38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Nước hoa có từ khi nào?


Từ chỗ chỉ dành riêng cho chị em, nước hoa dần dần trở thành sản phẩm không thể thiếu với nhiều người, nhiều lứa tuổi. Nhưng bạn có biết nước hoa ra đời ra sao không? Hãy cùng Fi khám phá nhé!

Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà

Khi nghiên cứu dấu vết chữ tượng hình trong những ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ học nhận thấy người Ai Cập và người Lưỡng Hà cổ đại đã sử dụng nước hoa cách đây đến 3.000 năm. Quả là một con số khủng phải không nào?

Những thầy pháp Ai Cập được xem là cha đẻ của nước hoa hiện đại khi sử dụng những loại nhựa cây có mùi thơm phục vụ cho việc thờ cúng. Họ cho rằng hương thơm sẽ giúp kết nối loài người và thần thánh, đồng thời trần gian sẽ được các vị thần ưu ái bảo vệ hơn.

Người Ai Cập cổ đại còn sử dụng nước hoa trong những ngôi mộ chôn cất các pharaon hoặc những thầy pháp “cấp cao”. Giới quý tộc Ai Cập cho rằng họ sẽ sớm được lên thiên đàng khi đắm mình trong những hương thơm ngào ngạt.

Người ta còn đồn rằng nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã tự điều chế ra 15 mùi hương nước hoa khác nhau để dùng trong nhiều hoàn cảnh, từ thường nhật đến các nghi lễ quan trọng. Julius Caesar cùng những người hùng khác của La Mã đều đắm đuối trong lưới tình yêu của Cleopatra, mà phần nào sức quyến rũ của bà nhờ vào hương thơm toát ra từ cơ thể của bà. Cleopatra đã từng cho người bôi dầu mỡ thơm trên cánh buồm chiếc thuyền của mình trước khi ra khơi tìm gặp người tình người Mark Antony của mình. Nữ hoàng muốn Mark Antony biết được sự xuất hiện của mình từ rất xa trước khi chạm mặt nhau.

La Mã cổ đại

Người La Mã và Hy Lạp cổ đại được cho là người đầu tiên chế tạo nước hoa dùng cho người. Bằng cách kết hợp những loại thực vật có mùi hương dễ chịu cùng với nhựa thông và tinh dầu, người Hy Lạp tạo ra phương pháp xoa bóp bằng dầu thơm và sau đó là một sản phẩm sử dụng ngày như hôm nay.

Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại

Nước hoa là vật phẩm quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo, linh thiêng của người Ấn và được sử dụng trong các buổi lễ trong đền thờ của họ.

Còn người Trung Quốc cổ đại sử dụng nước hoa như một vật không thể thiếu để mang lại hương thơm trong đời sống hàng ngày của họ. Bên cạnh việc tẩm nước hoa vào vật dụng hàng ngày như mực, giấy và đồ dùng hằng ngày, người Trung Quốc cổ đại cũng sử dụng nước hoa trong những không gian cụ thể như nhà riêng và nơi thờ cúng.

Đặc biệt, Người Trung Quốc cũng sử dụng nước hoa để khử trùng và làm vật phẩm thanh tẩy vì họ tin rằng nước hoa có thể giúp loại bỏ bệnh tật. Nhìn chung, Người Trung Quốc ít tập trung hơn vào việc xức dầu thơm trên cơ thể mà tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng nó để làm thơm thế giới xung quanh.

Thời phong kiến

Thời phong kiến, nước hoa luôn là minh chứng cho sự giàu sang và quyền lực. Vào thế kỷ 17, nơi làm việc của vua Pháp Louis XIV là “la cour parfumée” khi nhà vua yêu cầu mỗi ngày người hầu phải thay đổi một mùi hương khác nhau cho căn phòng. Ông là người không chỉ có công lớn đưa loạt nước hoa Cologne (Eau de Cologne) thành sản phẩm đặc biệt để biến cung điện hoàng gia Versailles trở thành thế giới của hương thơm, mà còn tích cực đốc thúc nhà điều chế nước hoa M.Martial liên tục đưa ra những hương nước hoa mới mẻ.

Thời hiện đại

Trở lại với thời hiện đại, xã hội tiên tiến kéo theo nhu cầu làm đẹp ngày một tăng, nước hoa không còn là thứ phù phiếm hay để phân chia giai cấp nữa, giờ đây ai cũng có thể sở hữu cho riêng mình một chai nước hoa.

Năm 1190, nước Pháp dẫn đầu trong việc chế biến và thương mại hóa thị trường nước hoa, đứng thứ hai là Mỹ. Người Pháp không ngừng học hỏi và khám phá những hương liệu mới lạ, điều này được chứng minh qua chai nước hoa Guerlain’s Shalimar, niềm tự hào vượt thời gian của người dân đất Pháp. Huyền thoại được lặp lại một lần khi Chanel No.5 ra đời tại Paris, chai nước hoa đầu tiên có chứa nguyên liệu nhân tạo aldehyde. Ôi thật là tự hào về đất nước Lục Lăng này quá đi mà :))))

Bạn học tiếng Pháp, vậy bạn có thích nước hoa Pháp không? Bạn đã biết những gì về nước hoa Pháp? Và những thương hiệu nước hoa nổi tiếng nào của Pháp thì sao? Hãy cùng Fi điểm tên chúng trong một bài viết khác nhé!

– Ánh Tuyết –