Warning: Declaration of YOOtheme\Theme\Wordpress\MenuWalker::walk($elements, $max_depth) should be compatible with Walker::walk($elements, $max_depth, ...$args) in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/theme/platforms/wordpress/src/Wordpress/MenuWalker.php on line 115

38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

[ngon_ngu]


Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

[??????] 6 bí quyết để luôn giữ tinh thần thoải mái trong mùa thi

“Chuyện thi cử” là một việc không còn xa lạ và đôi khi rất “ám ảnh” đối với những ai đã và đang là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, nếu như chúng ta biết cách đối mặt với nó thì mọi thứ sẽ trở nên “ez” hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số bí quyết giúp các bạn có thể “làm chủ” mọi kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT QG 2023 sắp tới.
 
1. ??́ ??̂́ ???̣?? ?̂? ??? ??̣ ???̂̉, ??̃ ??̀??
Trong khoảng thời gian ôn thi, có thể các bạn sẽ cảm thấy “ngộp thở” với đống kiến thức mình đã học và không biết nên bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, nếu như các bạn ???? ???̉ các phần kiến thức đã học và ??̂? ??̣̂? ??̣̂ ???̀?? ??̣ ???̂̉ cho việc ôn thi thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Việc này còn giúp các bạn theo dõi được tiến độ ôn thi của mình để kịp thời điều chỉnh nếu phát hiện có điều gì đó không ổn.
Ngoài ra, các bạn nên ôn kết hợp các môn khác nhau trong cùng 1 ngày, tránh trường hợp cả ngày chỉ ôn một môn gây nhàm chán. Đối với mỗi người, thời gian hoạt động năng suất nhất trong ngày là không giống nhau. Vì vậy, bạn hãy tự tìm ra cho mình khoảng “thời gian vàng” để sắp xếp ôn các môn phù hợp nhất giúp việc ôn thi đạt hiệu quả tối đa.
 
2. ??̣? ?? ??̣̂? ??̂̀? ???̂?? ???́ ??́ ??̛?̛̉?? ??? ???̣̂? ??̣?
Bầu không khí xung quanh bạn ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả công việc. Thật vậy, khi bạn học trên giường và ngồi bàn học sẽ rất khác nhau. Khi ngồi trên giường, bạn sẽ dễ dàng “ngả người” xuống giường một chút và ngủ quên trong khi đang ôn tập Ngoài ra, hãy học ở những nơi được trang bị ánh sáng đầy đủ. Điều này không chỉ tốt cho đôi mắt của bạn mà còn hạn chế tối đa khả năng gây buồn ngủ nữa đó. Cũng nên lưu ý, vào buổi tối, bạn sử dụng đèn bàn, vẫn nên bật đèn trong phòng. Điều này sẽ giúp mắt bạn không phải điều tiết quá nhiều, không bị thay đổi đột ngột khi vô tình rời mắt khỏi vùng chiếu sáng của đèn bàn.
Các bạn nên thường xuyên xếp dọn và trang trí bàn học để tạo cảm hứng học tập. Bạn sẽ bị thu hút bởi một chiếc bàn học ngăn nắp và xinh xắn hơn là một chiếc bàn học đầy ắp những tài liệu, đồ dùng học tập ngổn ngang đúng không? Đừng tin vào một số thông tin kiểu “Người không ngăn nắp thường thông minh hơn” nhé. Điều này rất khác với sự lộn xộn của chúng ta đấy.
 
3. ?̂? ??̀? ???? ???́?
Nếu bạn đang có một nhóm bạn chơi cùng thì tại sao không thử ngồi lại cùng nhau ôn tập nhỉ? Cách này sẽ giúp bạn có động lực học hơn và cùng nhau giải đáp những thắc mắc trong quá trình ôn thi. Bạn có thể tạo nhóm cùng bất cứ ai miễn bạn thấy hợp. Học cùng người giỏi hơn sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề bạn chưa rõ, học cùng người yếu hơn và tìm cách hướng dẫn để bạn ấy hiểu bài sẽ giúp bạn ôn tập lại những phần kiến thức cơ bản. Những kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng nên đừng coi thường nó nhé!
 
4. ???́?? ?? ???̛̃?? ???̂?? ??? ???̂? ??̛̣?
Trong thời đại Công nghệ phát triển như hiện nay, mạng xã hội (MXH) được coi là một trong những nguồn chính phát tán các thông tin tiêu cực. Vì vậy, trong khoảng thời gian “đóng cửa tu luyện”, các sĩ tử hãy hạn chế sử dụng các trang MXH hết mức có thể.
Đặc biệt, đừng quá để tâm đến việc người khác đang nói gì xung quanh bạn, cho dù đó là người thân. Có nghe thì cũng coi đó là những lời khuyên để tham khảo thôi. Bạn cần có kỹ năng tổng hợp và phân tích các thông tin mà mình tiếp cận được. Những yếu tố tiêu cực, cho dù xuất phát từ sự lo lắng, quan tâm, cũng cần phải tránh để nó không ảnh hưởng đến tinh thần của bạn nhé.
 
