38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mang theo hành lý gì cho hành trình du học Pháp?


Mặc dù đã có kế hoạch du học Pháp kỹ càng, nhưng vẫn không ít bạn gặp sự cố mang thiếu hành lý do chưa có kinh nghiệm. Khéo thu xếp hành lý, bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và ít khó khăn khi sống trên đất nước mới. Trước khi lên đường, bạn hãy xem lại danh sách dưới đây để kiểm tra lại nhé!

  1. Giấy tờ:

Nên mang theo các loại giấy tờ sau (bản photo tiếng Việt và bản dịch tiếng Pháp đã công chứng)

  • Hộ chiếu
  • Giấy khai sinh
  • Bằng tốt nghiệp cấp 3 + Học bạ cấp 3
  • Bằng tốt nghiệp song ngữ + Học bạ song ngữ (nếu là học sinh song ngữ)
  • Các chứng chỉ bằng cấp ngoại ngữ
  • Giấy trúng tuyển đại học (nếu có)
  • Bằng đại học (nếu đã tốt nghiệp)
  • Giấy chứng nhận học bổng (nếu có)
  • Bằng lái xe (nên chuyển sang bằng quốc tế)
  • Thẻ Master/ Visa (nếu có)

Lưu ý:

  • Tất cả các giấy tờ được dịch sang tiếng Pháp nên là bản dịch của Viện Pháp tại Việt Nam, đặc biệt là giấy khai sinh (để thuận tiện hơn trong quá trình làm thẻ cư trú hay còn gọi là “titre de séjour”)
  • Các bạn nên scan tất cả bản gốc, bản dịch công chứng của các loại giấy tờ và lưu vào 1 chiếc USB, thẻ nhớ hoặc lưu trên mạng để khi cần có thể in ra luôn. Không mang theo bản gốc để đề phòng thất lạc và không cần mang theo CMND)

2. Đồ dùng:

Pháp không thiếu gì cả nhưng thời gian đầu, còn bỡ ngỡ và chưa quen với sự chênh lệch về giá cả, nên các bạn vẫn nên chuẩn bị 1 vài thứ thiết yếu:

  • Thuốc cảm, giảm đau hạ sốt, đau đầu, viêm họng, tiêu hóa, dầu, cao dán: các bạn nên mang 1 ít thuốc. Đề phòng thay đổi thời tiết, và sau 1 chuyến đi dài dễ bị cảm hay đau bụng.
  • Kính cận: chuẩn bị 2-3 cặp kính phòng trường hợp mất vì hẹn bác sĩ hoặc làm lại kính mất rất nhiều thời gian.
  • Điện thoại di động: các bạn nên mang theo điện thoại nếu muốn liên lạc ngay với gia đình. Có thể mua sim ngay khi tới sân bay Pháp.
  • Áo khoác, khăn, mũ, găng, tất dày…: vì bên Pháp nhiệt độ thấp hơn Việt Nam nhiều.
  • Trang phục đa dạng cho nhiều trường hợp khác nhau
  • Máy tính Casio: nên mang máy dùng quen
  • Bút viết
  • Ổ cắm điện: nên mang một ổ cắm LIOA nhiều chân. Khi mua các đồ tiện tử, các bạn nên chú ý đầu ổ cắm. Các ổ cắm bên Pháp đều là ổ tròn.

3. Đồ ăn:

  • Mì gói: đề phòng trong trường hợp chưa kịp đi chợ ngay hoặc bạn chưa quen nhưng chỉ nên mang vài gói.
  • Một số gia vị và đồ khô (nên được hút chân không): hạt nêm, đồ tẩm ướp, mộc nhĩ, nấm hương…

Có thể mang theo nếu còn cân:

  • Nồi cơm điện: ở các siêu thị, chợ Châu Á có bán nồi cơm điện, nhưng nấu không ngon bằng
  • Bàn là nhỏ/ máy sấy nhỏ
  • Máy vi tính: máy tính bên Pháp thường dùng bàn phím AZERTY (khác với Việt Nam – bàn phím QWERTY), thế nên mua ở Pháp thì tiện hơn nhưng bạn có thể dùng máy tính Việt Nam đem sang và mua thêm miếng dán bàn phím AZERTY.
  • Bình đun siêu tốc
  • Bát đũa, xoong chảo, dao: chỉ mang 1 vài chiếc để sử dụng trong những ngày đầu

Lưu ý: Không nên mang giấy/ vở theo, vì sẽ tốn cân hành lí, cũng như không quá cần thiết. Sinh viên Pháp thường dùng giấy kẻ cỡ A4 đục lỗ, giá thành rất rẻ và dễ kiếm ở hầu hết các chuỗi siêu thị tại Pháp.

– Nguồn: Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp –