38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: admin

Je t’aime – Lorie


Par la fenêtre,
Je regarde seule,
La pluie qui tombe encore
Mais rien ne me touche
Je n’ai sur ma bouche
Que ton prénom qui m’obsède
Philadelphie, cette ville où tu vis
C’est si loin de chez moi
On s’écrit souvent
Mais à quoi tu penses vraiment ?
Tu ne sais pas me “je t’aime”
Moi je te l’écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse “Girl I miss you”
Tu ne sais pas me “je t’aime”
Moi j’essaierais quand même “I love you”… Et toi ?
Do you love me too ?
Sur mon e-mail, j’ai souligné ton nom
Brandon@love.com
Est-ce que tu souris
Quand tu me lis ?
J’aimerais tant qu’on se revoit
La prochaine fois
Que tu viens ici
Je serais toute à toi
Je te donnerais
Ce que tu voulais parfois
Tu ne sais pas me dire “je t’aime”
Moi je te l’écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse “Girl I miss you”
Tu ne sais pas me “je t’aime”
C”est mon doux théorème: “I love you”… Et toi .
Do you care ? Do you love me too ?
Tu ne sais pas me dire “je t’aime”
Moi je te l’écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse “Girl I miss you”
Tu ne sais pas me “je t’aime”
C’est mon doux théorème: “I love you”… Et toi .
Do you love me too ?
… Je t’aime.

La Marseillaise – Quốc ca Pháp


  1. Allons enfants de la Patrie,
    Le jour de gloire est arrivé!
    Contre nous de la tyrannie,
    L’étendard sanglant est levé! (2 lần)
    Entendez-vous dans les campagnes
    Mugir ces féroces soldats?
    Ils viennent jusque dans nos bras
    Egorger nos fils et nos compagnes!
  2. Que veut cette horde d’esclaves,
    De traîtres, de rois conjurés?
    Pour qui ces ignobles entraves,
    Ces fers dès longtemps préparés? (2 lần)
    Français, pour nous, ah! quel outrage!
    Quels transports il doit exciter!
    C’est nous qu’on ose méditer
    De rendre à l’antique esclavage!
  3. Quoi! ces cohortes étrangères
    Feraient la loi dans nos foyers!
    Quoi! ces phalanges mercenaires
    Terrasseraient nos fiers guerriers! (2 lần)
    Grand Dieu! par des mains enchaînées
    Nos fronts sous le joug se ploieraient!
    De vils despotes deviendraient
    Les maîtres de nos destinées!
  4. Tremblez, tyrans et vous perfides,
    L’opprobre de tous les partis,
    Tremblez! vos projets parricides
    Vont enfin recevoir leurs prix! (2 lần)
    Tout est soldat pour vous combattre,
    S’ils tombent, nos jeunes héros,
    La France en produit de nouveaux,
    Contre vous tout prêts à se battre
  5. Français, en guerriers magnanimes,
    Portez ou retenez vos coups!
    Epargnez ces tristes victimes,
    A regret s’armant contre nous. (2 lần)
    Mais ces despotes sanguinaires,
    Mais ces complices de Bouillé,
    Tous ces tigres qui, sans pitié,
    Déchirent le sein de leur mère!
  6. Amour sacré de la Patrie,
    Conduis, soutiens nos bras vengeurs!
    Liberté, Liberté chérie,
    Combats avec tes défenseurs! (2 lần)
    Sous nos drapeaux, que la victoire
    Accoure à tes mâles accents,
    Que tes ennemis expirants
    Voient ton triomphe et notre gloire!
  7. Nous entrerons dans la carrière
    Quand nos aînés n’y seront plus;
    Nous y trouverons leur poussière
    Et la trace de leurs vertus. (2 lần)
    Bien moins jaloux de leur survivre
    Que de partager leur cercueil,
    Nous aurons le sublime orgueil
    De les venger ou de les suivre!
    ***
    Aux armes, citoyens!
    Formez vos bataillons!
    Marchons! Marchons!
    Qu’un sang impur
    Abreuve nos sillons!

Diễn đàn du học Pháp 2019 lần 14 – Chuẩn bị hành trang lên đường


Campus France Vietnam, bộ phận chuyên trách du học của Đại sứ quán Việt Nam phối hợp cùng Hội sinh viên Việt nam tại Pháp (UEVF) tổ chức diễn đàn du học Pháp lần 14 năm 2019.