5. ??̀? ??̂́? ??̉ ??̣? ???̛́ ????̂́? ??̣? ??̉? ???̂́? ??́?? ??̛̣?
• Thay vì sử dụng MXH vô thức và mất nhiều thời gian, hãy chọn xem những video, nghe những bài nhạc truyền động lực để cơ thể được tiếp thêm năng lượng cho một ngày dài.
 
• Nếu vẫn muốn sử dụng MXH trong thời gian ôn thi, để giữ liên lạc với bạn bè, hoặc theo dõi một số kênh hướng dẫn ôn thi, thì hãy định ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày – trong tuần, và chỉ sử dụng MXH vào khoảng thời gian đó thôi nhé.
 
• Hãy làm điều gì đó thật dễ thương với người bạn đang cùng chung “số phận” với bạn, giúp bạn ấy cảm thấy được động viên, an ủi trong những ngày căng thẳng. Tin được không, việc này không chỉ cung cấp Serotonin cho người bạn may mắn kia, chính bạn còn nhận được lượng Serotonin gấp đôi đấy.
??̂́? ??̣? ???̛? ???̂́?, ????????? ??̀ ???̂́? ??̂? ??̛?? ???̂́? ??́ đ?̛?̛̣? ??? ??? ???̛?̛̀? đ?̛?̛̣? đ?̣̂?? ???̂?, ??̂?? ???̣̂?. ??́ ???́? ??? ???̛?̛̀? ??́ ???̂? đ?̣̂?? ??̛̣? đ?̂̉ ???̂́? ??̣? ??̂́ ??̆́??. ??́ ??̃?? ???́? ??? ???̛?̛̀? ???̂̉? đ?̛?̛̣? ??̣̂?? đ?̂̀?? ??́ ??? ???̀ ???? ???̣?? ???̂́ ??̀? ????? ???́ ???̀?? ???́? ????̂̉? ??̉? ??̣.
 
• Thay vì cắm mặt vào học suốt ngày, thi thoảng bạn cũng nên cùng bạn bè chơi thể thao, hoặc một hoạt động vận động vui vẻ nào đó, để cơ thể và tinh thần được giải phóng. Như vậy, hành trình ôn thi của bạn cũng nhẹ nhõm hơn nhiều đó.
 
6. ?̆? ??̂́?? đ?̉ ???̂́?, ???̉ đ?̉ ???̂́?
Trong thời gian ôn thi, các bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và lười ăn uống. Tuy nhiên, nếu như các bạn không ăn thì cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động bình thường trong suốt 1 ngày dài. Chưa kể, khi ôn thi, bạn sử dụng năng lượng gấp nhiều lần bình thường để cố gắng nạp vào đầu một lượng kiến thức lớn. Khi đó, bạn sẽ trở nên khó chịu, cáu gắt, mất tập trung… ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của não bộ.
Cũng như việc ăn uống không đầy đủ, nếu bạn ngủ quá ít thì não bộ cũng không đủ tỉnh táo và minh mẫn để xử lý các đề luyện trước mắt. Nếu ngủ quá ít trong thời gian dài có thể gây ra chứng trầm cảm, tăng cân và có thể gặp nguy cơ đột quỵ và tiểu đường cao hơn. Chưa kể, nếu không may thời điểm căng thẳng nhất rơi vào đúng ngày thì bao nhiêu cố gắng của bạn sẽ trở nên công cốc. Chắc bạn không muốn điều đáng tiếc đó xảy ra đúng không. Quá trình ôn thi, quan trọng nhất là làm sao đi được “đường dài”, chứ không phải chỉ là một vài ngày.
 
Giắt túi các bí kíp của Fi là bạn đã có 50% chiến thắng rồi. Fi chúc các bạn hoàn thành tốt kỳ thi sắp tới của mình một cách thông minh nhé!
– D. Thùy – 

Bạn đang học chia động từ tiếng Pháp kiểu nào?

Lớp nào rồi cũng phải lên bảng … chia động từ (nếu không chịu thuộc).

