Các loại nhà ở dành cho sinh viên tại Pháp
Thuê nhà ở – việc vô cùng quan trọng mà bạn phải quan tâm ngay từ khi xác định được nơi mình sẽ tới khi sang Pháp. Có rất nhiều hình thức thuê nhà, tùy theo khả năng tài chính để chọn lựa loại hình cho phù hợp
A. PHÂN LOẠI
1. Nhà ở ngay trong kí túc xá trường học
Đây là nơi ở lí tưởng nhất nhưng số lượng chỗ ở kí túc xá rất ít, phải đặt chỗ từ rất sớm và thường dành cho sinh viên đạt học bổng hay sinh viên diện trao đổi. Hãy liên hệ ngay khi có thể vì hạn nộp hồ sơ thường kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Bạn có thể liên hệ Service de la vie étudiante, người phụ trách BDE (Bureau dé étudiants), bộ phận Quan hệ quốc tế (Services des relations internationales) của trường học để biết điều kiện và thủ tục xin nhà ở kí túc xá (Résidence universitaire). Bạn cũng nên liên hệ với CROUS (Le Centre Ré gional des Oeuvres Universitaires et Scolaires) tại thành phố bạn sẽ tới để xin nhà ở trong kí túc xá sinh viên do CNOUS quản lí: http://www.etudiant.gouv.fr/?
hoặc liên hệ trung tâm nhà ở sinh viên, đối tác của Cnous: https://ww.lokaviz.fr/
2. Nhà ở khu vực tư nhân
- Kí túc xá tư nhân dành cho sinh viên thường có các loại hình nhà với giá khá cao, từ khoảng 600 – 800 € ở Paris và 400 – 700 € ở tỉnh, thành phố khác. Bạn có thể tìm trên mạng: https://www.adele.org/, https://www.studelites.com/fr/, https://www.suitetudes.com/
- Thuê nhà tư nhân: Bạn có thể liên hệ chủ nhà hoặc một công ty trung gian trước khi tới Pháp. Lưu ý: với loại hình này, không nên trả nhiều tháng tiền nhà trước khi tới nơi và lưu ý là có rất nhiều rao vặt không đáng tin cậy. Các website có thể tham khảo: https://www.entreparticuliers.com//, https://www.pap.fr/, https://www.seloger.com/
- Thuê nhà ở chung ngày càng phổ biến do chi phí thấp, những người thuê nhà chung cùng kí hợp đồng với chủ nhà. Bạn có thể tham khảo: https://www.appartager.com/, https://www.vivastreet.com/, https://www.pap.fr/annonce/vente-immobiliere
- Sống cùng nhà với người bản xứ là cách tuyệt vời để hiểu thêm văn hóa, cuộc sống thường nhật của người Pháp, nhanh chóng hòa nhập và tiến bộ về ngôn ngữ. Đôi khi việc thuê nhà cũng kèm theo những điều kiện như trông trẻ vài giờ, hay ở cùng một người già
B. CÁC THÔNG TIN THAM KHẢO
1. Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Pháp
Nhất là tại vùng Paris và Ile-de-France cũng như các chi hội trực thuộc UEVF, thường xuyên trao đổi thông tin về nhà ở (cho thuê nhà hay tìm nhà) để giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, vào cuối năm học, khoảng từ tháng 5 trở đi, thường có nhiều thông tin về nhà ở của các bạn sinh viên Việt Nam đã học xong chuyển đi thành phố khác hoặc về nước .
Những thông tin này thường được đăng tải trên trang https://www.facebook.com/groups/uevf.org/about/ hoặc trên diễn đàn của nhóm Đầu Gấu http://adevf-daugau.blogspot.com/p/daugau-adevf.html. Bạn nên chú ý theo dõi các trang web này để liên lạc ngay khi có thông tin mới. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm và sự giúp đỡ của bạn bè mình trong việc đi xem và thuê nhà.
2. Campus France
Campus France cập nhật một tài liệu khá đầy đủ về thuê nhà sinh viên ở Pháp: http://ww1.vietnam.compusfrance.org/vi/node/10824
3. Quỹ trợ cấp nhà ở CAF: http://www.caf.fr/
Ở Pháp, sinh viên thuộc mọi quốc tịch đều có thể được hưởng trợ cấp đặc biệt của chính phủ về nhà ở – Nước Pháp là nước duy nhất ở châu Âu triển khai công cụ hỗ trợ này.
Cũng như sinh viên Pháp, sinh viên nước ngoài có thể được hưởng trợ cấp nhà ở sinh viên, được tạo ra để bù lại sự đắt đỏ về nhà ở. Trợ cấp này được tính trên cơ sở tiền thuê nhà và khả năng tài chính của sinh viên: không phải bất cứ sinh viên nào cũng được hưởng hỗ trợ như nhau, số tiền sẽ được tính theo từng trường hợp.
Để được hưởng trợ cấp nhà ở, bạn phải hội tụ đủ 3 điều kiện sau:
- Đứng tên thuê nhà để có thể cung cấp thông tin về địa chỉ và số tiền thuê nhà
- Mua bảo hiểm xã hội sinh viên
- Có một tài khoản ngân hàng tại Pháp, vì mỗi tháng tiền trợ cấp sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người thụ hưởng
Trong trường hợp thuê nhà chung, những người thuê nhà chung đều có thể được nhận trợ cấp nhà ở với điều kiện tên của họ có trên hợp đồng thuê nhà. Như vậy mỗi người thực hiện một đề nghị trợ cấp riêng. Ngược lại các cặp vợ chồng chỉ làm một đơn xin trợ cấp.
Đơn xin trợ cấp được thực hiện trực tiếp trên trang web của Quỹ trợ cấp nhà ở gia đình (CAF) trong thời gian ba tháng sau khi bạn đến ở nhà thuê.