bradley Cooper cũng là cựu sinh viên của AMU.

Ngoài ra, giáo dục Pháp còn rất nhiều trường đại học khác lọt TOP 200 thế giới. Các bạn có thể theo dõi BXH đầy đủ tại: https://bit.ly/2KBRlS4 để có thêm gợi ý trong kế hoạch du học của mình nhé!

>> Xem thêm các nội dung liên quan tới du học, học bổng Pháp tại: https://tiengphapthuvi.fr/category/tin-tuc/du-hoc-hoc-bong/

– Thanh Ngân (tổng hợp) –

DELF JUNIOR – Tất tần tật những gì phụ huynh và học sinh cần biết

1. Tại sao NÊN thi lấy bằng DELF Junior?

  • Đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng Tiếng Pháp của mình, là phần thưởng cho những cố gắng của bạn trong suốt những năm học THCS và THPT.
  • Tất cả các bằng DELF được công nhận trên TOÀN THẾ GIỚI và có GIÁ TRỊ VĨNH VIỄN.
  • Bằng DELF là một giấy chứng nhận chính thức đánh giá trình độ Tiếng Pháp của bạn khi nộp hồ sơ vào các trường đại học Pháp ngữ, các trường lớn hoặc tìm kiếm việc làm trong tương lai.
  • Bằng DELF là một văn bằng đánh giá khả năng GIAO TIẾP, cũng như VIẾT tiếng Pháp của bạn
    Mỗi phần thi có giá trị 25, tổng điểm là 100.
  • Nếu đạt 50/ 100 bạn sẽ được cấp bằng DELF

2. DELF Junior được cấp bởi cơ quan nào?

  • Bằng Delf Junior là bằng Tiếng Pháp do Bộ giáo dục Quốc gia Pháp cấp bằng, được công nhận TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
  • Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (CIEP), cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm quản lí sư phạm và hành chính.
  • Bằng DELF Junior bao gồm 4 CẤP ĐỘ: A1, A2, B1 & B2 theo khung tham chiếu châu Âu về chuẩn ngoại ngữ (CECRL)

3. Kì thi diễn ra NHƯ THẾ NÀO?

  • Các chủ đề thường đề cập đến chủ đề quen thuộc của độ tuổi vị thành niên như gia đình, bạn bè, việc vui chơi giải trí, về trường THCS hoặc THPT
  • Giáo viên của bạn sẽ cho bạn biết bạn nên thi lấy chứng chỉ DELF Junior ở mức độ nào trong 4 cấp độ đã nói trên

Bài thi Delf bao gồm 2 phần thi: PHẦN CHUNG và PHẦN RIÊNG

PHẦN THI CHUNG

  • Kĩ năng nghe hiểu: Bạn sẽ trả lời các câu hỏi sau khi nghe 1 đoạn băng
  • Kĩ năng đọc hiểu: Bạn sẽ trả lời các câu hỏi sau khi đọc 1 bài đọc hiểu, ví dụ như các bài báo hoặc đoạn quảng cáo
  • Kĩ năng viết: Bạn sẽ viết 1 bức thư hay 1 đoạn tin nhắn trả lời 1 bức thư

PHẦN THI RIÊNG

  • Thi vấn đáp: Bạn sẽ trả lời trực tiếp các câu hỏi của cán bộ khảo thí.

4. ĐĂNG KÍ THI

Để đăng kí thi, biết được ngày thi và lệ phí thi, bạn cần liên hệ với giáo viên hay các trung tâm được phép tổ chức thi.
Hoặc trên website: http://ifv.vn/tieng-phap/ky-thi-chung-chi/bang-delf-dalf/

-Thanh Ngân (tổng hợp)-

  • 1
  • 2
  • 5

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182