 

Một số vấn đề các bạn dễ mắc phải khi học về động từ:
1. ??̣? ??̣̂? ??̀ ???̉ ???̂́? … 0.5:
? ??̆́? ??̣̂??: Trong bài học, bạn gặp một động từ mới trong 1 câu nào đó. Vì chưa biết nên bạn đi tra google. Sau khi tra được, thứ bạn ghi vào chỉ là NGHĨA của từ đó, để “giải quyết” nốt bài tập đang làm cho xong.
? ??̣̂? ???̉: Thậm chí có thể bạn còn chẳng biết động từ nguyên thể của từ đó là gì. Tất nhiên bạn cũng sẽ chẳng biết ngôi khác sẽ chia thế nào, hoặc từ đó được dùng thế nào.
? ??̛̀ ??? ???̉? ???̛́: Có động từ nào mới, thì sau khi tra cần phải ghi lại để học cả động từ nguyên thể, cách chia các ngôi khác, cấu trúc động từ, phân từ quá khứ, cách chia động từ đó ở các thời-thức khác nữa.
2. ???̛?̛̀?? ??̛̣? ??̀? ??́ đ?̣̆? ???̣̂? ???̂?? ???̉?
? ??̆́? ??̣̂??: Vì không học cẩn thận nên không ghi nhớ theo các trường hợp (tức là gom những động từ có cách chia hoặc cách dung tương đồng với nhau thành một nhóm), chỉ học từ nào biết từ đó.
? ??̣̂? ???̉: Ơ, hình như động từ này chia giống động từ A. Chả biết có đúng không nữa.
? ??̛̀ ??? ???̉? ???̛́: Hệ thống hóa những gì đã học, cho dù chưa nhớ được ngay. Nhưng việc hệ thống càng logic, khi cần tra cứu bạn sẽ tìm được càng nhanh. Đừng quá lạm dụng google nhé. Vì khi tra google cũng cần kiểm tra xem nguồn nào tin cậy. Còn nữa, nếu chỉ phụ thuộc google bạn sẽ mất hết tư duy và cũng chẳng nhớ được. Khi đi thi, hoặc khi giao tiếp trực tiếp với người Pháp, chúng ta đâu thể tra google tất cả mọi thứ, đúng không nào?
? Không phải chỉ với phần chia động từ đâu, mà những phần kiến thức khác, cho dù không phải ngữ pháp, chúng ta cũng nên có xu hướng học một cách logic, hiểu thì sẽ nhớ lâu hơn. Ngoài ra, hãy hệ thống các phần kiến thức thành các lớp từ lớn đến nhỏ. Tự hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, nhớ tốt hơn, mà chưa nhớ được thì tra cứu cũng dễ dàng hơn.
? Đây chỉ là 2 hình gần đây nhất thôi. Thực tế tại các lớp ở Fi Classe, các bạn thường xuyên được chia động từ thế này. Thứ nhất, vì chia động từ là một nội dung được cô Hà đánh giá là cực kỳ quan trọng, là cái lõi của nói, viết. Tại sao lại nói vậy? Khi tư duy một ý tưởng, chẳng phải điều chúng ta cần biết đầu tiên là sẽ dùng cụm động từ nào đó sao. Không chỉ vậy, người Pháp khi nói cũng có xu hướng nhấn mạnh vào động từ. Hiểu được điều này, việc nghe của các bạn cũng dễ hơn phần nào.
??̃? ??̣? 1 ??̂̀? đ?̂̉ ??̀?? ??̉ đ?̛̀? ??́? ??̣? ???́.
Mai An Týt

Vì sao phải tổng hợp kiến thức?

Ở FI Classe, phương pháp học tập được xây dựng có định hướng, các chuỗi hoạt động phối hợp với nhau sẽ giúp các bạn đạt hiệu quả tốt nhất theo cách bất ngờ nhất. Thế nên, ngoài hoạt động học bài và đăng bài sau mỗi buổi học, việc tổng hợp kiến thức theo từng mục tiêu như ngữ pháp, từ vựng … sẽ giúp củng cố, hệ thống theo hướng ghi nhớ tối ưu.

? Bài học trên lớp được thiết kế là để phối hợp các hoạt động, để các bạn tự khám phá bài học. Tất nhiên sau đó, về nhà, học sinh TỰ HỌC, giáo viên chỉ là người HƯỚNG DẪN. Khi đó, việc tổng hợp là cách “LƯU GIỮ KIẾN THỨC THEO CÁCH CỦA BẠN”.

☘️ Sau một thời gian, khi kiến thức dần “đầy” lên, những thứ trong đầu các bạn rất có thể sẽ lộn xộn, mặc dù học rồi nhưng khi cần lại không thể “truy xuất” ra để sử dụng.

☘️ Nói đơn giản, cũng như trong gia đình, cứ mỗi tuần chúng ta phải sắp xếp, thu dọn lại nhà cửa cho gọn gàng và phân loại đồ dùng về đúng vị trí của nó, để khi cần dùng món gì có thể dễ dàng lấy ra; thì việc chúng ta tổng hợp kiến thức đã học cũng mang ý nghĩa tương tự thế.

