38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

9 khái niệm bằng tiếng Pháp quan trọng về bình đẳng giới


Đã có rất nhiều tiến bộ, song vấn đề bất bình đẳng giới vẫn luôn nóng hổi ở mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế và chính trị. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, cùng Fi học ngay những khái niệm về bình đẳng giới được giải thích siêu cụ thể phía dưới nhé.

1. DISCRIMINATION (n.f) : phân biệt 

Fait de traiter différemment une personne en fonction de son âge, sexe, origine, état de santé…

(Đối xử khác với người nào đó vì lý do tuổi tác, giới tính, gốc gác, tình trạng sức khỏe của họ …)

Exemple : L’inégalité de salaire entre les hommes et les femmes ayant des diplômes ou compétences égales est un exemple de discrimination sexiste.

(Việc trả lương không bình đẳng giữa nam và nữ có trình độ hoặc kỹ năng ngang nhau là một ví dụ về phân biệt giới tính.)

2. ÉGALITÉ (n.f) : bình đẳng

Principe selon lequel tous les êtres humains sont traités de la même manière et ont accès aux mêmes droits.

(Nguyên tắc theo đó tất cả con người đều được đối xử như nhau và có quyền như nhau.)

Exemple : L’égalité s’oppose à l’inégalité et non à la différence. Être égaux ne signifie pas être identiques.

(“Bình đẳng” đối lập với “bất bình đẳng” chứng không phải là sự “khác biệt”. Bình đẳng không có nghĩa rằng chúng ta đều phải giống nhau.)

3. FÉMINISME (n.m) : chủ nghĩa nữ quyền

Mouvement social qui milite en faveur de l’amélioration et de l’extension du rôle et des droits des femmes dans la société.

(Phong trào xã hội nhằm nâng cao và lan rộng vai trò và quyền của phụ nữ trong xã hội.)

Exemple : Le féminisme s’est développé dans les années 1960 dans les pays occidentaux.

(Chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu phát triển từ những năm 1960 tại các quốc gia phương Tây.)

4. GENRE (n.m) : giới tính

Construction sociale qui différencie ce qui est féminin de ce qui est masculin et qui sert à évoquer les rôles attribués aux femmes et aux hommes.

(Định hình của xã hội phân biệt nam-nữ và gắn với vai trò của mỗi giới.)

Exemple : Le genre est en évolution constante en fonction de l’environnement socioculturel et des normes d’une société.

(Giới tính luôn thay đổi tùy thuộc vào môi trường văn hóa xã hội và các chuẩn mực của xã hội.)

5. MIXITÉ (n.f) : đa dạng giới tính, trộn lẫn giới tính 

Caractère de ce qui comprend la présence de personnes des deux sexes. Bien que les classes soient mixtes, les filles ou les garçons peuvent se retrouver en minorité dans certaines sections ce qui peut rendre l’intégration difficile.

(Đặc điểm bao gồm sự hiện diện của những người thuộc cả hai giới. Mặc dù các giới được trộn lẫn với nhau, song, nữ và nam có thể trở thành một thiểu số những người gặp khó khăn trong việc hòa nhập.)

Exemple : La mixité des établissements scolaires.

(Việc nam và nữ cùng học chung với nhau trong các trường học – Nam nữ đồng giáo.)

6. PARITÉ (m.f) : sự ngang bằng

Présence des hommes et des femmes en égalité numérique.

(Sự hiện diện của nam giới và nữ giới ngang bằng về mặt số.)

Exemple : La parité hommes-femmes en politique.

(Ngang bằng về mặt số lượng giữa nam và nữ trong lĩnh vực chính trị.)

7. PLAFOND DE VERRE (n.m) : rào cản vô hình

Expression traduisant la difficulté des femmes à évoluer dans la hiérarchie du fait de discriminations.

(Cụm từ phản ánh sự khó khăn của phụ nữ trong việc phát triển thứ bậc xã hội do bị phân biệt đối xử.)

Exemple : L’ambition féminine peut se heurter au plafond de verre.

(Tham vọng của nữ giới có thể va phải những rào cản vô hình của xã hội.)

8. PRÉJUGÉ (n.m) : định kiến

Attitude défavorable sans fondement envers une personne ou un groupe de personnes, souvent imposée par le milieu social, l’époque ou l’éducation.

(Một thái độ vô căn cứ gây bất lợi cho một người hoặc một nhóm người, những người này thường bị áp đặt bởi xã hội, thời đại hoặc giáo dục.)

Exemple : En cours de sport, les garçons ont des préjugés sur les filles qui n’auraient pas l’esprit de compétition, ils les choisissent ainsi en dernier pour constituer leurs équipes.

(Trong giờ học thể dục, các bạn nam định kiến ​​rằng phái nữ không có tinh thần thi đấu thể thao nên khi lập đội, họ luôn coi các bạn nữ là lựa chọn cuối cùng.)

9. STÉRÉOTYPE (n.m) : khuôn mẫu

Idée préconçue, généralisation simplifiée appliquée à un groupe entier de personnes, sans tenir compte des caractéristiques individuelles.

(Tư tưởng định sẵn, sự khái quát hóa đơn giản được áp dụng cho cả một nhóm người mà không tính đến từng cá nhân.)

Exemple : “Les filles n’ont pas le sens de l’orientation et les garçons savent se repérer dans l’espace” est un stéréotype.

(“Con gái không có ý thức về phương hướng còn con trai thì có kỹ năng định hướng không gian” là một khuôn mẫu, định kiến có sẵn.)

 

Bất bình đẳng giới có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi quanh ta. Rất mong những người còn có cái nhìn sai lệch, thiển cận về giới tính sẽ dần dần thay đổi nhận thức của chính mình, để xã hội có thể trở nên tốt đẹp hơn, phụ nữ không còn phải chịu những gánh nặng, rào cản mà có thể tự do phát triển, tự do làm những điều mình thích.

– Thanh Ngân –