Phương pháp Cornell – Mẹo ghi chép để học nhanh nhớ lâu
Le système de notes de Cornell, tiếng Việt là Phương pháp Cornell – một phương pháp ghi chép được sáng tạo bởi Walter Pauk, giáo sư giảng dạy tại trường đại học Cornell.
Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh bởi khoa học trong việc ghi chép (la prise de note), đồng thời bài giảng được ghi lại theo phương pháp này còn thuận tiện cho việc xem lại (revoir), tự kiểm tra (auto-évaluer) và ôn tập sau này (réviser), bởi:
Khuyến khích người học tự tóm lược nội dung chính (résumer le contenu principal) của bài học bằng ngôn ngữ của bản thân, đây cũng là thời gian người học tự ôn tập lại kiến thức mình đã học.
Khuyến khích người học tự đặt các câu hỏi liên quan đến bài học (se poser des questions concernant la leçon) và tìm câu trả lời cho chúng (trouver la réponse) (ghi vào cột 02 bên trái).
Dễ dàng xem lại và ôn tập do la disposition (cách bố trí) được phân chia khoa học (tự kiểm tra bản thân bằng cách trả lời các câu hỏi đã đặt ở cột 02).
Phương pháp Cornell nổi tiếng không chỉ bởi hiệu quả mà nó đem lại, mà còn bởi sự đơn giản (la simplicité), dễ áp dụng (la facilité à appliquer). Việc chia trang giấy làm 3 phần, với lề bên trái rộng cùng khoảng trống bên dưới trang giấy chính là điểm nổi bật của phương pháp Cornell.
Để thực hiện phương pháp này, chúng ta cần một trang giấy. Sau đó, chia trang giấy như sau:
- Colonne principale: có diện tích lớn nhất, nội dung bài giảng trên lớp được ghi vào phần này.
- Colonne de repère: phần này nên được bỏ trống toàn bộ trong quá trình ghi chép bài trên lớp. Đây là nơi người học ghi các câu hỏi liên quan, hỗ trợ trong quá trình ôn tập, làm sáng tỏ các khái niệm, mối quan hệ giữa chúng, từ đó giúp người học hiểu bài giảng một cách sâu sắc hơn.
- Zone de résumé: chiếm khoảng 5 – 7 dòng cuối trang giấy. Cũng như Colonne de repère, phần này nên được bỏ trống toàn bộ trong quá trình ghi chép bài trên lớp, và được sử dụng khi ôn tập. Đây là nơi người học tự tóm lược nội dung chính của bài học bằng 1 hoặc 2 câu.
Ngoài ra, phương pháp này có thể được sử dụng trong ghi chép bài giảng trên lớp, ghi chú sách giáo khoa, và chú thích các văn bản điện tử. Bạn có thể tham khảo thêm nha!
– Bài viết và hình ảnh tham khảo từ blog The Studyshelf –