? Nói vậy nhưng, hầu hết kiến thức đều có trong sách vở, hay là một trang web trên mạng. Vậy chúng ta có nhất thiết phải ghi chép lại từng kiến thức vào tổng hợp không? Đúng là, về ngữ pháp, cấu trúc động từ, các chủ đề từ vựng cũng như cách chia động từ, các bạn hoàn toàn có thể tra cứu ở nhiều quyển sách, giáo trình khác nhau … Tuy nhiên, nếu nó là cái mà tự bản thân mình tổng hợp, hiểu và viết lại theo cách của chính mình thì nó mới là của chính các bạn, chưa kể sẽ giúp các bạn dễ nhớ, nhớ lâu và dễ sử dụng- giống như là bạn tự tạo cho mình các quy tắc, và tuân theo nó ấy, sẽ dễ hiểu hơn đọc sách do người khác viết, phải không? Các bạn thử nhớ lại xem, có phải các bạn từng tra một số từ rất nhiều lần ma vẫn không nhớ nổi không?

? Chúng ta tạo các file tổng hợp, sau đó chúng ta nhớ bằng cách nào?

☘️ Các bạn đừng đặt mục tiêu nhớ hết những gì chúng ta đã tổng hợp ngay lập tức nhé. Như vậy vừa áp lực vừa không hiệu quả, vì khả năng cao là không nhớ nổi đâu. Quan trọng nhất khi tổng hợp, là các bạn suy nghĩ để nó logic, hợp lý nhất có thể. Quá trình suy nghĩ, tư duy đó sẽ giúp bạn nhớ nhiều hơn việc “học vẹt” đấy.

☘️ Việc tiếp theo đơn giản là: Thi thoảng mở ra để học, thi thoảng mở ra để thêm những nội dung tiếp theo vào từng file đã tổng hợp. Vì các bạn đã nắm được cấu trúc các file tổng hợp (tự mình làm ra mà) nên các bạn rất dễ để sắp xếp những khoảng thời gian nhỏ để XEM LẠI. Đôi khi, chỉ cần 10 phút rảnh là đủ để xem một nội dung nào đó rồi, không nhất thiết phải có ít nhất 1h ngồi đàng hoàng vào bàn mới xem được. Việc xem lại nhiều lần rất quan trọng nha. Còn nữa, mỗi lần các bạn bổ sung thêm nội dung mới vào các file đã làm, là dịp TỐT NHẤT để các bạn xem lại THÊM MỘT LẦN NỮA.

? Và điều sâu xa, dài hạn hơn: Việc tổng hợp theo lĩnh vực, sẽ giúp não làm việc theo đúng cơ chế vốn có của nó: Phân nhóm để lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, theo các nhóm lớn, nhóm nhỏ, thành một hệ thống tinh vi và tối ưu.

☘️ Lại ví dụ nhé, trong thư viện có rất nhiều đầu sách, rất nhiều loại sách, rồi rất nhiều tác giả….thế nhưng, tại sao thủ thư vẫn kiểm soát bao quát được hàng nghìn hàng vạn quyển? Đó là nhờ sự ưu việt của việc quản lí theo phân loại: theo loại sách, theo tên sách, theo năm xuất bản, rồi đến tên sách…..túm lại là theo một hệ thống rõ ràng.

NHƯ VẬY,

Các bạn chỉ cần dành ra khoảng 1, 2 tiếng mỗi TUẦN để tổng hợp, không quá khó khăn để thực hiện nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ nha các bạn, bởi việc nhỏ này xuất phát từ các phương pháp học tối ưu đã được nhiều người áp dụng hiệu quả đó.

Nghe giáo viên yêu cầu nhiều file tổng hợp thì có vẻ “hốt” nhưng nếu hiểu được tác dụng của nó rồi kiên trì thực hiện một cách đều đặn thì các bạn sẽ xây dựng được nền tảng Tiếng Pháp vững chắc đó. Việc này cũng có thể áp dụng để học những thứ khác nữa các bạn nhé.

—f—i—

Bài viết này nằm trong chuỗi 10 vạn câu hỏi Vì sao và Như thế nào, do Fi Classe xây dựng nhằm giúp các bạn học viên hiểu rõ và có động lực tiến hành những phương pháp học được hướng dẫn một cách kiên trì cho đến khi thấy được kết quả.

Khánh Hà

Các cách thay thế để nâng tầm diễn đạt của bạn (P2)

Enrichir votre vocabulaire

Người Pháp thường nói năng rất văn hoa, coi trọng sự tinh tế của từ ngữ, rất hạn chế việc lặp từ khi diễn đạt. Thế nhưng, khi tiếng Pháp của chúng ta còn hạn chế, chúng ta thường lặp đi lặp lại một vài từ quen thuộc. Nhiều lúc cũng bị “bí từ” nữa. Điều này khiến chúng ta bất lợi khi đi thi, hoặc khi làm việc với người Pháp.

Để nâng tầm diễn đạt của mình, khi học, các bạn đừng quên học những từ/ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để khi cần có thể “biến hóa” linh hoạt nhé.