Sự kiện diễn ra tại 4 thành phố:

  • Hà Nội : Thứ tư, 18/07/2019, 8h00-11h00, Hội trường Đại học Xây dựng, 55 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng.
  • Thành phố Hồ Chí Minh : Thứ bảy, 20/07/2019, 8h00-11h00, Hội trường Trung tâm trao đổi văn hóa với Pháp IDECAF, 28 Lê Thánh Tôn, Q1
  • Đà Nẵng : Chủ nhật, 21/07/2019, 8h00-181h00, Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng, 46 Bạch Đằng hoặc 33 Trần Phú, Hải Châu 1, Quận Hải Châu.
  • Huế : Chủ nhật, 21/07/2019, 15h00-18h00, Viện Pháp, 1 Lê Hồng Phong.

Diễn đàn du học Pháp năm nay giúp trả lời những thắc mắc của các bạn sinh viên lần đầu rời xa gia đình và Việt Nam để đi du học. Vì thế các chuyên đề được đề cập đến của diễn đàn năm nay là:

  • Chuẩn bị hành trang
  • Quản lí chi tiêu
  • Nhà ở
  • Thủ tục đăng kí trường tại Pháp
  • Thủ tục cư trú
  • Tìm việc làm thêm/ thực tập tại Pháp
  • Tiện ích cuộc sống

Ban tổ chức cũng sẽ nói đến các thay đổi mới góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính tại Pháp: Quy trình xin visa và xác nhận visa trực tuyến, đăng kí bảo hiểm Pháp, phí học đường CVEC…

Hình thức thảo luận bàn tròn kết hợp tương tác với khán giả tại hội trường sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn đang có ý định du học.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình và đầy kinh nghiệm của các bạn sinh viên đã và đang học tập tại Pháp, diễn đàn hữa hẹn sẽ là nơi giúp các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam sắp đi học ở Pháp chuẩn bị tốt nhất hành trang lên đường.

 

Đến Arles – tham quan kiến trúc La Mã trên đất Pháp


Arles – thành phố hơn 2.500 tuổi nằm bên bờ sông Rhone thuộc tỉnh Bouches-du-Rhone, miền Nam nước Pháp, là nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc cổ, là thành phố của lễ hội, nghệ thuật và văn hóa.

Arles được người Ai Cập thành lập vào thế kỷ VI trước Công nguyên. Năm 535 trước Công nguyên, Arles rơi vào tay người Celtic Salluvii và được đổi tên lại là Arelate. Người La Mã chiếm Arles năm 123 trước Công nguyên và cho xây dựng một kênh đào nối với Địa Trung Hải. Từ đó, Arles trở thành một cảng quan trọng nối Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Tham quan thành phố Arles cổ kính

Năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế La Mã Julius Caesar bắt đầu cho xây dựng các công trình kiến trúc quan trọng như: quảng trường chính, đấu trường, nhà hát, khu lăng mộ, rạp xiếc… Thế kỷ XII, đô thị này trở thành một vương quốc của người Tây Ban Nha, sau đó là thuộc địa của người Đức. Năm 1378, Hoàng đế Charles IV của Đế chế La Mã thần thánh đã nhường Arles lại cho Pháp…

Phố cổ Arles Arles hiện nay còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc có từ thời La Mã và Trung cổ như: quảng trường chính, được xây dựng khoảng năm 30 trước công nguyên trong đợt quy hoạch đô thị lần thứ nhất của người La Mã. Nhà hát La Mã, được xây dựng vào cuối thế kỉ 1 trước công nguyên ngay sau khi Arles trở thành thuộc địa của đế chế La Mã. Những cuộc khảo cổ vào năm 1651 đã tìm thấy ở đây bức tượng nổi tiếng Vénus Ar-jes (Thần Vệ Nữ Arles, hiện trưng bày tại Louvre). Cirque là công trình La Mã lớn nhất của thành phố, được khánh thành năm 149. Khu lăng mộ Ạlyscamps, được xây dựng từ thời La Mã và được sử dụng đến hết thời Trung cổ Nhà thờ Saint-Trophime, được xây dựng từ thế kỉ 12 trên nền của một nhà thờ xây từ thế kỉ 5.

