38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Katalin Kariko, la chercheuse derrière le vaccin Pfizer
Giữa cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên khắp thế giới, vaccine mRNA, phát triển bởi các hãng Moderna và Pfizer/BioNTech, đã tạo ra cuộc cách mạng vô cùng lớn. Và nhà khoa học nữ Katalin Kariko chính là linh hồn của phát kiến này. Nếu bạn đã nghe về hành trình nếm gai nằm mật của bà để đến với phát kiến này, chắc chắn bạn sẽ không khỏi há hốc mồm.
Katalin Kariko được sinh ra ở Szolnok, miền trung Hungary, và lớn lên ở Kisújszállás, khi đất nước đang trong chế độ cộng sản (en plein régime communiste). Từ nhỏ, bà đã có đam mê khoa học (être passionnée de sciences). Năm 23 tuổi, bà bắt đầu sự nghiệp của mình (débuter sa carrière) tại Trung tâm Nghiên cứu sinh học (Centre de recherches biologiques) của đại học Szeged, nơi bà đã lấy bằng tiến sĩ. Tại đây, bà bắt đầu quan tâm đến axit ribonucleic (RNA) (l’acide ribonucléique (ARN) messager). Nhưng trong các phòng thí nghiệm của Hungary, các trang thiết bị rất thiếu thốn. Vì một lý do nào đó, nhà khoa học này cũng bị sa thải khỏi trung tâm nghiên cứu ở tuổi 30.
Năm 1985, bà đã nhận được một vị trí làm việc tại Đại học Temple, ở Philadelphia. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ở Liên Xô không được phép mang tiền ra khỏi đất nước (sortir des devises du pays). Bất chấp lệnh cấm này, Katalin Kariko đã bán chiếc xe ô tô của gia đình và giấu tiền trong con gấu bông (l’ours en peluche) của cô con gái 2 tuổi Susan Francia. Bà bộc bạch: “Đó là chuyến đi một chiều (un aller simple). Chúng tôi không biết bất kỳ ai”.
Tuy nhiên, ngay cả khi sang được Mỹ, mọi thứ vẫn không như kế hoạch của bà. Vào cuối những năm 1980, giới khoa học chỉ để mắt đến DNA (n’avoir d’yeux que pour l’ADN), thứ được cho là có khả năng biến đổi tế bào (transformer les cellules) và từ đó điều trị các bệnh lý (soigner des pathologies) như ung thư (le cancer) hoặc xơ nang (la mucoviscidose). Bà Katalin Kariko vẫn tiếp tục quan tâm đến mRNA, nghĩ rằng nó sẽ đưa cho các tế bào hướng dẫn (fournir aux cellules les instructions) để tự tạo ra các protein điều trị (fabriquer elles-mêmes les protéines thérapeutiques), một giải pháp để tránh sửa đổi bộ gen của tế bào. Nhưng công nghệ này lại bị chỉ trích nhiều vì nó dẫn đến các phản ứng viêm mạnh (entraîner de vives réactions inflammatoires), mRNA được coi là kẻ xâm nhập (un intrus) bởi hệ miễn dịch (le système immunitaire).
Trong những năm 90, yêu cầu tài trợ nghiên cứu (les demandes de bourse de recherche) của bà đã liên tục bị từ chối. Năm 1995, khi đang cố gắng trở thành giáo sư, bà còn bị giáng chức xuống nghiên cứu viên đơn thuần. Bà đã có ý định từ bỏ con đường này vì nghĩ rằng mình không đủ giỏi.
Ấy vậy, bất chấp mọi khó khăn, bà vẫn không từ bỏ, cống hiến hết mình cho đam mê (se consacrer à corps perdu à sa passion). “Nhìn từ bên ngoài, nó có vẻ điên rồ, nhưng tôi đã rất hạnh phúc trong phòng thí nghiệm”.
Năm 1997, một cuộc gặp gỡ trước máy photocopy đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh (changer le destin) của Katalin Kariko. Bà gặp nhà miễn dịch học Drew Weissman, người đang nghiên cứu vắc-xin HIV. Họ quyết định hợp tác và phát triển biện pháp giúp RNA tổng hợp (l’ARN synthétique) không bị hệ thống miễn dịch nhận ra.
Khám phá của họ được công bố vào năm 2005 và giành được nhiều lời khen ngợi. Bộ đôi tiếp tục nghiên cứu và thành công trong việc đặt RNA trong “các hạt nano lipid” (nanoparticules lipidiques), một lớp phủ ngăn chúng phân hủy quá nhanh và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào tế bào.
Chính từ những kỹ thuật này mà các phòng thí nghiệm Moderna và BioNTech/Pfizer đã có thể phát triển các giải pháp cho đại dịch Covid-19. Cả hai loại vắc-xin đều cùng dựa trên công nghệ này: đưa các đoạn gen mã hóa vào cơ thể để kích hoạt sản sinh ra một loại protein giống hệt như của coronavirus và tạo ra phản ứng miễn dịch.
Sau thành công này, dù rất vui nhưng nhà khoa học vẫn chưa muốn ăn mừng: “Chúng tôi sẽ ăn mừng sau khi sự đau khổ của nhân loại chấm dứt, khi những thử thách và giai đoạn khủng hoảng này kết thúc. Tôi hy vọng nó sẽ vào mùa hè này, khi chúng ta không còn phải nhắc về virus và vaccine nữa. Khi đó tôi sẽ ăn mừng lớn.”
– Ánh Tuyết –
Copyright © 2019 – All Rights Reserved. FI CLASSE