38 ngõ 495 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Kinh nghiệm vượt qua bài thi DELF thật xuất sắc


Bài thi DELF bao gồm 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết. Làm sao để làm tốt tất cả 4 phần này? Xem ngay bí kíp võ công dưới đây nhé!

  1. NGHE HIỂU

Người Pháp thường nói rất nhanh và nuốt âm rất nhiều, vì vậy người học thường cảm thấy khó khăn khi nắm bắt các thông tin trong bài. Các trình độ khác nhau thì số bài nghe và độ dài cũng khác nhau.

Ví dụ ở trình độ A2 thì có 3-4 đoạn ghi âm với các tình huống gần gũi trong cuộc sống thường ngày, thời gian mỗi đoạn ghi âm là 5′, còn ở trình độ B1 thì có 3 đoạn ghi âm (2 lần nghe), thời gian mỗi đoạn là 6′. B2 khó hơn, với bài ngắn bạn chỉ được nghe 1 lần duy nhất, bài dài khoảng 8 phút bạn được nghe 2 lần.

Các bạn nên đọc câu hỏi ngay khi nhận được đề thi, lưu ý việc xử lý câu hỏi trước khi nghe nha: gạch chân các từ để hỏi sau đó ghi nhanh từ khóa của các câu hỏi ra nháp thi theo hàng dọc để sau khi nghe có thể note lại thông tin liên quan theo thứ tự đó.

Với từng loại câu hỏi bạn lưu ý cách xử lý. VD:
+ Chọn câu trả lời đúng: Nếu bạn chịu khó quan sát, giữa các lựa chọn đưa ra nhất định có yếu tố dễ gây nhầm lẫn. So sánh chúng trước khi nghe sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn để lựa chọn.
+ Vrai – Faux – On ne sait pas: Rất dễ nhầm lẫn giữa Faux và ONSP bạn nhé. Faux là thông tin đề cập trong câu hỏi có trong bài nghe, nhưng nội dung khác, còn ONSP là thông tin trong câu hỏi không có trong bài nghe. Các bạn lưu ý.

Nghe và ghi chú nhanh những thông tin nghe được. Tóm tắt lại chủ đề của bài từ 1-2 câu. (các bạn nên học nhiều từ vựng).

Một điều quan trọng nữa là không nghe được thì bỏ qua luôn nha, tập trung vào câu tiếp, ý tiếp.

2. ĐỌC HIỂU

Đa phần thí sinh thấy khó khăn với bài đọc do vốn từ ít dẫn đến không hiểu bài muốn diễn đạt điều gì. Để khắc phục, việc học từ mới mỗi ngày là rất quan trọng, đặc biệt là học từ theo các chủ đề của bài thi.

Về chủ đề bài đọc hiểu, từ B1 trở lên, chủ đề xoay quanh các vấn đề thời sự trong cuộc sống, các vấn đề xã hội nổi bật. Một trong những lý do khiến các bạn gặp khó khăn là không có kiến thức thực tế. Chủ đề cũng rất rộng, khó mà bao quát hết được. Vì vậy, dù là sắp thi rồi, nhưng mỗi ngày đừng quên dành thời gian đọc báo nhé. Chỉ cần báo tiếng Việt thôi, về các chủ đề bạn được giáo viên nhắc là hay gặp trong kỳ thi. Nói chung, kiến thức nền tảng rất quan trọng.

Các bạn nhớ học một số từ, câu bắt buộc dùng để viết thư nhé.

3. VIẾT

Bài viết, dù là viết thư hay viết bài báo ngắn cũng cần có bố cục rõ ràng: mở bài – thân bài – kết bài.

Trước khi viết nên phác thảo dàn ý ngắn ra giấy để có thể kiểm soát ý cũng như dung lượng của bài viết.

Mỗi dạng bài viết khác nhau thì có lối dẫn dắt tư duy khác nhau. Các bạn lưu ý sử dụng các nhóm “từ nối” (connecteurs logiques) đã được học một cách uyển chuyển để tăng hiệu quả bài viết nhé.

Nhất định, nhất định phải đọc lại sau khi viết để tự sửa lỗi.

4. NÓI

Giới thiệu bản thân, chào hỏi, cảm ơn giám khảo để chứng minh khả năng giao tiếp tự tiếng Pháp tự nhiên là không nên thiếu. Bạn phải chuẩn bị tốt phần này. Với A2, B1 là nội dung bắt buộc trong bài thi. Và nên nhờ bạn mình làm giám khảo để tập phản xạ với các câu hỏi của giám khảo về cá nhân mình nhé.

Đây luôn là một phần thi khó đối với các thí sinh, Nhưng mình lại nghĩ phần nói dễ hơn phần nghe vì các bạn chủ động hơn. Vậy nên, thay vì than khó, hãy sẵn sàng 🙂

Từ nay đến hôm thi, hãy tập chuẩn bị ý cho thật nhiều chủ đề, không phải để học thuộc đâu, mà để tăng cường phản xạ trước áp lực về thời gian chuẩn bị nhé. Khi đi học, các bạn nên tập trung vào các kỹ thuật mà giáo viên chỉ cho bạn, đừng chỉ tập trung thu nhận kiến thức nhé. Nếu chỉ là kiến thức, cho dù bạn đã từng gặp chủ đề đó, bạn vẫn sẽ gặp khó khăn như thường.

Một bài thi nói thành công không chỉ được tạo nên từ một hệ thống ý rõ ràng, thuyết phục mà còn bởi một ngữ điệu hay và phong thái tự nhiên. Để luyện tập điều này, các bạn ngoài việc học tại trung tâm hãy tới tham gia các buổi sinh hoạt của CLB giao tiếp #FI_CLUB nhé!

SAU TẤT CẢ:

Các bạn nhớ, phải đọc lại bài của mình 1 lần. Đọc lại như thế nào ??? Đọc lại đề bài, và tìm câu trả lời trong đầu trước khi xem lại câu mình đã làm, nói cách khác, làm lại 1 lần nữa trong đầu trước khi so sánh với câu trả lời bạn đã viết xuống. Điểm này rất quan trọng nha các bạn. Hầu hết mọi người chỉ đọc lại câu mình đã làm. Cách này không hiệu quả. Nếu trước đó bạn tư duy sai, thì đọc ngay vào câu sai ấy làm bạn đi vào đường mòn của suy nghĩ trước, khó mà nhận ra được ván đề. Bạn nào sớm “tỉnh ngộ” điểm này có thể tự chữa lỗi thêm đáng kể so với việc chỉ đọc lại câu mà mình đã là trước đó đấy.

Chúc các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi DELF sắp tới!

-Trần Khánh Hà-