38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Bối cảnh cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789


Contexte de la révolution française 1789

Các Fieurs có hứng thú với lịch sử đâu rồi? Bài viết này là dành cho các bạn  đây. Còn đối với các bạn không thích lịch sử lắm thì các bạn hãy tranh thủ học tiếng Pháp qua những thông tin dưới đây nhé, biết đâu học xong các bạn cũng thành mê lịch sử luôn. Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá bối cảnh lịch sử, xã hội liên quan đến cuộc Cách Mạng tư sản Pháp năm 1789. Đó là một xã hội như thế nào và vì sao xã hội ấy cần cách mạng? Đó chính là những điều bạn sẽ nắm rõ được sau khi đọc nội dung dưới đây.

À la fin du XVIIIe siècle, la France est une monarchie absolue de droit divin. À cette époque, c’est Louis XVI qui est le roi.

(Vào cuối thế kỷ 18, Pháp là một quốc gia quân chủ tuyệt đối với quyền lực rơi vào tay nhà vua. Vào thời điểm này, Louis 16 đang là vị vua trị vì.)

En 1789, la situation économique en France est très mauvaise. La France est en crise. Elle a beaucoup de dettes auprès des pays étrangers et elle n’arrive plus à payer ses dettes.

(Vào năm 1789, tình hình kinh tế tại Pháp trở nên tồi tệ. Pháp đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn với nhiều khoản nợ từ các nước láng giềng và đang không đủ khả năng để trả nợ.)

5 mai 1789 : Le roi Louis XVI ouvre les états généraux à Versailles. C’est le dernier moyen qui lui reste pour tenter de sauver le royaume de la faillite en faisant voter de nouveaux impôts.

(Ngày 5 tháng 5 năm 1789: Tại Versailles, vua Louis 16 đã mở một cuộc họp quy tụ cả 3 đẳng cấp lúc bấy giờ của xã hội Pháp. Việc tăng thuế được xem là giải pháp cuối cùng để cứu vãn vương quốc khỏi sự sụp đổ.)

Mais le Tiers état veut que les nobles et l’Église perdent leurs privilèges, parce qu’à cette époque les nobles et l’Église ne payaient pas d’impôts, ils ne payaient pas de taxes. Seul le Tiers état payait des taxes, alors que c’était souvent les personnes les plus pauvres.

(Nhưng đẳng cấp thứ 3 thì muốn quý tộc và tăng lữ không còn được trao quyền lợi nữa vì lúc bấy giờ, 2 đẳng cấp này không hề phải đóng thuế. Duy chỉ có đẳng cấp thứ 3 bị bắt đóng thuế, bởi vậy họ thường là những người nghèo khổ nhất trong xã hội.)

Comme il est impossible de trouver une solution, le 17 juin 1789, le Tiers état décide de créer une Assemblée nationale pour représenter les Français et écrire sa propre constitution.

(Không có cách nào thống nhất ý kiến để đưa ra giải pháp, ngày 17 tháng 6 năm 1789, đẳng cấp thứ 3 đã quyết định thành lập một Quốc Hội Pháp đại diện cho toàn thể dân tộc và viết ra Hiến pháp riêng.)

Mais le roi, une partie des nobles et l’Église ne reconnaissent pas cette assemblée. Ils disent que cette assemblée du Tiers état n’a pas de légitimité. Le roi organise une action militaire pour mettre fin à cette assemblée. C’est-à-dire que le roi fait venir des troupes de soldats aux portes de Paris dans le but d’attaquer l’assemblée et de dissoudre les différentes personnes qui en font partie. Mais beaucoup de soldats refusent d’obéir et ils se joignent aux révolutionnaires parisiens, aux personnes qui soutiennent cette assemblée et qui veulent mettre fin aux privilèges de la noblesse et de l’Église.

(Tuy nhiên, vua Louis, một nhóm quý tộc và tăng lữ thì không hề công nhận Quốc Hội này. Họ cho rằng nó không hề chính thống. Vua đã dùng đến hành động quân sự: ông cho quân lính đến cửa thành Paris nhằm tấn công và giải tán Quốc Hội, giải tán tất cả những người tham gia. Nhưng rất nhiều quân lính đã không tuân lệnh và tự nguyện tham gia vào Cách Mạng cùng với người dân Paris, cùng họ xóa bỏ quyền lợi của giới quý tộc và tăng lữ.)

———————————

Sau đó, chuyện gì đã xảy ra? Cuộc Cách Mạng đã diễn ra như thế nào? Liệu Cách Mạng có thành công hay không? Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo trên website https://tiengphapthuvi.fr/ .

– Thanh Ngân –