Công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất còn tồn tại ở Arles là đấu trường La Mã, được xây dựng vào năm 70-80 sau Công nguyên với sức chứa 26.000 người. Đấu trường hình oval, mặt tiền có dãy cuốn đôi với 60 cửa tò vò, mỗi cửa rộng khoảng 3,4 mét. Bên trong có 34 hàng ghế ngồi xây trên nền đá. Thời Trung cổ, đấu trường trở thành một pháo đài với nhiều tháp canh. Sau đó, phần lớn các tháp bị phá hủy, chỉ còn sót lại 3 tháp. Ngày nay, du khách có thể leo lên tòa tháp gần cổng vào phía Bắc của đấu trường, ngắm khu phố cổ và Nhà hát La Mã gần bên.

Đấu trường La Mã cổ, công trình tiêu biểu ở Arles

Một công trình cổ khác của Arles là Nhà hát La Mã được xây dựng vào đầu thế kỷ I có sức chứa 8.000 người với 33 bậc ghế ngồi. Ban đầu nhà hát được lát đá cẩm thạch xanh và đỏ, trang trí với nhiều tượng điêu khắc. Thời Trung cổ, nhà hát bị bỏ hoang, người ta lấy đá từ nhà hát đi xây tường thành. Hiện tại, nhà hát chỉ còn hai cột trụ nguyên vẹn bên cạnh rất nhiều mấu cột.

Nhà hát La Mã ở Arles

Các cuộc khai quật tại nhà hát đã tìm ra nhiều bức tượng cổ, tiêu biểu là bức “Thần Vệ nữ vùng Arles” đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris. Ngày nay, nhà hát là nơi diễn ra lễ hội nhạc kịch của Arles vào tháng 7 hàng năm. Cột trụ La Mã phía trước Tòa thị chính của Arles cũng là một công trình cổ xây dựng vào thế kỷ IV, cao 20 mét được làm bằng đá granite đỏ. Năm 1676, cột trụ được trùng tu lại, đặt trước Tòa thị chính của thành phố.

Nhà thờ St. Trophine được xây dựng trên nền một nhà thờ cổ La Mã cũng là một điểm tham quan đặc biệt ở Arles. Gian giữa Nhà thờ cao khoảng 20m, các gian bên thấp hơn bao xung quanh. Nhà thờ có nhiều cửa sổ nhỏ và cao, bên trong có những bức tượng các vị thánh trong lịch sử Arles được điêu khắc sống động, mỗi tượng được ngăn cách bằng một cột đá xám, chân cột trang trí bằng các tượng sư tử. Phần đặc sắc nhất của Nhà thờ là hàng cột ở các dãy hành lang có phần mấu cột và chân cột trang trí nhiều tượng điêu khắc tinh xảo.

Nhà thờ St. Trophine

Cùng với kinh đô ánh sáng Paris, Arles hiện là thành phố thu hút lượng lớn du khách đến Pháp. Vào đúng mùa du lịch, Arles luôn chật kín du khách đến để tận hưởng không khí lễ hội đặc sắc cũng như tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc độc đáo của thành phố La Mã bên bờ Địa Trung Hải này.

Yêu em là điều anh không thể ngờ…


TÔI LÀ AI?

2014, trở thành thủ khoa kì thi đầu vào trường chuyên của tỉnh.

2017, trở thành thủ khoa đầu vào một trường khối C thuộc top đầu cả nước.

Đấy là quá khứ huy hoàng của tôi thôi…tôi của hiện tại, sinh viên năm hai “trên răng dưới dép”, vừa mất đi tình yêu đầu đời và “đêm không ngủ ngày không ăn” vì một ánh mắt thơ ngây bất chợt…

Và “nàng thơ” của tôi – Tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ lãng mạn nhất, nhưng cũng khiến bao người phải lắc đầu, lè lưỡi về độ “khoai” của nó. Tôi quyết định viết vài dòng mỗi ngày, có thể gọi là “Nhật kí tình yêu Pháp”, nghe cũng sến sẩm ra phết nhỉ!!!

YÊU EM LÀ ĐIỀU ANH KHÔNG THỂ NGỜ <3

Ngày 3 tháng 12 năm 2018…

Một buổi chiều nắng đẹp giữa mùa đông Hà Nội buồn, tôi tự hành hạ mình trong hỗn độn câu hỏi: Mai nên bùng học không? Ngày kia nên nghỉ nốt chứ? Tối nay ăn gì? T_T

Điện thoại rung, nhấc máy:

– Hoàng Anh, đi học tiếng Pháp cùng chị không?