  1. Très beau = magnifique : đẹp lộng lẫy
  2. Très bien = excellent : xuất sắc
  3. Très bon = délicieux, succulent : ngon lành
  4. Très fatigué = épuisé, exténué : mệt mỏi, kiệt sức
  5. Très méchant = cruel, féroce : độc ác, tàn bạo
  6. Très triste = déprimé : trầm uất, u buồn
  7. Très heureux = ravi : vui vẻ, hạnh phúc
  8. Très malheureux = affligé : sầu não, đau khổ
  9. Très calme = serein, tranquille : thanh bình, thanh thản
  10. Très agréable = réjouissant : dễ chịu, dễ mến
  11. Très violent = déchaîné : hung dữ, dữ dội
  12. Très fâché = ulcéré : tức giận, thù hận
  13. Très joyeux = hilare : vui mừng, hớn hở
  14. Très salé = dégoûtant : khó ăn, kinh tởm
  15. Très gros = obèse : béo phì
  16. Très grand = immense, géant : khổng lồ
  17. Très large = ample : rộng lớn
  18. Très petit = minuscule : nhỏ xíu
  19. Très mince = menu : nhỏ, vụn
  20. Très poli = courtois : lịch sự
  21. Très important = essentiel, vital : thiết yếu
  22. Très sévère = strict : nghiêm khắc
  23. Très curieux = indiscret : tọc mạch, vô ý
  24. Très mauvais = horrible : kinh khủng
  25. Très ennuyant = assommant : buồn chán
  26. Très inquiet = anxieux : lo láng
  27. Très chaud = brûlant : nóng hổi
  28. Très froid = glacial : lạnh lùng, băng giá
  29. Très clair = limpide : trong sáng, rõ ràng
  30. Très cultivé = érudit : uyên bác

Chính những từ này còn nhiều cách diễn đạt khác nữa đấy. Bạn thử tìm thêm xem nhé.

– Khánh Hà –

Bí kíp làm bài đọc hiểu trong bài thi DELF B2

DELF B2 Compréhension écrite : mode d’emploi

Khi làm bài thi đọc hiểu, bạn thường làm gì đầu tiên? 

Hầu hết mọi người sẽ bắt tay ngay vào việc đọc văn bản. Tuy nhiên, phương pháp này lại được cho là kém hiệu quả, lý do là bởi thời gian của bạn trong phòng thi khá ít, không đủ để đọc và hiểu “thong thả” từ đầu đến cuối văn bản rồi chuyển sang trả lời lần lượt từng câu hỏi.

NE COMMENCEZ PAS À LIRE LE TEXTE TOUT DE SUITE !

Vậy tóm lại, bạn cần có một chiến lược đọc thật nhanh và hiệu quả. Đọc như thế nào?

  1. Prenez bien connaissance du titre, des intertitres, paragraphes et différences de typographies : cela vous permet de vous familiariser avec le texte et de construire des hypothèses sur son contenu.

Đầu tiên, hãy chú ý đến tiêu đề chính, tiêu đề phụ, các đoạn văn và các ký tự đặc biệt trong văn bản như chữ in đậm, in hoa, trong ngoặc kép… Điều này cho phép bạn làm quen với văn bản và mường tượng ra nội dung tổng quát.

  1. Lisez attentivement les questions et reformulez éventuellement [pour vous] ce qu’on vous demande.

Đọc cẩn thận từng câu hỏi và diễn đạt lại câu hỏi sao cho thật dễ hiểu đối với bạn. Nhớ là đọc câu hỏi trước nha các bạn.

3 Lisez le texte en restant attentif/attentive aux questions. Vous avez déjà certainement des pistes pour apporter des réponses, puis complétez le questionnaire [pas forcément dans l’ordre].

Vừa đọc văn bản vừa nghĩ đến câu hỏi vừa đọc. Tìm câu trả lời cho câu hỏi, không cần phải trả lời theo thứ tự, trả lời được câu nào trước thì trả lời, không nên mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi. Chúng ta cần hết sức chú ý phân bổ thời gian sao cho hợp lý, nếu còn thừa thời gian thì mới tập trung vào những câu khó, còn phân vân.

 

Thực chất, chúng ta có rất nhiều phương pháp làm bài đọc hiểu, với người này thì cách này hiệu quả nhưng với người kia thì không. Điều quan trọng là bạn biết vì sao cần làm thế và hiểu được tâm lý của bản thân khi làm bài. Nhưng đây có lẽ là cách đơn giản nhất, được áp dụng phổ biến nhất và đem lại hiệu quả đối với hầu hết các bài đọc hiểu.

Hãy áp dụng thử phương pháp này liên tục một thời gian xem kết quả làm bài của bạn có cải thiện không nhé. Nếu nó ổn với bạn, sao không mang nó vào phòng thi chứ?

– Khánh Hà – 

[THPT QG] Làm gì khi bị mất gốc?

