Trước khi nền giáo dục hiện đại xuất hiện, hệ thống giáo dục sớm nhất trên thế giới là giáo dục tôn giáo. Các tôn giáo dạy cho giáo dân về đạo đức, mục tiêu và ý nghĩa của cuộc đời.
Điều cơ bản của giáo dục tôn giáo nằm ở việc lặp lại: Người theo đạo Hồi sẽ đọc kinh 5 lần một ngày, giáo sĩ đạo Thiên chúa giáo sẽ xem lại thánh thứ 7 lần một ngày trong khi một phật tử sẽ ngồi xếp bằng và hành thiền khoảng 12 lần từ sáng sớm đến tối đêm.
Đó là lí do vì sao chúng ta không nghĩ đến việc thực sự coi cuốn sách là một niềm vui thích và chỉ hạ cố đọc nó có 1 lần thôi.
Các tôn giáo thì bớt ngây ngô và thêm phần phóng khoáng khi cho rằng những thứ bạn kể cho người ta nghe vào buổi sáng sẽ dần dần trôi khỏi trí óc trước 2 giờ chiều và gần như biến mất hẳn vào nửa đêm.
Lặp đi lặp lại là cách duy nhất để đảm bảo rằng chúng ta có thể giữ lại kiến thức – một khi bạn đọc xong một văn bản, một câu chuyện, một bài học, hãy lật lại từ đầu và bắt đầu đọc thêm lần nữa.
Chúng ta phải trả một cái giá đắt cho việc không hào hứng xem lại bài vở và lật lại các bài học, những quyển sách. Đương nhiên chúng ta đã được học những điều trên 1 hoặc rất nhiều lần rồi, nhưng đó là chuyện hồi trước thôi, khi chúng ta còn bé và học tập bằng cách lặp đi lặp lại.
Với những ai bỏ qua cách học tập bằng sự lặp đi lặp lại thì bạn đã quá lạc quan về chức năng của lão bộ. Chúng ta chọn cách học chỉ 1 lần, vào năm 17 tuổi và kì vọng bộ não nhớ những điều đó cả đời.
Chúng ta cần học tập ý nghĩ cần học đi học lại từ các tôn giáo và tạo ra những công cụ để xào lại kiến thức cho riêng mình. Chúng ta cần khiến những ý tưởng quan trọng nhất trở nên sống động trong đầu.
Sẽ chẳng có kiến thức gì đọng lại trong não trừ phi chúng ta ôn tập và lặp lại kiến thức mỗi sớm mai thức dậy!
– Sưu tầm –