Cuộc gọi ấy bắt đầu cho câu chuyện tình tôi. Có lẽ khi đã dạo chơi đủ nhiều ở một khu vườn hoa hồng, người ta lại muốn tìm đến những cánh đồng của hoa dại và bão tố. Lần đầu tiên, tôi không muốn biết lí do, chỉ tự nhủ: Ủa, tại sao không thử?

Ngày 25 tháng 1 năm 2019…trời âm u, tại sao Hà Nội không có tuyết?

Gần 2 tháng học tiếng Pháp rồi bạn tôi nhỉ? Lần đầu tiên bạn nói “Xin chào” bằng Tiếng Pháp với một bạn Pháp, và sau đó cười trừ khi anh ta bắt đầu “tuôn” ra một tràng…Ça va? Quel âge as-tu ? Voulez-vous aller en France ? etc. Bạn tôi xấu hổ chưa kìa, nhưng mà sao bạn không du học Pháp?

Ngọc đã ở Pháp được gần 1 năm, chẳng phải mình hẹn Ngọc gặp nhau ở bên đó mà. Cả Freya nữa, mình sẽ gọi cho cô ấy khi đặt chân đến Pháp.

Tôi dành cả một buổi tối để tra cứu thông tin về du học Pháp, câu đầu tiên tôi nói khi gặp “chị Hà”:

– Chị ơi em muốn đi Pháp trong 2 năm nữa, chị support cho em.

Ngày 1 tháng 4 năm 2019…trời nhiều mây, nhưng trong lòng vẫn có nắng.

Khi đã có một mục tiêu, người ta sẽ làm mọi thứ chủ động và với sự nhiệt huyết. Hai tháng đã qua, lần đầu tiên tôi dành trọn một cái Tết để đều đặn 2 tiếng mỗi ngày để ôn tiếng Pháp. Tôi tự đặt mục tiêu một ngày phải học thêm được 1 nhóm từ mới, nghe nhiều tiếng Pháp nhất có thể và viết 1 câu nói về điểm tốt tôi muốn có trong 10 năm tới.

Cũng là lần đầu tiên, tôi thấy nhớ lớp học tiếng Pháp của tôi đến thế. Lớp học của tôi đang tạm dừng để chờ khai giảng khóa tiếp theo nhưng tôi vẫn đến câu lạc bộ tiếng Pháp đều đặn. Niềm vui, tình yêu với Pháp là những điều lôi cuốn tôi ở đây. “Chị Hà” ơi, cho em đi học tiếng Pháp đi, em nhớ lắm lắm…

Ngày 24 tháng 4 năm 2019…Chờ đợi là thứ gì đó cực kì vớ vẩn, nhưng sẽ khiến bạn vỡ òa ^_^

Những ngày cuối cùng của năm hai đại học chán hết sức… Trong lúc cái quạt quay hết sức để xua bớt cái nóng 40 độ đầu hè, lại một cuộc điện thoại… “Em ơi, tối nay em đi học tiếng Pháp lại nhé!” Vậy là cuối cùng, với sự nài nỉ, mè nheo của tôi (cứ coi là thế đi!), tôi lại được đi học tiếng Pháp.

Khả năng nghe của tôi đã tăng lên đáng kể nhờ tham gia câu lạc bộ tiếng Pháp thường xuyên, tôi cũng bắt đầu sắp xếp để đảm bảo cho kỳ thi cuối kỳ và lớp học tiếng Pháp. Xem nào, một mùa hè cam go đây.

Ngày 21 tháng 6 năm 2019Khi lỡ yêu một ai đó rồi, chỉ có chết hoặc “bị đá” là kết thúc tình yêu ấy.

Đã “Well done” năm hai đại học, giờ thì tập trung vào tiếng Pháp thôi nào! Hai tiếng có vẻ hơi ít cho một ngày, tôi đã quyết định dành hẳn 3 tiếng để làm bài tập, nghe tiếng Pháp và tự đọc lại thành tiếng các hoạt động ở trên lớp. Thân với chị Mai hơn sau một vài lần “phũ” chị. Đó cũng là lúc chị ấy nói với tôi:

Này, sao cu không thử viết về việc học tiếng Pháp của cu?

– Ơ, em đã đạt được gì to tát đâu mà viết, thế buồn cười lắm.

– Không, viết về động lực học tiếng Pháp, lý do em cố gắng mỗi ngày ý.