Chào các sĩ tử, các bạn đang đứng trước một kỳ thi vô cùng quan trọng trong sự nghiệp học tập của mình. Nhiều người trong chúng ta đã chuẩn bị cho kỳ thi này từ rất sớm, có người từ đầu lớp 12, thậm chí có người còn từ đầu lớp 10. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn vì lý do nào đó đã không thể chuẩn bị từ sớm và hiện đang phải đối mặt với tình trạng MẤT GỐC nghiêm trọng, khó lòng đạt được thành tích cao trong kỳ thi. Vậy phải làm sao khi bị mất gốc?

Fi hiểu rằng hiện các bạn đang rất hoang mang, lo lắng, áp lực vì làm đề thi thử mà điểm thấp lẹt đẹt. Nhưng càng lúc này, bạn lại càng cần phải tỉnh táo và bình tĩnh. Đừng tập trung vào vấn đề, hãy tập trung vào giải pháp. Để giải quyết cho câu hỏi phải làm gì khi bị MẤT GỐC thì câu trả lời đơn giản chính là … LẤY LẠI GỐC. Vậy làm sao để lấy lại gốc? Các bạn có 2 lựa chọn dưới đây.

1. Tự mình lấy lại gốc

Nếu bạn đủ tự tin vào bản thân thì hãy tự mình tìm lại gốc. Việc bạn rất cần đó là xem lại sách giáo khoa, sách bài tập và vở ghi của toàn bộ những môn cần thi. Hãy tổng hợp kiến thức một cách có hệ thống dựa trên đó. Nếu bạn không ghi chép gì trong suốt năm học thì bạn cần mượn ngay vở của bạn mình. Chú ý là hãy mượn vở của những bạn chép bài cẩn thận và học khá nhé.

Kiến thức trong sách giáo khoa và bài tập chính là GỐC của bạn, không cần đi kiếm tìm đâu xa. Sau đó, bạn hãy xem lại những bài kiểm tra trong năm học của mình, nếu có thể thì hãy làm lại. Và trong trường hợp bạn còn thời gian thì hãy đi kiếm bài khác để luyện, bởi việc bạn tổng hợp kiến thức trong sách giáo khoa và bài tập đã tốn khá nhiều thời gian rồi.

Nếu bạn chưa hiểu mảng kiến thức nào thì đừng ngại ngần hỏi thầy cô, bạn bè. Hãy học cho mình, chứ không phải học vì bất cứ ai. 

“Petit à petit, l’oiseau fait son nid” – Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ

Vậy nên bạn cứ bình tĩnh, tiến chậm nhưng tiến chắc, chớ vội vàng mà đánh rơi những thứ quan trọng.

Nếu bạn muốn biết cụ thể cách tổng hợp và hệ thống kiến thức hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây: 

https://tiengphapthuvi.fr/thpt-qg-2022-he-thong-kien-thuc-quyet-dinh-90-diem-so-bai-thi/ 

2. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô gia sư:

Vậy nếu bạn không còn đủ thời gian và tâm lý không còn đủ vững vàng thì sao? Hãy nhờ thầy cô dạy kèm riêng cho mình hoặc thuê một người gia sư chất lượng, biết hệ thống kiến thức một cách rõ ràng.

Điểm tốt của việc học gia sư là dạy và học một thầy – một trò nên bạn được tương tác trong học tập. Điều này giúp cho thầy cô gia sư có thể nắm bắt và theo sát được năng lực học tập của bạn và đưa ra những phương án phù hợp nhất trong việc dạy và học. 

Thầy cô gia sư sẽ đưa ra định hướng và chiến lược cụ thể, khiến các bạn không còn hoang mang, không còn “đơn thương độc mã” nữa. Từ đó, các bạn cũng bớt lo lắng, áp lực, học hành cũng thoải mái và hiệu quả hơn.

Lựa chọn thuê gia sư hay không là do quyết định ở bạn. Hãy xem lại khả năng của bản thân, nếu thấy cần thì hãy nói chuyện với bố mẹ về việc này. Nhưng đừng để muộn quá mới quyết định việc này nhé. 

Còn về phần các bố mẹ, vẫn biết là đến lúc này con còn mất gốc thì bố mẹ rất sốt ruột. Nhưng để đạt được mục tiêu giúp con đỗ được vào ngành mong muốn, hãy theo dõi tâm lý của con mình và có thái độ phù hợp. Thứ con cần nhất lúc này là sự giúp đỡ chứ không phải là thêm áp lực. Hãy hỏi con xem con cần bố mẹ giúp gì, có cần thuê gia sư không, hay con có thể tự học được … Vai trò phụ huynh lúc này là rất quan trọng, đôi khi bố mẹ nghĩ con đang không nghe lời mình, nhưng thực ra chúng ta nói gì các con vẫn đang nghe và ảnh hưởng từ chúng ta đấy. Cách chúng phản ứng với bố mẹ chưa hẳn là những gì chúng đang nghĩ. 

