38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp nhất theo V-A-K


Mỗi người sẽ có một cách học vượt trội, một phương pháp tiếp nhận thông tin riêng. Bạn có thể học bằng V (visual – nhìn), học bằng A (auditory – nghe), học bằng K (kinesthenic – vận động). Tìm ra đúng phong cách học tập phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất!

Theo nghiên cứu của các giáo sư và các chuyên gia về NLP (Neuro-linguistic programming – Lập trình ngôn ngữ tư duy) tại Mỹ thì con người chúng ta học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 05 giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và khứu giác (ngửi). Trong 5 giác quan đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin chính là:

  • V (Visual): Hình ảnh
  • A (Auditory): Âm thanh
  • K (Kinesthetic): Vận động
  1. Phong cách Visual – Thị giác

– Đặc điểm của người học bằng thị giác:

  • Bạn thường để ý ghi nhớ các chi tiết hoặc màu sắc từng nhìn thấy.
  • Biết cách sắp xếp và phối màu sắc trong trang phục.
  • Trầm tĩnh với mọi người xung quanh.
  • Có thói quen ghi chép lại mọi thứ trong quá trình thảo luận và ôn tập lại rất nhanh.
  • Có thói quen dùng bút dạ quang đánh dấu cho những tiêu đề, mục đích khác nhau.
  • Thường thực hành bằng cách nhìn vào bức ảnh hay những từ ngữ, hình ảnh hóa thông tin để dễ ghi nhớ.
  • Nhớ lâu khuôn mặt của những người bạn đã từng gặp mặt (nhưng có thể quên tên).

– Gợi ý cho người học bằng thị giác:

  • Gạch chân từ mới theo 1 nguyên tắc nhất định (vd như theo chủ đề, từ loại, độ khó …)
  • Vẽ tranh hoặc ký hiệu có liên quan tới từ bạn đang học
  • Sắp xếp các từ vựng dựa theo chủ đề – việc này sẽ giúp bạn nhớ vị trí của từ
  • Chơi các trò chơi học ngoại ngữ
  • Xem phim bằng ngoại ngữ
  • Sử dụng thẻ từ vựng
  1. Phong cách Auditory – Thính giác:

– Đặc điểm của người học bằng thính giác:

  • Rất nhạy cảm, dễ bị phân tâm bằng âm thanh.
  • Phát biểu một cách ngẫu hứng.
  • Có khả năng nhận biết giọng nói của người quen trên điện thoại trước khi đối phương xưng danh.
  • Khi ngồi nói chuyện nửa thân trên hơi đổ về phía trước hoặc nghiêng tai lắng nghe.
  • Giọng nói có tiết tấu, biến hóa, có khả năng điều chỉnh ngữ điệu trong giọng nói.
  • Không thể thôi nói chuyện trong lớp.
  • Thường là người dẫn dắt câu chuyện.
  • Trí nhớ nhanh nhưng không sâu.

– Gợi ý cho người học bằng thính giác:

  • Đọc thầm hoặc đọc to những từ vựng hay đoạn văn bằng ngoại ngữ.
  • Nghe nhạc, nghe đĩa dạy ngoại ngữ, xem phim
  • Nghe giáo viên và người khác nói chuyện, để ý đến cách phát âm của họ
  1. Phong cách Kinaesthetic – Vận động / Tactile – Xúc giác:

– Đặc điểm của người học bằng xúc giác:

  • Thường đi lòng vòng khi nghe điện thoại hoặc khi học bài thì bạn mới tập trung.
  • Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể dễ nổi cáu do nhu cầu thích nghi hoạt động và khám phá.
  • Việc học liên quan tới thể dục thể chất.
  • Thích nằm trên sàn nhà hoặc giường để nghiên cứu.
  • Đi thực tế mới lĩnh hội được hết kiến thức.
  • Thảo luận trong một nhóm nhỏ (2-3 trong một nhóm).
  • Thích thể thao, khiêu vũ, chạy nhảy, lặn, bơi lội.
  • Phiêu lưu, cạnh tranh, thách thức.
  • Hành động cần sự vận động nhiều của cơ bắp.
  • Có thể đồng thời nghe nhạc khi học.

– Gợi ý cho người học bằng xúc giác:

  • Học các kịch bản hội thoại dựa theo tình huống và diễn với các bạn học (đi mua sắm, mua vé tàu…)
  • Sử dụng cử chỉ hoặc nét mặt  để thể hiện cảm xúc khi nói chuyện bằng ngoại ngữ dựa theo cách làm của người bản xứ.
  • Nghe băng đĩa dạy ngoại ngữ khi chạy bộ hay làm một công việc khác.
  • Kết hợp việc học tập với một hoạt động bất kỳ mà không làm xao nhãng việc học của bạn (ví dụ như xem / nghe giảng khi dọn nhà, rửa bát …)

Bạn tìm ra mình thuộc phong cách học tập nào chưa?