– Nếu vậy để em thi xong khóa này đã chị nhé …

Hehe, thực ra em viết nhật ký mỗi ngày mà. Em không biết viết sao cho chân thật hết, nên em quyết định show hết những gì “thầm kín” nhất của em.

Ngày 5 tháng 7 năm 2019một khởi đầu mới, hơi đói vì trưa nay bỏ bữa…

Tôi đã kết thúc khóa học thứ hai ở FI Classe, đến hôm nay là buổi học thứ hai của khóa Pré Intermédiaire rồi. Thời gian qua, rất nhiều chuyện đã xảy ra với tôi mọi người ạ, nhưng điều tuyệt vời nhất là chúng ta vẫn ở đây, bên cạnh nhau, bao gồm cả tiếng Pháp nữa !!!

5 ngôn ngữ nên học nhất từ góc độ nhà tuyển dụng


Học tốt bất kỳ ngôn ngữ nào trong 5 ngôn ngữ dưới đây, cơ hội việc làm sẽ đều rộng mở.

1. Tiếng Anh
Tiếng Anh đứng vững ở vị trí đầu tiên khi nói đến tổng số người nói trên toàn thế giới, khoảng 1.500 triệu người. Số lượng lớn các diễn giả và số quốc gia sử dụng giúp tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh doanh, du lịch và giới học thuật, và rất cần thiết trong việc liên kết vô số lĩnh vực chuyên môn khác trên toàn cầu.

Có một tin buồn rằng khi tiếng Anh đã trở nên phổ cập ở mọi nền giáo dục, việc học thêm một ngoại ngữ là không đủ với các nước không nói tiếng Anh. Vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ đều có nhu cầu thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ. Vậy học thêm một thứ tiếng gì đây? Kéo xuống tiếp nhé!

2. Tiếng Trung Quốc
Vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc được mệnh danh là ngôn ngữ quan trọng nhất trong kinh doanh, chỉ sau tiếng Anh. Thành thạo tiếng Trung Quốc không chỉ mở ra cánh cửa trên khắp châu Á, mà ở bất kì khu vực nào có sự hiện diện của nền kinh tế Trung Quốc.

Tính chất nổi bật của ngôn ngữ này là khó, nhất là đối với những nước không sử dụng bảng chữ tượng hình. Vì vậy việc thành thạo tiếng Trung cũng là điểm nhấn ấn tượng khi đi xin việc.

3. Tiếng Đức
Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức của hai quốc gia thuộc khu vực kinh tế châu Âu. Do đó, không có sự lựa chọn nào tốt hơn cho những ai bước vào thế giới thương mại và đầu tư quốc tế hơn là Đức.

Học tiếng Đức nói chung khó khăn hơn so với hầu hết các ngôn ngữ châu Âu khác, những người muốn xâm nhập vào thế giới phương Tây sẽ không tìm thấy một lợi thế nào hơn là thêm tiếng Đức vào lý lịch của mình.

4. Tiếng Pháp
Tiếng Pháp hiện đang được sử dụng tại hơn 40 quốc gia, bao gồm một số nền kinh tế châu Phi phát triển nhanh. Bloomberg đã xếp tiếng Pháp ở vị trí thứ hai, sau tiếng Trung Quốc, vào danh sách các ngôn ngữ hữu ích cho việc kinh doanh (không bao gồm tiếng Anh). Các vị trí chuyên nghiệp phổ biến nhất với nhu cầu về khả năng tiếng Pháp bao gồm: dịch vụ, bán hàng, và vị trí giáo dục.

Tiếng Pháp khá gần với tiếng Anh vì vậy nếu bạn đã và đang học tiếng Anh thì có lẽ tiếng Pháp không phải là trở ngại lớn.

5. Tiếng Tây Ban Nha
Đây là ngôn ngữ hàng đầu của tất cả các nền kinh tế Mỹ Latinh. Do đó, nó là sự lựa chọn phù hợp cho cả công việc quốc tế và trong nước ở nhiều châu lục. Đặc biệt có lợi như là ngôn ngữ thứ hai dành cho những người muốn giữ việc làm ở Hoa Kỳ bằng chứng hầu hết các trường cấp 3 và đại học Mỹ đều khuyến khích học tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ thứ 2.

Nếu bạn có kế hoạch theo đuổi nghề chăm sóc sức khoẻ, ngân hàng, hoặc bán lẻ, học tiếng Tây Ban Nha hoàn toàn phù hợp đấy!