Tựu chung lại, nếu bạn bị mất gốc thì cần lấy lại gốc và bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách trên. Hãy hiểu bản thân, bình tĩnh và từng bước làm chủ kiến thức. Chúc các bạn lấy lại được gốc của mình và chuẩn bị tâm lý thật tốt khi đi thi. 

– Ánh Tuyết –

[THPT QG] Bị nản trong lúc đang ôn thi thì nên làm gì?

Trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia, ngay cả khi bạn đã có kế hoạch cụ thể thì vẫn có những lúc bạn bỗng hoang mang, áp lực và thậm chí thấy nản lòng. Vậy làm gì trong những tình huống này? Fi sẽ giúp các bạn tháo gỡ từng chút một nhé.

Ngay khi bạn cảm thấy hoang mang, áp lực hay nản lòng, bạn nhất định phải tìm ra lý do cho những cảm xúc này, bởi tìm ra lý do thì bạn mới tìm ra được giải pháp. Có rất nhiều nguyên nhân có thể kể tới như:

1. Thời gian còn ít nhưng kiến thức cần học còn nhiều

Đây là áp lực của những sĩ tử đang phải ôn thi cấp tốc đây. Nhưng trước tiên, hãy nghe câu chuyện về “nghịch lý” trong bài tập chống chết chìm của Hải quân SEAL.

Có một bài tập trong chương trình huấn luyện Hải quân SEAL gọi là “chống chết chìm”. Người ta trói chân trói tay bạn lại, và ném xuống một bể bơi sâu 2,7 mét. Nhiệm vụ của bạn là sống sót qua 5 phút. Gần như mọi sĩ quan đều không vượt qua bài tập này. Khi họ bị quăng xuống nước, nhiều người bắt đầu hoảng sợ và hét lên muốn được kéo trở vào. Một số thì vật lộn tới khi họ trượt xuống nước, bắt đầu mất ý thức và phải chờ tới khi được kéo lên và sốc lại. Trước đây thậm chí đã từng có một số thực tập sinh mất mạng trong bài tập này. Tuy nhiên một số khác thì lại thành công bởi họ hiểu được nghịch lý: càng hoảng sợ thì lại càng dễ chết. Khi bạn hoảng sợ, bạn sẽ tiêu tốn nhiều oxy hơn và từ đó dễ bất tỉnh và chết chìm hơn. Thay vào đó, bạn hãy bình tĩnh, tận dụng quy luật vật lý: để cơ thể tự chìm xuống nước, sau đó đạp chân nhẹ nhàng đẩy mình lên khỏi mặt nước rồi lấy một hơi thở nhanh.

Vậy bài học ở đây cho các sĩ tử là gì? Càng hoảng loạn, hiệu quả ôn thi sẽ càng giảm. Đừng quá quan tâm đến những thứ mình chưa nắm đc, trước tiên hãy quan tâm đến những phần mình đã học và làm sao đặt bút xuống làm bài là chắc chắn làm đúng. Còn những phần còn lại học được đến đâu thì quý đến đấy. Hãy nhớ lấy điều này.

2. Các đề đang luyện có nhiều bài khó quá

Ôi, sao tự dưng đợt này thầy cô cho nhiều đề khó thế, làm mà điểm thấp lẹt đẹt, phải chăng mình quá dốt, phải chăng mình không đủ năng lực để đi thi… bla bla bla…

Hãy hiểu rằng trong đề thi thì chỉ có một phần khó thôi, những phần còn lại là kiến thức cơ bản. Chẳng qua đợt này thầy cô của bạn muốn luyện những bài khó để học sinh giỏi hơn, thậm chí có cơ hội dành điểm tối đa thôi. Thay vì lo lắng thì xem kỹ bài khó thầy cô đã chữa xem mình có hiểu được không. Biết đâu khi đi thi, dạng bài quen thuộc lại gợi ý cho bạn nhiều điều. 

3. Kỳ vọng từ gia đình, thầy cô

Cha mẹ và thầy cô kỳ vọng vào các sĩ tử là điều dễ hiểu. Song, đôi khi sự kỳ vọng này lại gây nhiều áp lực cho các bạn. Đối với trường hợp này thì tốt nhất bạn nên tạm gạt đi, tập trung vào chính bản thân mình thôi. Còn nếu không chịu được thì hãy ngồi xuống nói chuyện, chia sẻ thẳng thắn những suy nghĩ, cảm xúc và những lo lắng của mình để họ hiểu và thông cảm hơn.

4. Kỳ vọng của bản thân sĩ tử

Được danh hiệu học sinh giỏi, được điểm số cao, thầy cô bạn bè ngưỡng mộ… Tất cả những thành tích trước đây đã vô tình tạo gánh nặng lên bản thân các bạn. Vậy thì bạn cần phải thay đổi chính suy nghĩ của mình. Kỳ thi này không phải là tất cả và nó không quyết định toàn bộ cuộc đời của bạn. Hơn nữa, để đạt được kết quả cao như kỳ vọng thì trước tiên phải hết sức bình tĩnh và tự tin, điều đó đã giúp các bạn chiến thắng 50% rồi.

Còn rất nhiều những nguyên nhân kháctất nhiên đi kèm với các cách giải quyết khác, nhưng điều quan trọng là bạn phải xác định được áp lực đến từ bản thân bạn hay từ yếu tố xung quanh. Nếu đến từ yếu tố xung quanh thì hãy gạt phăng nó đi, chỉ tập trung vào bản thân bạn thôi.

Dưới đây, Fi sẽ gợi ý cho các bạn một số cách giải tỏa stress ngay lập tức vô cùng hiệu quả:

  • Nghỉ, tạm dừng việc ôn bài để lấy lại tinh thần dù có gấp đến mấy

Nếu như tinh thần không ổn định, đang có vấn đề về sức khỏe, bị stress thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần rồi mới học tiếp. Việc ép bản thân cố học không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn khiến tinh thần bất ổn hơn. Bạn có thể nghe một bản nhạc, xem một bộ phim, đọc sách một chút, vận động thể thao hoặc chỉ đơn giản là đi dạo một vòng quanh nhà, hoặc ra ngoài hít thở khí trời. Khi ấy, bạn sẽ bình tâm hơn rất nhiều.

  • Ôn thi vào thời điểm cảm thấy “tinh thần lên cao” nhất

Với một số người, họ cảm thấy nguồn năng lượng tích cực trong cơ thể lên cao nhất là vào buổi sáng. Vì thế, đó là thời điểm họ có thể học tập, làm việc hăng say, không dễ nản lòng. Thế nhưng, không phải ai cũng giống nhau, nhiều bạn học sinh lại ưa thích học bài vào đầu giờ chiều hoặc sau khi ăn tối. Vậy việc cần làm là tìm ra đâu là “thời gian vàng” của bản thân để tĩnh tâm và tập trung học. Nhưng sau khi lấy lại được guồng, thì hãy tận dụng tối đa thời gian để ôn bài nha.

  • Nhờ sự giúp đỡ của người thân

Nếu chính bạn không thể khiến mình tĩnh tâm lại và bớt hoang mang đi thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh: gia đình, bạn bè, thầy cô hoặc thậm chí là “crush”… Ai cũng đc, miễn là bạn tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi ở cạnh hoặc nói chuyện với họ. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên, động viên, khích lệ bạn… Chắc chắn khi đấy bạn sẽ thoải mái hơn và lấy lại được động lực.

  • Học theo nhóm để tăng hiệu quả

Nếu bạn nghĩ rằng, học trong một nhóm nhiều người sẽ càng khiến mình bị phân tâm hơn thì có thể bạn đã lầm. Một là bạn chưa tìm được đúng “cạ” để học nhóm phù hợp, hoặc là do bạn chưa đủ nghiêm túc trong khi học nhóm.

Việc trao đổi bài qua lại và tương tác giữa các thành viên sẽ tạo ra hứng thú hơn, giúp nhau tháo gỡ những khó khăn, từ đó giảm áp lực.

Bạn không nên học một nhóm quá đông. Bạn có thể học cùng những người giỏi hơn mình, sẵn sàng chia sẻ kiến thức giúp mình tiến bộ. Ngay cả đối với những người học yếu hơn mình một chút thì đây cũng là cơ hội để mình ôn lại bài. Ví dụ bạn kia có thắc mắc nào đó hỏi mình thì mình lại có cơ hội để động não. Giảng bài cho bạn chính là học bài lần 2 mà. Tuy nhiên, chống chỉ định học chung với người mất gốc hoặc không biết gì nhé :))) Nhớ là kỳ thi đang cận kề rồi.

***
Trên đây là những lời khuyên giúp các bạn vượt qua những cơn khủng hoảng ôn thi. Fi hy vọng chúng sẽ hiệu quả với các bạn. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Fi trong chuỗi đồng hành cùng sĩ tử. Nếu bạn gặp vấn đề gì thì đừng ngần ngại inbox cho Fi, Fi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và tư vấn cho các bạn. Cố lên! Và đừng quên theo dõi chuỗi bài đồng hành cùng các sĩ tử 2K4 trong kỳ thi THPT QG nhé.

– Ánh Tuyết –

  • 1
  • 2
  • 7

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182

Warning: Creating default object from empty value in /home/tiengphap/domains/tiengphapthuvi.fr/public_html/wp-content/themes/yootheme/vendor/yootheme/builder/src/Builder/ElementTransform.php on line 182